Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Niềng răng mắc cài kim loại có đau không?

Niềng răng mắc cài kim loại có gây ra tình trạng đau nhức, nhất là trong 4 thời điểm: tách kẽ răng, trong 1 tuần đầu mới gắn mắc cài, nhổ răng tạo khoảng và lúc xiết răng. Tuy nhiên mức độ đau có thể rất nhẹ hoặc đau ê ẩm vài ngày tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Để hạn chế cơn đau khi niềng răng, bạn nên tìm địa chỉ uy tín, chọn khí cụ phù hợp, chăm sóc răng miệng đúng cách.

1. Niềng răng mắc cài kim loại có đau không

Niềng răng mắc cài kim loại có gây nên cảm giác đau nhức khó chịu, cảm giác này là do sự căng tức của các dây cung siết lại với nhau, làm chân răng di chuyển, dẫn tới tình trạng đau nhức ê buốt.

Tuy nhiên, tình trạng đau chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu, sau đó sẽ nhanh chóng thuyên giảm vì răng đã quen dần với sự hiện diện của các khí cụ.

Mặt khác, phương pháp niềng răng mắc cài còn có sự hỗ trợ của nhiều công nghệ hiện đại như 3D SPEED, 4D AI SAFE…  giúp cho quá trình chỉnh nha diễn ra dễ dàng hơn. Kết hợp với sự tính toán chuẩn xác của bác sĩ, bạn sẽ hạn chế tối đa sự đau buốt mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Thời gian niềng răng với mắc cài kim loại diễn ra từ 18 – 24 tháng. Trong quá trình trên, bạn sẽ không tránh được 1 vài thời điểm răng đau nhức như tách kẽ răng, một tuần sau gắn mắc cài, nhổ răng và siết răng định kỳ.

Niềng răng mắc cài kim loại có đau không

Niềng răng mắc cài kim loại có đau không

1.1. Giai đoạn khi tách kẽ răng

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, trong bước chuẩn bị để gắn mắc cài, bạn sẽ được tách kẽ răng để tạo khoảng trống giữa hai răng giúp các bước tiếp theo của quá trình niềng diễn ra suôn sẻ. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, cộm đặc biệt là khi ăn nhai. Nhưng cảm giác đó chỉ xuất hiện trong vài ngày đầu và dần giảm bớt khi kẽ răng được tách ra.

1.2. Một tuần sau khi gắn mắc cài

Bởi khoang miệng phải làm quen với mắc cài nên tình trạng vướng víu, cộm khi ăn, khó khăn trong giao tiếp là cảm giác hoàn toàn có thể hiểu.

Hầu hết trong 1 đến 2 tuần đầu gắn mắc cài, bạn sẽ thấy đau âm ỉ do chưa quen với lực kéo của dây cung. Tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng mà mỗi người sẽ thấy mức độ đau nhức khác nhau. Thậm chí, thực tế có trường hợp không hề thấy hiện tượng ê nhức.

1.3. Khi nhổ răng tạo khoảng trống cho răng di chuyển

Nếu phải nhổ răng để tạo khoảng cách cho răng dịch chuyển, những cơn đau nhức, khó chịu cũng là điều khó tránh khỏi. Đây là giai đoạn khiến không ít người cảm thấy sợ và lo lắng.

Tuy nhiên, tình trạng đau nhức cũng không quá nặng nề do có sự hỗ trợ của thuốc tê. Chỉ cần bạn chăm sóc cẩn thận, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.

1.4. Thời điểm siết răng định kỳ

Vào giai đoạn tái khám định kỳ, bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng và điều chỉnh lực siết của khí cụ để răng dịch chuyển tới đúng vị trí đã được tính toán từ trước. Điều đó tác động trực tiếp lên chân răng nên bạn không tránh được cảm giác ê nhức.

2. Các phương pháp niềng răng phổ biến ngày nay

2.1. Niềng răng kim loại

Đây là phương pháp niềng răng ra đời đầu tiên, đem đến hiệu quả cao và được nhiều người lựa chọn vì có mức giá phải chăng.

Tuy nhiên, tính thẩm mỹ không được đánh giá cao vì để lộ các khí cụ trên hàm răng. Mặc khác, mắc cài kim loại cũng khá bất tiện khi sử dụng cũng như trong quá trình chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại

2.2. Niềng răng mắc cài sứ

Cơ chế của niềng răng mắc cài sứ cũng tương tự như mắc cài kim loại. Chỉ khác là tính thẩm mỹ của mắc cài sứ cao hơn hẳn do mắc cài có màu sắc gần giống với răng thật.

Nếu áp dụng, bạn nên cân nhắc xem kỹ thuật trên có phù hợp tình hình tài chính của bản thân hay không vì chi phí để thực hiện khá cao.

2.3. Niềng răng tự đóng

Kỹ thuật niềng răng mắc cài tự đóng được đánh giá là khá tiện lợi và đem lại hiệu quả chỉnh nha cao. Với hệ thống nắp trượt thay cho dây chun, phương pháp trên sẽ giúp cố định dây cung và các mắc cài, do đó có thể đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục.

2.4. Niềng răng mặt trong

Một trong những giải pháp giúp bạn tự tin giao tiếp khi chỉnh nha là niềng răng mặt trong. Thay vì gắn ở mặt ngoài, khí cụ sẽ được gắn vào mặt phía trong của hàm răng nên bạn có thể thoải mái cười, nói. Cũng vì ưu điểm trên, mức giá của niềng răng mặt trong nhỉnh hơn so với phương pháp truyền thống.

2.5. Khay niềng Invisalign

Phương pháp niềng răng trong suốt Invisalign được xem là bước đột phá trong lĩnh vực chỉnh nha. Khay niềng Invisalign được thiết kế ôm sát mặt răng, giúp răng dịch chuyển từng chút một về vị trí chuẩn trên cung hàm.

Với ưu điểm như tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tháo lắp… khay niềng trong suốt đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Nhất là với những người thường xuyên làm việc trước đám đông.

3. Lý do niềng răng kim loại được sử dụng rộng rãi

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền y khoa, rất nhiều giải pháp chỉnh nha tân tiến đã ra đời. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài kim loại luôn nằm trong top những giải pháp được nhiều người lựa chọn, bởi: hiệu quả tốt, ổn định, phù hợp với nhiều đối tượng.

3.1. Hiệu quả chỉnh nha tốt

Theo bác sĩ Vinh, niềng răng mắc cài kim loại có nhiều ưu điểm vượt trội, trong đó phải kể đến là hiệu quả chỉnh nha rất tốt. Biện pháp trên áp dụng được cho các trường hợp răng hô, móm, lệch lạc,…

Thời gian niềng răng diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 12 đến 18 tháng đối với trường hợp có khuyết điểm ở mức độ nhẹ.

Với bộ mắc cài kim loại gắn trực tiếp, bạn cần đeo niềng liên tục nên giúp việc dịch chuyển các răng diễn ra liên tục. Nhờ vậy, thời gian chỉnh nha sẽ được rút ngắn do với những phương pháp có thể tháo lắp khí cụ.

Lý do niềng răng kim loại được sử dụng rộng rãi

Lý do niềng răng kim loại được sử dụng rộng rãi

3.2. Chắc chắn và ổn định

Mắc cài, dây cung… được gắn cố định lên hàm răng, hạn chế tình trạng rơi, tuột, gia tăng sự ổn định và hiệu quả chỉnh nha. Ngoài ra, mắc cài kim loại có độ bám chắc tốt, chịu lực cao nên khó bị gãy, vỡ.

3.3. Phù hợp với nhiều đối tượng

Niềng răng mắc cài kim loại áp dụng được với nhiều độ tuổi khác nhau, từ trẻ em tới người trung tuổi mà luôn đảm bảo tính an toàn.

Ngoài ra, phương pháp trên giúp cải thiện mọi khuyết điểm về răng, từ nhẹ đến nặng. Điển hình là tình trạng: móm, hô, khớp cắn ngược, khấp khểnh nặng…

4. Tips giúp giảm đau nhức sau khi niềng răng kim loại

Để giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức, khó chịu trong quá trình niềng răng, bạn cần chọn mắc cài phù hợp, thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín và chăm sóc đúng cách.

4.1. Lựa chọn mắc cài phù hợp

Hiện tượng niềng răng gây ra đau nhức phụ thuộc rất lớn vào loại khí cụ mà người bệnh lựa chọn. Nếu người dùng chọn các loại niềng răng thông thường thì dây thun cố định bên trong sẽ không có độ đàn hồi tốt.

Sau một thời gian, dây chun sẽ bị co kéo trong các rãnh mắc cài, gây lực ma sát lớn làm cho bạn cảm thấy đau nhức.

4.2. Chọn mặt gửi vàng nơi chỉnh nha uy tín

Lựa chọn đơn vị chỉnh nha uy tín có bác sĩ giỏi, công nghệ hiện đại… cũng sẽ giúp hạn chế sự đau buốt trong quá trình niềng răng.

Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao sẽ giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí với lực kéo chính xác. Nhờ vậy, bạn tránh được các thao tác phát sinh khiến hàm răng ê buốt âm ỉ trong thời gian dài. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của những công nghệ, thiết bị hiện đại, răng sẽ dịch chuyển dần dần, không gây hại tới men răng và hạn chế mức độ đau nhức.

4.3. Chăm sóc đúng cách trong quá trình niềng răng

Việc chăm sóc răng là một trong những yếu tố quyết định đến mức độ đau nhức khi niềng răng. Cụ thể, bạn cần:

– Hạn chế ăn nhai các thực phẩm cứng, giòn vì có thể làm ảnh hưởng tới sự ổn định của hàm răng và tạo ra cảm giác ê nhức âm ỉ.

– Sử dụng bàn chải lông mềm thay vì bàn trải thông thường. Điều đó sẽ giúp tránh được sự tác động mạnh lên vùng chân răng.

– Kết hợp dùng chỉ y khoa và nước súc miệng để làm sạch sâu khoang miệng, ngăn chặn các vi khuẩn phát triển gây sâu răng dẫn đến đau nhức.

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã tìm được câu trả lời cho vấn đề niềng răng mắc cài kim loại có đau không và biết được cách giảm thiểu ê buốt, khó chịu nhanh chóng. Như vậy, bạn có thể yên tâm niềng răng để lấy lại nụ cười hoàn mỹ mà không cần lo sợ những cơn đau nhức.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Niềng răng có đau không? Đau nhất là giai đoạn nào”
Kiến Thức Nha Khoa: “Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại Có Tốt Không?”
Medical News Today: “Do braces hurt? What to expect”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng rằng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại: Khái niệm, phân loại và ưu điểm

Niềng răng mắc cài kim loại: Khái niệm, phân loại và ưu điểm

Cùng với sự phát triển của ngành khoa thế giới, nhiều phương pháp chỉnh nha hiện đại đã ra đời. Tuy vậy, niềng răng mắc cài kim loại

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng mắc cài kim loại trả góp siêu nhanh

Niềng răng mắc cài kim loại trả góp siêu nhanh

Nhằm giảm bớt các gánh nặng kinh tế của khách hàng, Nha Khoa Paris đã triển khai chính sách niềng răng mắc cài kim loại trả góp. Chính

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Giá niềng răng mắc cài mặt trong là bao nhiêu tiền

Giá niềng răng mắc cài mặt trong là bao nhiêu tiền

Có thể bạn đã biết tới niềng răng mắc cài kim loại tuy cho hiệu quả cao, độ bền cũng như chịu lực tốt nhưng lại thẩm mỹ không tốt cho

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Mắc cài kim loại tự đóng là gì? – Bảng giá “CHUẨN”

Mắc cài kim loại tự đóng là gì? – Bảng giá “CHUẨN”

Với sự phát triển của công nghệ chỉnh nha hiện đại, mắc cài kim loại tự đóng đã ra đời. Đây là phát minh cải tiến, khắc phục những

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu tiền? Loại nào tốt?

Niềng răng mắc cài kim loại giá bao nhiêu tiền? Loại nào tốt?

Niềng răng mắc cài kim loại có giá từ 30 – 40 triệu đồng 1 gói còn niềng răng mắc cài kim loại tự buộc có giá 40 triệu đồng 1

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map