19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Niềng răng có hết hô không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Bởi số người quan tâm và muốn chỉnh nha để chữa răng hô rất lớn. Vậy liệu đây có phải là giải pháp điều trị hô hiệu quả không? Câu trả lời được chia sẻ chi tiết trong bài viết sau đây.
Phương pháp niềng răng có tác dụng tốt với trường hợp bị hô do răng hàm trên mọc nhô ra bên ngoài (1). Các khí cụ chỉnh nha bao gồm mắc cài, dây cung, thun buộc… hoặc khay trong sẽ tác động lực siết đều đặn để kéo chỉnh răng dịch chuyển trở lại đúng vị trí. Sau khi tháo niềng, các răng ở hai hàm sẽ mọc về chuẩn khớp cắn.
Chỉ sau khoảng 12 – 24 tháng đeo niềng, tình trạng hô đã được khắc phục hoàn toàn. Với trường hợp bị hô nặng thì thời gian niềng răng có thể sẽ kéo dài hơn.
Tuy nhiên, trong trường hợp bị hô do cấu trúc xương hàm, phương pháp niềng răng gần như không có tác dụng. Bởi các khí cụ chỉ có thể tạo lực để kéo chân răng di chuyển. Khi răng dịch chuyển thì đường viền hàm cũng có sự thay đổi nhỏ.
Mặc dù vậy, điều đó không thể cải thiện được tình trạng hàm hô do xương. Vì vậy, với trường hợp trên, bạn sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật hàm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng hô có tác dụng điều chỉnh khớp cắn, cải thiện tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, phát âm, phòng ngừa bệnh răng miệng và bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
– Điều chỉnh khớp cắn: Các khí cụ chỉnh nha sẽ phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để kéo các răng mọc thẳng hàng, đều nhau. Nhờ vậy, tình trạng sai lệch khớp cắn sẽ được khắc phục hoàn toàn. Hàm răng sẽ trở nên đều, đẹp và chuẩn khớp cắn.
– Cải thiện tính thẩm mỹ: Khi khớp cắn hai hàm đã được điều chỉnh, tính thẩm mỹ của hàm răng và tổng thể khuôn mặt cũng sẽ được cải thiện (2). Nhờ vậy, bạn hoàn toàn có thể tự tin trong công việc và cả cuộc sống.
– Ăn nhai tốt hơn: Hàm răng khớp cắn chuẩn sẽ có lực nhai khỏe, khả năng ăn nhai và nghiền nát thức ăn tốt. Điều đó sẽ giúp bạn tăng cảm giác ngon miệng trong các bữa ăn hàng ngày.
– Cải thiện phát âm: Trên thực tế, răng có ảnh hưởng khá nhiều tới âm sắc của giọng nói. Răng mọc ở vị trí đúng khớp cắn, phát âm sẽ chuẩn hơn trường hợp răng hô, mọc lệch lạc. Do đó, niềng răng cũng sẽ cải thiện được phát âm.
– Phòng ngừa bệnh lý răng miệng: Răng có khớp cắn chuẩn giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn (3). Mảng bám, cặn thức ăn được làm sạch hoàn toàn sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại ở khoang miệng, phòng ngừa những bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu…
– Phòng bệnh về đường tiêu hóa: Như chúng tôi đã chia sẻ, niềng răng hô sẽ cải thiện chức năng ăn nhai hàng ngày. Thức ăn được nhai kỹ sẽ giảm căng thẳng, bảo vệ hệ tiêu hóa.
Niềng răng là việc cực kỳ cần thiết trong trường hợp răng hô, mọc lệch lạc… Bởi tình trạng sai lệch khớp cắn không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như ảnh hưởng hệ tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, mắc bệnh lý về răng, nướu và rối loạn khớp thái dương hàm.
– Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Hàm răng lệch khớp cắn chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng của hàm răng, trong đó điển hình là ăn nhai. Chức năng ăn nhai kém sẽ tạo nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng…
– Ăn uống không ngon miệng: Chức năng ăn nhai của hàm răng hoạt động không tốt cũng sẽ khiến bạn mất đi cảm giác ngon miệng, chán ăn (4). Tình trạng trên kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
– Mắc bệnh lý răng miệng: Đối với một hàm răng mọc sai lệch, việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi đó, các cặn thức ăn rất khó được làm sạch, dẫn đến vi khuẩn nhanh chóng phát triển và khiến cho nướu bị viêm nhiễm.
– Rối loạn khớp thái dương hàm: Răng hô, mọc lệch lạc… không được khắc phục sớm sẽ tạo áp lực lên khớp thái dương hàm. Đây chính là nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm kèm đau nhức dai dẳng.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về “niềng răng có hết hô không” mà chúng tôi chia sẻ tới các bạn. Đây là giải pháp hiệu quả đối với trường hợp hô do răng mọc lệch. Nhưng để đảm bảo răng không bị hô trở lại, bạn cần đeo hàm duy trì và chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×