Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Huyết áp cao có nhổ răng được không

Nhổ răng là một thủ thuật được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm nha chu nặng, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm… Vậy người bị huyết áp cao có nhổ răng được không? Huyết áp cao nhổ răng tiềm ẩn rủi ro gì? Làm thế nào để đảm bảo an toàn cho người cao huyết áp khi nhổ răng?

1. Bị huyết áp cao có nhổ răng được không

Người bị huyết áp cao có thể nhổ răng được nếu chấp nhận những rủi ro như chảy máu kéo dài, viêm nhiễm vết nhổ… Việc nhổ bỏ răng sẽ giúp những cơn đau nhức do răng sâu nặng, viêm nha chu hay răng khôn mọc ngầm, mọc lệch chấm dứt. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị và công nghệ hiện đại, bác sĩ sẽ kiểm soát được huyết áp ở mức giới hạn nên nhổ răng vẫn có thể an toàn.

Như vậy, cao huyết áp không phải là không được nhổ răng như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên, bác sĩ nha khoa chỉ khuyến cáo nên nhổ khi lợi ích nhận được nhiều hơn so với nguy cơ. Quá trình nhổ răng cũng cần đặc biệt thận trọng để tránh gây nguy hiểm tới sức khỏe. Ngược lại, nếu nguy cơ gặp biến chứng cao hơn tính cấp thiết của nhổ răng thì bạn không nên nhổ.

Huyết áp cao có nhổ răng được không

Huyết áp cao vẫn có thể nhổ răng được

2. Những rủi ro khi nhổ răng cho người cao huyết áp

Quá trình nhổ răng cho người cao huyết áp không đảm bảo an toàn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như chảy máu dai dẳng, tai biến mạch máu não, dễ bị viêm nhiễm và thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

2.1. Chảy máu dai dẳng

Về bản chất, chảy máu sau khi nhổ răng là điều khó tránh khỏi do bác sĩ tác động tới xương ổ răng, nướu, dây chằng nha chu… Tuy nhiên, người cao huyết áp có nguy cơ chảy máu nhiều hơn bình thường và kéo dài.

Bởi trước khi nhổ, bác sĩ sẽ cần phải tiêm thuốc gây tê để giảm tối đa tình trạng đau nhức. Nhưng chúng lại có thể làm cho máu tại huyệt ổ răng bị chảy nhiều hơn đối với người cao huyết áp.

Bên cạnh đó, áp lực máu tăng cao còn dần phá hủy cục máu đông. Vì vậy, vết nhổ răng dễ bị chảy máu nhiều và kéo dài.

2.2. Tai biến mạch máu não

Trong thuốc tê được sử dụng trước khi nhổ răng thường có chất co mạch adrenalin khiến cho các mạch máu bị co lại để tránh thuốc tê tan vào máu. Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến cho huyết áp tiếp tục tăng cao. Áp lực quá cao trong lòng mạch có thể làm vỡ mạch máu, xuất huyết não và gây ra biến chứng tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là biến chứng cực kỳ nguy hiểm

2.3. Dễ bị viêm nhiễm sau khi đã nhổ bỏ răng

Người bị cao huyết áp cũng chậm hồi phục vết thương hơn so với những người khỏe mạnh. Huyết áp không được kiểm soát sẽ hạn chế cung cấp dưỡng chất, oxy cho mao mạch và tĩnh mạch. Điều đó làm giảm khả năng tái tạo của mô, tế bào và kéo dài thời gian liền vết thương.

Không chỉ vậy, khoang miệng còn chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Nếu tốc độ liền vết thương chậm, vi khuẩn gây hại sẽ càng dễ dàng xâm nhập vào vết thương và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Huyệt ổ răng bị viêm nhiễm

Huyệt ổ răng bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn gây hại

2.4. Nguy hiểm tới tính mạng

Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, người bị huyết áp cao có thể gặp phải tình trạng tai biến mạch máu não sau khi nhổ răng. Khi các mạch máu não không chịu nổi áp lực sẽ dẫn đến bị vỡ. Điều đó sẽ kéo theo những hệ lụy như liệt nửa người, liệt toàn thân, thậm chí là tử vong.

3. Trường hợp nào có thể nhổ răng cho người cao huyết áp

Người cao huyết áp có thể nhổ răng khi:

– Sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh khác như tim mạch, tiểu đường. máu khó đông…

– Điều kiện nhổ răng an toàn, bác sĩ giỏi, có các trang thiết bị và công nghệ hiện đại hỗ trợ.

– Việc nhổ răng mang đến nhiều lợi ích hơn so với nguy cơ có thể gặp phải.

4. Huyết áp bao nhiêu thì nhổ răng an toàn

Với các chỉ số: huyết áp tâm trương 60-90mmHg, tâm thu 90-140mmHg và mạch từ 60 – 90 lần/phút thì nhổ răng sẽ đảm bảo an toàn. Riêng với người cao tuổi, huyết áp 150/90mmHg là đã có thể nhổ răng. Sự chênh lệch trên là do mức huyết áp bình thường sẽ tăng theo độ tuổi. Bởi tuổi càng cao, động mạch sẽ càng trở nên cứng hơn.

Tuy nhiên, sự an toàn của ca nhổ răng không chỉ phụ thuộc vào huyết áp mà còn sức khỏe tổng quát. Nếu huyết áp ở trong ngưỡng cho phép nhưng bạn lại mắc nhiều bệnh lý như máu khó đông, tiểu đường… thì nhổ răng cũng khó suôn sẻ. Đây là lý do các bác sĩ nha khoa luôn kiểm tra kỹ tình trạng sức khỏe trước khi quyết định nhổ răng.

5. Những lưu ý khi nhổ răng cho người cao huyết áp

Để đảm bảo ca nhổ răng diễn ra an toàn, người cao huyết áp nên chọn địa chỉ uy tín, báo với bác sĩ về tình trạng hiện tại, uống thuốc huyết áp đều đặn, giữ tinh thần thoải mái và chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ.

5.1. Chọn địa chỉ uy tín

Quá trình nhổ răng chỉ thực sự an toàn khi được thực hiện tại địa chỉ nha khoa uy tín. Do đó, khi lựa chọn nha khoa nhổ răng, bạn nên cân nhắc những tiêu chí sau:

– Được cấp giấy phép hoạt động từ Sở/Bộ Y tế.

– Quy tụ những bác sĩ giỏi trong lĩnh vực răng hàm mặt và có nhiều kinh nghiệm.

– Trang thiết bị và công nghệ hiện đại hỗ trợ thăm khám, nhổ răng.

– Minh bạch về chi phí dịch vụ

– Được nhiều người đánh giá tốt về chất lượng của dịch vụ.

– Đảm bảo điều kiện vô khuẩn.

Địa chỉ nha khoa uy tín cần có bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại

Địa chỉ nha khoa uy tín cần phải có đội ngũ bác sĩ giỏi và thiết bị hiện đại

5.2. Thông báo với bác sĩ cụ thể về tình trạng hiện tại

Trước khi nhổ răng, bạn cần thông báo chi tiết với bác sĩ về sức khỏe hiện tại cũng như những thuốc đang sử dụng. Những thông tin trên sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn và đưa ra phương án nhổ răng tối ưu,

5.3. Uống thuốc huyết áp đều đặn

Bạn cần uống thuốc huyết áp đều đặn theo đơn thuốc của bác sĩ. Điều đó giúp đảm bảo huyết áp ở trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý tăng hay giảm liều thuốc bởi có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Uống thuốc huyết áp đều đặn trước khi nhổ răng

Người cao huyết áp cần phải uống thuốc huyết áp đều đặn trước khi nhổ răng

5.4. Giữ tinh thần thoải mái

Một lưu ý cực kỳ quan trọng trước khi nhổ răng là bạn cần phải giữ tinh thần thoải mái. Bởi sự lo lắng, hồi hộp sẽ làm tăng mức độ đau đớn sau khi nhổ răng. Chưa kể, với những người bị cao huyết áp, điều đó còn khiến cho nhịp tim bị tăng cao hơn, dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ.

5.5. Chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ bỏ răng

Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cũng góp phần giúp vết thương nhanh chóng hồi phục và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, bạn nên:

– Ưu tiên ăn những thực phẩm ở dạng mềm như cháo, súp… để tránh gây ảnh hưởng xấu tới vết thương.

– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp vết nhổ nhanh chóng hồi phục.

– Nghỉ ngơi điều độ, tránh làm những việc quá nặng sau khi nhổ bỏ răng.

– Không sử dụng thực phẩm cay, nóng như ớt, mù tạt… bởi sẽ làm kích ứng tới vết nhổ răng.

– Nên chải răng vào ngày thứ 2 sau khi nhổ răng để tránh làm tác động xấu tới cục máu đông.

– Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

Như vậy, với câu hỏi “huyết áp cao có nhổ răng được không” thì câu trả lời là có nhưng cần phải cẩn trọng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và chăm sóc cẩn thận sau khi nhổ răng.

Hiển thị nguồn

AloBacsi: “Tại sao người cao huyết áp không được nhổ răng?”
My First Dental: “Why Do We Not Extract The Tooth During Hypertension?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Uống thuốc gì trước khi nhổ răng – Những lưu ý quan trọng

Uống thuốc gì trước khi nhổ răng – Những lưu ý quan trọng

Nếu như gặp phải tình trạng viêm khớp răng, viêm tổ chức tế bào, viêm xương… cấp, mạn tính, bạn cần uống kháng sinh nha khoa hoặc một

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng khôn có phải nhổ không? Trường hợp nào cần nhổ

Răng khôn có phải nhổ không? Trường hợp nào cần nhổ

Răng khôn đã trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều người do những cơn đau nhức và khó chịu mà chúng gây ra. Vậy răng khôn có phải nhổ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao nhổ răng không được ăn thịt gà? Những món cần kiêng

Tại sao nhổ răng không được ăn thịt gà? Những món cần kiêng

Thịt gà không hề chứa các chất gây mưng mủ, sưng tấy như bạn vẫn thường nghĩ. Do đó, đối với vấn đề tại sao nhổ răng không được ăn thịt

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa: Nguyên nhân và biện pháp xử lý

Răng thừa mọc giữa 2 răng cửa là hiện tượng khá hiếm gặp, có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau. Không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Thế nào là nhổ răng khó? Giải pháp nhổ răng khó an toàn

Thế nào là nhổ răng khó? Giải pháp nhổ răng khó an toàn

Nhổ răng khó là các trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, răng bị gãy chân, răng khôn bị tai biến, răng dính khớp… Khi thực hiện, bác sĩ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công