16/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.
Khi nhổ răng hàm ở tuổi 15, thì sẽ không có răng khác mọc lại theo quy luật tự nhiên để thay thế. Do tại thời điểm này, tất cả các răng đã là răng vĩnh viễn và quá trình thay răng sữa đã kết thúc.
Răng hàm hay còn được gọi là răng cối, là các răng từ răng số 4 đến răng số 8, đây là những chiếc răng đảm nhận nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn chính.
Theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy cho biết: không phải trường hợp nào cũng tiến hành nhổ bỏ răng cối. Theo đó, chỉ nên tiến hành loại bỏ chúng khi răng mọc lệch, mọc ngầm, sâu nặng, viêm tủy nặng…
Bất kỳ chiếc răng nào cũng đều có nguy cơ mọc ngầm, mọc lệch chứ không gì riêng răng số 8.
Nếu như một chiếc răng cối nào đó của trẻ gặp phải tình trạng trên thì bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ để ngăn chặn những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng.
Ngay cả khi răng cối mọc lệch, mọc ngầm không gây ra tình trạng đau nhức nhưng về lâu dài sẽ lại dẫn đến các tác động không tốt như gây xô lệch các răng khác, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng nướu, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai…
Khi răng bị sâu nặng, viêm tủy nặng thì phần thân răng gần như đã bị phá hủy hoàn toàn và không thể khắc phục bằng các phương pháp nha khoa thông thường khác thì cũng phải loại bỏ.
Hơn thế, nếu răng đã bị sâu và viêm tủy nặng lại không loại bỏ còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như viêm nha chu, viêm quanh cuống răng… Nguy hiểm nhất là các vi khuẩn có thể xâm nhập vào mạch máu dẫn đến nhiễm trùng huyết. Đây là bệnh lý có tỷ lệ tử vong lên đến 40% và việc điều trị cũng rất phức tạp.
Vì vậy, tiến hành loại bỏ đi những chiếc răng cối như vậy là điều rất cần thiết để giữ gìn sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Một trong những bước quan trọng nằm trong kế hoạch chỉnh nha cơ bản chính là thực hiện tạo khoảng trống để giúp răng dịch chuyển tốt hơn.
Vậy nên, nếu như cung hàm của bé bị chật, không có đủ khoảng trống để các răng dàn đều thì nhổ răng là điều bắt buộc nhằm đạt kết quả nắn chỉnh răng hiệu quả nhất.
Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng số 4, 5 hoặc 8 để tiến hành niềng răng. Đây đều là những răng không đảm nhận quá nhiều chức năng quan trọng, nên khi loại bỏ cũng không gây ra các ảnh hưởng xấu.
Hơn thế sau khi nhổ răng để chỉnh nha, bác sĩ sẽ dùng các khí cụ chuyên dụng để kéo dàn đều các răng, lấp đầy khoảng trống nên các bậc phụ huynh cũng không cần phải lo lắng về các tác động xấu trong tương lai hay cần phải phục hình lại nữa.
Trường hợp răng bị gãy vỡ vượt quá ⅔ chiều dài thân răng do chấn thương thì bác sĩ cũng sẽ chỉ định loại bỏ vĩnh viễn.
Răng bị gãy vỡ nghiêm trọng dù vì nguyên nhân nào cũng không thể đáp ứng được chức năng cơ bản nữa, chưa kể còn lại ảnh hưởng đến tình thẩm mỹ chung toàn hàm.
Theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy, khi nhổ răng hàm ở tuổi 15, thì sẽ không có răng khác mọc lại theo quy luật tự nhiên để thay thế. Do tại thời điểm này, tất cả các răng đã là răng vĩnh viễn và quá trình thay răng sữa đã kết thúc.
Theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy, sau khi thực hiện nhổ răng cối cho trẻ 15 tuổi xong, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc tại nhà như sau:
+ Đối với vấn đề vệ sinh răng miệng hàng ngày:
Trong 24 tiếng đầu không nên chải răng, súc miệng nước muối ngay.
Tránh khạc hay tác động mạnh vào vùng mất răng.
Những ngày sau khi chải răng cần tránh chải trực tiếp vào vị trí răng đã khuyết, chải răng một cách nhẹ nhàng.
Kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để vết thương mau lành.
Dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng một cách kỹ lưỡng.
+ Đối với chế độ ăn uống:
Khi vết thương chưa lành nên ưu tiên các món ăn mềm như cháo, súp, sinh tố, sữa chua…
Trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung nhiều rau củ quả. Vì đây là các thực phẩm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cao nên giúp thúc đẩy quá trình liền vết thương.
Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D, canxi nhằm nâng cao sức khỏe răng nướu cũng như giúp vết thương mau phục hồi.
Tránh ăn các món quá cứng, dai, giòn trong 1 – 2 tuần.
Kiêng các món quá nóng, cay hoặc chua như lẩu, chanh, ớt… vì dễ gây ra tình trạng kích ứng vết thương.
Không nên cho bé dùng các loại đồ uống có ga hay nước ngọt đóng lon.
+ Đối với việc dùng thuốc: Tuân thủ uống thuốc theo đúng đơn bác sĩ đã kê.
Theo bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy, trẻ 15 tuổi chưa đủ điều kiện để thực hiện phục hình răng bằng Implant ngay lúc này.
Cấy ghép Implant là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, bác sĩ phải khoan và cấy trụ trực tiếp vào xương răng. Nên lúc bấy giờ đòi hỏi xương đã phát triển ổn định và chắc chắn. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi 15 thì cấu trúc, chất lượng xương chưa thể đủ điều kiện để thực hiện.
Độ tuổi phù hợp nhất để tiến hành phục hình lại răng Implant là từ 18 tuổi trở lên. Bởi lúc bấy giờ, răng cũng như cấu trúc xương răng của chúng ta đã phát triển hoàn toàn, ổn định và chắc chắn.
Dù bé chưa thể thực hiện trồng răng Implant được sau khi nhổ răng thì các bậc phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Đối với trẻ 15 tuổi chưa đủ điều kiện trồng răng Implant thì có thể sử dụng dụng cụ giữ khoảng.
Đây chính là biện pháp tối ưu nhất nhằm đảm bảo và duy trì khoảng trống của răng đã mất. Đồng thời chúng còn giúp ngăn chặn tình trạng xô lệch răng do mất răng trong khoảng thời gian dài.
Dụng cụ giữ khoảng là một khí cụ được sản xuất bằng nhựa hoặc kim loại và chúng có thể cố định hoặc tháo rời một cách dễ dàng.
Về cơ bản, các loại khí cụ giữ khoảng đều có chung một đặc điểm là giúp trẻ phát triển khớp cắn chuẩn, giúp răng phát triển thẳng hàng sau khi mất răng hoặc nhổ răng cối
Như vậy, bé chỉ cần sử dụng khí cụ giữ khoảng một thời gian để đợi đến khi xương răng đã phát triển một cách chắc chắn và ổn định, chính xác hơn là đạt điều kiện phục hình răng Implant là được.
Thông qua những chia sẻ trên bài, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ được vấn đề 15 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không. Mong rằng, cũng qua đây giúp các bậc phụ huynh có được biện pháp khắc phục tốt nhất trong trường hợp bé yêu của mình cần tiến hành loại bỏ răng cối. Nếu như vẫn còn bất kỳ câu hỏi, thắc mắc nào cần giải đáp thêm liên quan đến chủ đề của bài hãy liên hệ ngay cho chúng tôi.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×