Chào Thế Anh,
Sau khi niềng răng có thể ăn uống được bình thường, vì phương pháp niềng răng không xâm lấn răng thật, không gây đau khi nhai như nhổ răng, cấy ghép implant. Tuy nhiên, trong 1 đến 3 ngày đầu, nên ăn các món mềm như cháo, sữa chua, cá,… để giảm bớt cơn đau khi nhai.
1 – 3 ngày đầu, nên ăn các món mềm để giảm bớt cơn đau khi nhai
Thời gian đầu sau niềng răng thường xuất hiện cảm giác khó chịu, ê buốt và vướng víu khi ăn. Tuy nhiên sẽ hết sau 1 đến 2 tuần, Thế Anh cần lưu ý các thực phẩm nên ăn và không nên ăn để tránh tạo áp lực nhai lên răng, khiến lệch răng, đứt niềng, và ê nhức trở nên tệ hơn.
Thực phẩm nên ăn
Ở giai đoạn đầu niềng răng, các khí cụ có thể khiến hàm, môi, lưỡi không linh hoạt, nên cần ưu tiên các loại thực phẩm sau đây:
– Các món mềm, lỏng như súp, cháo, rau luộc, sinh tố,… dễ nhai và tiêu hóa
– Những món ăn cung cấp vitamin D, protein, canxi tốt cho răng như trứng, sữa, phô mai,…
– Các loại ngũ cốc dinh dưỡng cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp no lâu.
– Thực phẩm được cắt, băm nhỏ, nấu chín kỹ giúp giảm lực nhai, tránh làm bung mắc cài, đứt dây cung.
Thực phẩm nên ăn khi niềng răng để giảm cơn đau khi nhai
Thực phẩm không nên ăn
Để đảm bảo hiệu quả niềng răng và sức khỏe răng miệng, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm dưới đây:
– Món ăn có độ giòn như khoai tây chiên, bánh quy,… cần lực nhai lớn nên dễ làm cong dây cung và các mảnh vụn từ đồ ăn giòn dễ mắc vào kẽ răng, khí cụ, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.
– Đồ ăn dai, dính như bánh dày, mochi, kẹo cao su, thịt thái dày,… cần nhai nhiều và mạnh, dễ làm lệch mắc cài, gây đau răng.
– Các loại hạt, kẹo cứng tạo áp lực mạnh lên răng và khí cụ khi cắn, có thể làm nứt răng và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
– Thực phẩm nhiều đường, tinh bột vì có thể gây sâu răng nếu không chăm sóc răng miệng kỹ.
Thực phẩm không nên ăn khi niềng răng
Lưu ý về cách ăn khi niềng răng
– Ăn chậm: Ăn chậm giúp bạn kiểm soát lực nhai tốt hơn, hạn chế làm răng bị ê buốt hoặc viêm do dây chằng nha chu đang trong giai đoạn thích nghi với lực kéo.
– Nhai bằng răng hàm: Giai đoạn mới niềng răng hoặc siết răng, răng cửa thường rất nhạy cảm, dễ ê buốt khi cắn, nhai. Sử dụng răng hàm khi nhai sẽ giảm áp lực và các cơn đau buốt lên các răng trước.
– Uống nhiều nước khi ăn: Uống nước khi ăn giúp nhai, nuốt dễ dàng hơn. Ngoài ra, nước giúp rửa sạch phần thức ăn bám vào khí cụ, kẽ răng, từ đó hạn chế các bệnh lý như sâu răng, hôi miệng.
Tóm lại, niềng răng vẫn ăn uống bình thường, tuy nhiên, Thế Anh lưu ý duy trì thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và tránh tạo áp lực lên răng khi ăn
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×