
Đa số các trường hợp di truyền răng hô đều là do gen trội. Tuy nhiên, vẫn có tình huống bố mẹ khớp cắn hai hàm bình thường nhưng lại mang một gen lặn răng hô thì cũng có thể sinh ra con bị hô. Vì vậy, đối với vấn đề răng hô là gen trội hay lặn thì câu trả lời là cả hai trường hợp đều có thể xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng hô, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: bọc răng sứ, niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm.
Bác sĩ Vũ Đình Công tại Nha Khoa Paris chi nhánh Thái Thịnh đã chia sẻ, nếu hô ở bố là tính trạng của gen trội thì chắc chắn con sẽ giống bố. Còn nếu hô ở bố là tính trạng gen lặn mà mẹ có gen trội thì con sẽ giống mẹ.
Như vậy, phần lớn trường hợp răng hô là do di truyền gen trội. Gen trội là các gen có tính trạng trội hơn. Nếu như răng hô gen trội chỉ xuất hiện ở bố hoặc mẹ thì chúng vẫn có khả năng biểu hiện ra thành đặc điểm ở con.
Tuy nhiên, trên thực tế, một số trường hợp đặc biệt gen lặn vẫn có thể di truyền răng hô. Nghĩa là cha mẹ có khớp cắn hai hàm hoàn toàn bình thường nhưng lại sở hữu gen lặn quy định răng hô thì vẫn có nguy cơ sinh con ra bị hô.
Đa số các trường hợp răng hô do di truyền là gen trội
Dựa trên các số liệu thống kê đã được công bố, có đến 70% số người răng hô là do di truyền từ người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ… Vì hầu hết các yếu tố liên quan đến cấu trúc, hình dáng… của răng, hàm đều được di truyền gen.
Như vậy, tỉ lệ di truyền răng hô từ người thân là khá cao. Trong một gia đình có người lớn bị răng hô thì thế hệ con cháu về sau cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng đó.
Bên cạnh yếu tố di truyền, răng hô còn có thể xảy ra do các nguyên nhân khác như: răng sữa rụng quá sớm, thói quen nghiến răng, đẩy lưỡi, mút tay… Dù răng hô xảy ra do bất kỳ nguyên nhân nào thì cũng nên được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt trong cuộc sống.
Răng hô là nguyên nhân hàng đầu khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn. Những kẽ răng lâu ngày không được chạm tới sẽ hình thành mảng bám, cao răng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Do đó, những người bị răng hô thường có nguy cơ mắc phải những bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… cao hơn người có răng mọc đều, khớp cắn chuẩn.
Bên cạnh đó, răng hô còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, khả năng phát âm…
Răng hô ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Để khắc phục hiện tượng răng hô do hàm, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật can thiệp vào xương hàm và tác động đến cấu trúc của xương. Còn đối với trường hợp hô do răng, bạn có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc niềng răng.
Bọc răng sứ là kỹ thuật trong nha khoa hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng răng hô nhẹ do răng mọc sai lệch. Đây là phương pháp đơn giản và tốn ít thời gian nên được khá nhiều người lựa chọn.
Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài cùi răng thật để tạo thành trụ vững chắc nâng đỡ mão sứ bên trên. Mão sứ được chế tác với hình dáng và màu sắc giống với răng thật gần như tuyệt đối nên có tính thẩm mỹ cao. Thậm chí, ngay cả khi quan sát ở khoảng cách gần, mọi người xung quanh còn khó có thể phát hiện bạn đã làm răng sứ.
Hầu hết các loại răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực khá tốt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể thoải mái khi ăn nhai. Đặc biệt, nếu như bạn lựa chọn những dòng răng toàn sứ cao cấp thì tuổi thọ của răng có thể kéo dài đến 20 năm khi được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng hô vừa và nặng hoặc hô do xương hàm, phương pháp bọc răng sứ sẽ không phải là giải pháp hoàn hảo. Bởi nếu bọc sứ, tỉ lệ mài răng thật sẽ rất lớn, xâm lấn vào cấu trúc răng và khiến cho răng bị yếu đi.
Bọc răng sứ là giải pháp cho răng hô nhẹ
Niềng răng là phương pháp thường được các bác sĩ nha khoa tư vấn đối với trường hợp hô do răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung, khay trong… để chỉnh răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên hàm.
Hiện niềng răng hô được chia thành hai phương pháp chính là niềng bằng mắc cài và niềng khay trong. Nếu như bạn là người yêu cầu tính thẩm mỹ cao thì nên chọn phương pháp niềng khay trong bởi khay niềng có màu trong suốt. Tuy nhiên, trong trường hợp răng hô quá nặng thì bác sĩ thường tư vấn niềng mắc cài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Thông thường, quá trình niềng răng hô sẽ kéo dài trong khoảng 18 – 24 tháng. So với kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ, thời gian niềng răng dài hơn khá nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp chỉnh nha đem lại chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng.
Phương pháp niềng răng hô
Nếu hô do cấu trúc xương hàm, cả hai phương pháp bọc răng sứ và niềng răng đều không có tác dụng. Khi đó, bạn cần phẫu thuật nắn chỉnh xương hàm thì mới có thể khắc phục triệt để tình trạng hàm hô.
Các bác sĩ răng hàm mặt sẽ sử dụng những máy móc và công nghệ cần thiết để nắn chỉnh xương hàm sao cho khớp chuẩn hai hàm đúng chuẩn và cố định lại bằng nẹp vít. Toàn bộ quá trình cần được thực hiện trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối để ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật.
Riêng đối với trường hợp hô do cả răng và hàm thì bạn cần kết hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật thì mới có thể đạt được kết quả như ý.
Phẫu thuật hàm hô là một phương pháp rất phức tạp do can thiệp sâu vào cấu trúc xương hàm. Vì vậy, các bác sĩ phẫu thuật phải là người dày dặn kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, bạn cần chăm sóc vết thương cẩn thận để đẩy nhanh tiến trình hồi phục và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Hô do hàm cần tiến hành phẫu thuật
Trong bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề “răng hô là gen trội hay lặn”. Nhìn chung, dù răng hô là do di truyền hay vì bất kỳ nguyên nhân nào khác thì cũng đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới tính thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn nên nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn giải pháp khắc phục tối ưu.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×