Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Những món ăn cho người mới nhổ răng khôn không nên bỏ qua

Cháo, súp, sinh tố, cá hồi, trứng… là những món ăn cho người mới nhổ răng khôn mà bạn nên ưu tiên đến. Bởi ngoài tính chất mềm, dễ ăn, dễ nhai thì các món ăn trên còn giúp thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương. Ngược lại, các món cứng, dai, chua, nóng, cay… thì lại khiến cho vết thương lâu lành, dễ kích ứng và thậm chí còn tăng nguy cơ nhiễm trùng.

1. Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn

Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (Nha Khoa Paris chi nhánh Bà Triệu – Hà Nội) chia sẻ, nhổ răng khôn xong bạn nên đợt ít nhất từ 4 – 5 tiếng khi vết thương đã ổn định, không còn chảy máu thì có thể ăn được.

Tất nhiên, lúc bấy giờ bạn chỉ ăn được các món mềm, dễ nuốt chứ chưa ăn uống được như bình thường và đặc biệt là không nhai trực tiếp ở vị trí vừa mất răng.

Trong khoảng thời gian đầu sau khi mới nhổ răng, bạn cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương và đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn

Nhổ răng khôn sau 4 – 5 tiếng đã có thể ăn được đồ mềm

2. Những món ăn cho người mới nhổ răng khôn

Thông thường, quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn sẽ mất từ 1 – 2 tuần hoặc cũng có thể lâu hơn là 2 – 3 tuần.

Do đó, trong khoảng thời gian trên bạn nên ưu tiên các thực phẩm có lợi cho quá trình phục hồi như cháo, súp, sữa chua, sinh tố…

2.1. Cháo, súp – món ăn cho người mới nhổ răng khôn

Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng khôn thì cháo, súp chắc chắn sẽ là những món ăn bạn nên ưu tiên hàng đầu.

Bởi thời điểm đó, chúng ta vẫn còn bị đau nhức, sưng tấy và nhiều bạn thậm chí còn không thể há miệng được lớn.

Vậy nên, các món ăn có tính mềm, dễ nuốt như cháo hoặc súp vừa đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ ăn vừa hạn chế tối đa các ảnh hưởng đến vết thương.

Nhưng bạn cần lưu ý là không nên ăn cháo và súp khi vẫn còn quá nóng, vì sẽ gây ra tình trạng kích ứng vết thương, làm tan cục máu đông và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi.

Cháo, súp – món ăn cho người mới nhổ răng khôn

Cháo, súp

2.2. Sữa chua – món ăn cho người mới nhổ răng khôn

Sữa chua luôn được xếp vào nhóm thực phẩm giúp tăng sức đề kháng và chống lại những vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.

Cùng với đó, hợp chất probiotics có trong sữa chua còn giúp làm thuyên giảm tình trạng tiêu chảy, chóng mặt. Đây là những phản ứng phụ có thể xảy ra khi bạn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh sau nhổ răng khôn.

Hơn thế, sữa chua nếu để mát thì bạn có thể ăn ngay sau khi nhổ răng khoảng 4 – 5 tiếng để giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu.

2.3. Sinh tố, nước ép trái cây

Các loại sinh tố, nước ép trái cây sẽ cung cấp một lượng lớn các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất cho cơ thể. Vì vậy, chúng sẽ giúp thúc đẩy nhanh tốc độ phục hồi sau khi nhổ bỏ răng khôn.

Bên cạnh đó, việc chế biến các loại hoa quả thành sinh tố hoặc nước ép còn giúp hạn chế những tác động không tốt khiến vết thương bị đau, sưng tấy hoặc nghiêm trọng hơn là chảy máu.

2.4. Rau xanh

Tương tự như trái cây, rau xanh cũng là thực phẩm mang tới nhiều giá trị dinh dưỡng và giúp vết thương nhổ răng mau lành hơn mà bạn không nên bỏ qua.

Nếu bạn e ngại việc cắn và nhai các loại rau xanh sẽ làm ảnh hưởng tới vết thương trong những ngày đầu,  thì hãy nghiền hoặc xay nhuyễn chúng.

Điển hình như món khoai tây nghiền vẫn đảm bảo nguồn chất xơ, khoáng chất và vitamin cung cấp cho cơ thể, lại không khiến bạn phải mất công ăn nhai nhiều.

Rau xanh

Rau xanh

2.5. Trứng

Trứng được biết đến là một trong những thực phẩm rất tốt để ăn sau khi nhổ răng khôn.

Theo đó, đây là thực phẩm giàu protein, canxi và kẽm. Đồng thời, trứng lại chứa nhiều axit béo omega-3 giúp chữa lành vết thương.

2.6. Cá hồi

Cá hồi luôn nằm trong TOP các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, thịt cá hồi cũng rất mềm và dễ ăn nhai nên càng phù hợp để ăn sau khi nhổ bỏ răng.

Có thể bạn chưa biết, cá hồi thuộc nhóm thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh như axit béo omega-3. Đây là những chất béo có công dụng hỗ trợ chữa lành vết thương bằng việc giảm viêm.

2.7. Phô mai

Phô mai là thực phẩm có lượng calo thấp nhưng lại rất giàu vitamin và khoáng chất. Một điểm đặc biệt, là phô mai vừa mềm vừa mịn, giúp bạn dễ dàng ăn nhai hơn, ngay cả khi vừa mới nhổ răng xong.

Ngoài cách ăn trực tiếp, bạn hoàn toàn có thể “biến tấu” phô mai bằng cách sử dụng chúng vào các món ăn khác như bánh bông lan phô mai, trứng cuộn phô mai, súp khoai tây phô mai…

Phô mai

Phô mai

3. Mới nhổ răng khôn không nên ăn gì

Một số thực phẩm có thể khiến vết thương nhổ răng bị kích ứng, thậm chí gia tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng bạn cần tránh là các món cứng, dai, giòn, chua, cay…

3.1. Các món cứng, dai

Đây chắc chắn là những món đầu tiên bạn cần loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi nhổ bỏ răng số 8.

Các món cứng, dai như mía, kẹo lạc, gân bò, sườn sụn… sẽ khiến cho cơ hàm phải hoạt động mạnh, tạo áp lực làm hàm bị căng từ đó đau nhức, sưng tấy nhiều hơn.

Chưa kể, nếu như trong lúc ăn nhai vô tình tác động vào huyệt răng mới nhổ xong thì còn có thể bị chảy máu.

Các món cứng, dai

Các món cứng, dai

3.2. Các món giòn

Các món ăn giòn như bim bim, bánh quy, bỏng ngô, bánh đa… khi ăn nhai sẽ tạo ra những mảnh vụn nhỏ. Khi đó bạn rất khó kiểm soát những vụn nhỏ đấy sẽ không rơi vào huyệt răng cũng như tác động đến vết thương.

Những mảnh vụn rất dễ lọt qua các khe vào ổ của răng khôn vừa nhổ và rất khó làm sạch, khiến vết thương dễ bị nhiễm trùng.

3.3. Các món chua, cay

Sau khi nhổ răng khôn, trên hàm của bạn sẽ hình thành vết thương hở trong khoang miệng.

Do đó, nếu bạn ăn các món chua hoặc cay như hạt tiêu, mù tạt, bưởi, quýt… khi vết thương chưa lành hoàn toàn thì sẽ vô tình gây ra tình trạng kích thích vùng tổn thương.

Tương tự các thực phẩm có tính axit cao như đồ uống có ga cũng cần phải tránh sử dụng trong thời gian liền vết thương.

3.4. Các món ăn ngọt

Dù bạn là một “tín đồ” của các món ăn ngọt như kẹo, kem, bánh, bơ đậu phộng… thì cũng cần phải tạm dừng việc ăn chúng sau khi mới nhổ răng.

Bởi các thực phẩm ngọt khi ăn có thể gây ra tình trạng viêm, sưng tấy vùng vết thương nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian phục hồi.

Chưa kể, đồ ăn ngọt còn gia tăng sự hình thành và tích tụ các mảng bám, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng.

Các món ăn ngọt

Các món ăn ngọt

3.5. Các món quá nóng, quá lạnh

Đồ ăn quá nóng hay quá lạnh thì cũng đều không nên sử dụng trong thời điểm mới nhổ răng khôn xong.

Đồ ăn quá nóng: Lẩu, cháo nóng, canh nóng… sẽ khiến cho vết thương bị kích ứng và có thể làm tan cục máu đông ở huyệt răng. Từ đó, chúng sẽ tác động trực tiếp vào tốc độ phục hồi.

Đồ ăn quá lạnh: Kem, các loại nước uống đá xay… sẽ làm các mạch máu bị co lại, khiến tính trạng bầm tím sau khi nhổ răng càng thêm nghiêm trọng.

3.6. Bia rượu

Cần tránh tuyệt đối việc uống rượu bia sau khi nhổ răng khôn xong ít nhất là 5 – 7 ngày.

Vì đây là các loại đồ uống dễ gây kích ứng vết thương hoặc làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ khi uống các loại thuốc bác sĩ nha khoa đã kê.

Với những sự gợi ý về món ăn cho người mới nhổ răng khôn trong bài, mong rằng sẽ giúp bạn xây dựng được chế độ ăn uống hợp lý nhất cho mình. Bên cạnh đó, các thực phẩm cần kiêng trong giai đoạn trên cũng là điều bạn cần quan tâm đến rất nhiều. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì sau khi nhổ răng khôn xong, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn rất kỹ lưỡng về vấn đề ăn uống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi nhổ răng khôn
Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau nhức sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp ở nhiều người. Bởi cơ thể vừa chịu tác động do thao tác loại bỏ răng. Tùy vào cơ

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Giải đáp từ chuyên gia: Có bầu nhổ răng khôn được không

Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với phụ nữ về cả tâm sinh lý và sức khỏe. Cùng với đó răng miệng cũng dễ gặp các bệnh lý hơn khi

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng khôn có nên nhổ không? Trường hợp nào nên và không nên nhổ

Răng khôn có nên nhổ không? Trường hợp nào nên và không nên nhổ

Răng khôn có nên nhổ không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trường hợp mọc răng khôn gây đau nhức, khó khăn khi vệ sinh răng miệng thì

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Sau khi nhổ răng khôn kiêng ăn gì và ăn gì nhanh lành, giảm đau

Răng khôn thường được chỉ định nhổ bỏ trong trường hợp mọc lệch, mọc ngầm, mọc xiên ngang… Việc nhổ răng chắc chắn sẽ để lại vết thương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng khôn là răng số mấy – Những trường hợp nên nhổ bỏ

Răng khôn là răng số mấy – Những trường hợp nên nhổ bỏ

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Không nhổ răng khôn có sao không | Những điều cần lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh