Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bỏ túi kinh nghiệm nhổ răng khôn cực “đắt giá”

Kinh nghiệm nhổ răng khôn cả trước và sau khi thực hiện sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro, biến chứng nguy hiểm khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng xấu. Theo đó, trước khi nhổ răng khôn bạn cần tìm kiếm địa chỉ uy tín, sắp xếp thời gian hợp lý, ăn no và chuẩn bị tâm lý thoải mái nhất. Còn sau khi nhổ răng khôn cần quan tâm nhiều hơn đến cách chăm sóc răng nướu và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.

1. Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không

Nhổ răng số 8 hay răng khôn sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như các dây thần kinh xung quanh, rất an toàn nếu như bạn thực hiện tại địa chỉ uy tín với bác sĩ tay nghề, máy móc hiện đại và điều kiện vô trùng được đảm bảo.

Tuy nhiên, điều trên cũng đồng nghĩa với việc nếu bạn nhổ răng khôn tại phòng khám khoa không uy tín thì có thể gây nhiễm trùng hoặc chậm lành vết thương, kèm theo đó là rất nhiều rủi ro, nguy hiểm khác như sót chân răng, đau nhức dữ dội kéo dài, viêm ổ răng khô, tổn thương dây thần kinh…

Chính vì việc, việc nhổ răng số 8 an toàn hay nguy hiểm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn lựa chọn phòng khám nha khoa như thế nào cũng như việc chăm sau đó có đúng cách không.

Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không

Nhổ răng số 8 sẽ không nguy hiểm nếu thực hiện tại địa chỉ uy tín

2. Trường hợp nào nên nhổ răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, thường phát triển trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi của chúng ta. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều tranh cãi về chức năng của chúng cũng như việc nên hay không nên nhổ.

Theo bác sĩ Trương Thị Kim Trang (Nha Khoa Paris chi nhánh Quảng Ninh), giống như các răng khác trên cung hàm, răng khôn nên nhổ bỏ trong một số trường hợp nhất định như:

Răng khôn phát triển gây ra các biến chứng đau nhức dữ dội, viêm nhiễm lặp đi lặp lại, viêm lợi trùm.

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.

Răng khôn mọc làm ảnh hưởng đến răng số 7 bên cạnh.

Răng khôn mọc tạo thành khe hở với răng số 7, khiến thức ăn dễ bị giắt lại, tích tụ mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng công gây lên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng…

Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị xương hay nướu cản trở nhưng lại không có răng đối diện, khiến răng khôn trồi dài tới hàm đối diện, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu.

Răng khôn mọc thẳng bình thường nhưng lại bị sâu, viêm nha chu.

Răng khôn mọc thẳng nhưng không còn đủ chỗ, bị kẹt lại.

Khi nào nên nhổ răng khôn

Răng khôn mọc lệch cần phải nhổ bỏ

3. Kinh nghiệm nhổ răng khôn không nên bỏ qua

Để phòng ngừa các biến chứng, rủi ro khi nhổ răng số 8 bạn cần “bỏ túi” ngay cho mình những kinh nghiệm cả trước và sau khi thực hiện.

Những kinh nghiệm đi nhổ răng khôn dưới đây được tổng hợp từ chính những chia sẻ thực tế của rất nhiều người.

3.1. Kinh nghiệm trước nhổ răng khôn

Là một ca tiểu phẫu đơn giản trong điều trị nha khoa, thế nhưng tâm lý chung của mọi người thường vẫn lo lắng rất nhiều trước khi nhổ răng số 8. Nhất là không biết mình có cần phải chuẩn bị hay làm gì trước không.

Theo những kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi, thì trước khi nhổ răng khôn bạn cần lưu ý tới 4 vấn đề sau:

Thứ nhất – Tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín: Có thể thấy rằng, rất nhiều biến chứng nhổ răng số 8 đến từ chính việc thực hiện tại các phòng khám “chui”, chất lượng dịch vụ không đảm bảo. Hơn thế, vẫn có không ít ca răng khôn nhổ khó đòi hỏi bác sĩ tay nghề cao, am hiểu kỹ thuật, máy móc hỗ trợ hiện đại cũng như áp dụng công nghệ tân tiến. Nên hãy ưu tiên tìm kiếm một địa chỉ nha khoa thực sự uy tín, được đông đảo khách hàng đánh giá cao.

Thứ hai – Chuẩn bị tâm lý: Nhổ răng số 8 luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, thế nhưng bạn đừng lo lắng quá vì nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật, nên quá trình thực hiện diễn ra rất nhanh chóng. Hơn thế trong suốt quá trình nhổ răng khôn bạn cũng không phải chịu bất kỳ cơn đau nào nhờ có thuốc tê. Việc chuẩn bị một tâm lý thoải mái cũng phần nào giúp cho quá trình nhổ bỏ răng khôn trở nên suôn sẻ hơn.

Thứ ba – Sắp xếp thời gian đi nhổ răng sao cho phù hợp: Thực tế thì bạn có thể nhổ răng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Nhưng theo lời khuyên của bác sĩ nha khoa thì nên vẫn nên đi nhổ răng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Vì sau khi thực hiện xong bạn sẽ có nhiều thời gian để lưu trú lại nha khoa, thuận tiện cho bác sĩ theo dõi sức khỏe. Ngoài ra, sau khi nhổ răng khôn bạn cần nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất trong 2 – 3 ngày. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian, công việc thật ổn thỏa.

Thứ tư – Ăn no trước khi đi nhổ răng: Bạn hoàn toàn không phải kiêng ăn trước khi nhổ răng khôn. Thay vào đó hãy ăn thật no để không xảy ra tình trạng tụt huyết áp đột ngột khi đang nhổ răng.

Kinh nghiệm trước nhổ răng khôn

Giữ tâm trạng thoải mái trước nhổ răng khôn

3.2. Kinh nghiệm sau nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng, do thuốc tê hết tác dụng nên bạn sẽ gặp phải những triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, chảy máu. Cộng thêm với vết thương hở nên bạn cần phải lưu ý rất nhiều đến việc chăm sóc răng miệng thì mới nhanh hồi phục được.

– Khi nhổ răng khôn xong để cầm máu bạn nên cắn chặt bông gòn khoảng 30 phút. Trong 1 ngày đầu huyệt răng vẫn sẽ rỉ máu ra, bạn cũng chỉ cần cắn chặt bông gòn để thấm máu, nhưng chú ý là thay bông thường xuyên.

– Uống thuốc kháng sinh, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh uống quá sớm hoặc trễ hơn cũng như uống quá liều lượng theo đơn. Ngoài ra, tuyệt đối không được đổi sang loại thuốc khác khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Trong 2 – 3 ngày đầu bạn có thể chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng. Sau đó hãy chuyển sang chườm nóng để khắc phục tình trạng bầm tím.

– Không đánh răng, súc miệng nước muối trong vòng 24 tiếng đầu vì làm ảnh hưởng tới quá trình hình thành cục máu đông.

– Sau 1 ngày bạn đã có thể đánh răng và súc miệng nước muối loãng. Nhưng cần lưu ý là không nên chải trực tiếp vào vị trí đã mất răng vì sẽ làm cho vết thương khó lành hơn.

– Trong 1 – 2 tuần, chỉ ăn những món ăn mềm, lỏng, dễ nhai như súp, cháo… Bổ sung thêm sữa, các chế phẩm từ sữa và rau củ quả để tăng sức đề kháng cũng như giúp vết thương mau lành hơn.

– Nên tránh ăn nhai ở vị trí mất răng để hạn chế tối đa các tác động đến vết thương.

– Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để cơ thể không bị mất nước và miệng không bị khô.

– Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý sau khi nhổ răng khôn, tránh hoạt động quá sức hoặc quá căng thẳng.

– Thông báo ngay cho bác sĩ  nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao, chảy máu không ngừng, đau nhức dữ dội…

Kinh nghiệm sau nhổ răng khôn

Kinh nghiệm sau nhổ răng khôn – Chườm lạnh giúp giảm sưng đau

4. Sau khi nhổ răng số 8 cần kiêng gì

Ngoài những kinh nghiệm trên, thì sau khi nhổ răng số 8 cần kiêng những gì ắt hẳn cũng là điều mà mọi người quan tâm đến rất nhiều.

Kiêng hút thuốc lá: Sau khi nhổ răng khôn bạn cần kiêng hút thuốc lá ít nhất là 48 tiếng, vì các chất độc hại có trong thuốc lá sẽ làm chậm quá trình liền vết thương.

Kiêng dùng thuốc Aspirin: Vì thuốc sẽ làm loãng máu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành cục máu đông.

Kiêng tác động vật lý vào vết thương: Không dùng tay, lưỡi hoặc các vật dụng khác tác động vào vết thương vì có thể khiến huyệt răng chảy máu trở lại.

Kiêng một số loại thực phẩm: Đồ ăn cứng, dai, giòn, quá nóng, cay, bia rượu, nước ngọt có ga chính là những thực phẩm bạn cần loại ra trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mình từ 2 – 3 tuần sau khi nhổ răng khôn.

Sau khi nhổ răng số 8 cần kiêng gì

Sau khi nhổ răng số 8 cần kiêng hút thuốc lá

Thông qua những kinh nghiệm nhổ răng khôn trên đây, ắt hẳn bạn đã “bỏ túi” cho mình thật nhiều điều hữu ích. Mặc dù chỉ là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, nhưng nếu chúng ta chuẩn bị thật tốt ngay từ đầu, chú trọng hơn trong vấn đề chăm sóc hậu phẫu thì sẽ không có bất kỳ biến chứng hay nguy hiểm nào xảy ra. Tất nhiên để có những tư vấn, lời khuyên tốt nhất bạn vẫn nên đi thăm khám trực tiếp với bác sĩ nha khoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Góc tư vấn: Vệ sinh như thế nào sau khi nhổ răng khôn

Góc tư vấn: Vệ sinh như thế nào sau khi nhổ răng khôn

Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn cần chú ý trong ngày đầu tiên không nên súc miệng nước muối hay chải răng. Những ngày sau khi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Những lưu ý cần biết

Nhổ răng khôn hàm dưới có đau không? Những lưu ý cần biết

Nhổ răng khôn hàm dưới là quy trình tiểu phẫu đòi hỏi nhiều kỹ thuật khá phức tạp. Vì răng khôn mọc sát vách hàm và gần với dây thần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Giải đáp: Tại sao sau nhổ răng không được ngậm nước muối

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo không nên ngậm nước muối sau khi nhổ răng bởi nước muối có tính sát khuẩn cao và có thể loại bỏ các

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hỏi đáp: Sau khi nhổ răng khôn có ăn cơm được không

Hỏi đáp: Sau khi nhổ răng khôn có ăn cơm được không

Những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không những không có tác dụng đối với ăn nhai mà còn gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map