Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nong hàm có đau không, Biện pháp giảm đau nhức

Nong hàm là biện pháp sử dụng khí cụ chuyên dụng để tăng diện tích của vòm miệng, giúp các răng mọc sai lệch dễ dàng dịch chuyển. Nhờ vậy, bạn sẽ hạn chế việc phải nhổ răng khi chỉnh nha. Vậy nong hàm có đau không? Nếu có thì làm thế nào để cơn đau giảm bớt nhanh chóng?

1. Nong hàm có đau không

Nong hàm chắc chắn sẽ gây ra cảm giác đau và khó chịu. Nguyên nhân là các khí cụ nong rộng hàm sẽ tạo lực đẩy để làm giãn nở mật độ xương và các mô sụn ở hàm. Vùng xương hàm lại khá cứng chắc nên sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhức, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên.

Tuy nhiên, cơn đau cũng chỉ ở mức độ nhẹ và dễ chịu hơn nhiều so với việc siết dây cung khi niềng. Khi bạn đã quen dần với lực tác động của khí cụ, cảm giác khó chịu và đau nhức cũng sẽ giảm bớt và biến mất.

Bên cạnh đó, hiện quá trình nong rộng hàm sử dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến. Nhờ vậy, các khí cụ sẽ tạo ra lực đẩy vừa đủ, vừa đảm bảo hiệu quả như mong muốn, vừa không gây đau nhức quá nhiều. Chính vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề nong hàm có đau không.

Nong hàm có đau không

Nong hàm có gây đau nhức

2. Mức độ đau nhức khi nong hàm phụ thuộc vào yếu tố nào

Mức độ đau nhức khi thực hiện nong hàm của mỗi người sẽ có sự khác biệt bởi còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: tay nghề bác sĩ, cách chăm sóc tại nhà, chất lượng của khí cụ và độ tuổi.

2.1. Tay nghề bác sĩ

Trên thực tế, nong hàm là một kỹ thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có nhiều kinh nghiệm và nắm rõ được cấu trúc của răng, hàm. Chỉ có như vậy, nong hàm mới được thực hiện đúng kỹ thuật và khí cụ tác động lực phù hợp. Điều đó không chỉ giúp quá trình nong rộng hàm nhanh chóng đạt được kết quả mà còn hạn chế tối đa cảm giác đau nhức và khó chịu.

Ngược lại, những bác sĩ “non tay”, không có chuyên môn tốt rất dễ mắc phải những sai sót trong quá trình nong hàm. Điển hình như làm tổn thương các mô lân cận khi đặt khí cụ, chỉnh lực đẩy quá mạnh… Tất cả những điều trên đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội khi nong hàm. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ cao bị nứt, gãy xương hàm.

2.2. Cách chăm sóc tại nhà

Cách chăm sóc tại nhà cũng là yếu tố tác động rất lớn đến mức độ đau nhức khi nong rộng hàm. Nếu như bạn thường xuyên ăn những thực phẩm cứng, rắn thì có thể tác động lên khí cụ, khiến cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Đây chính là lý do các bác sĩ luôn khuyến cáo nên ăn thực phẩm mềm khi tiến hành nong hàm.

Ăn thực phẩm cứng làm tăng mức độ đau nhức khi nong hàm

Ăn thực phẩm cứng làm tăng mức độ đau nhức khi nong hàm

2.3. Chất lượng của khí cụ nong hàm

Để đảm bảo hiệu quả tốt cũng như an toàn với sức khỏe khoang miệng, khí cụ nong hàm cần phải đạt chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít nha khoa sử dụng vật liệu kém chất lượng để tăng thêm lợi nhuận. Chúng sẽ khiến cho niêm mạc miệng, xương hàm bị kích ứng, gây ra những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài dai dẳng.

2.4. Độ tuổi

Yếu tố tiếp theo tác động đến mức độ đau nhức khi nong hàm chính là độ tuổi. Nong hàm ở trẻ em thường ít gây đau nhức hơn so với người trưởng thành. Nguyên nhân là do xương hàm ở người trưởng thành đã phát triển toàn diện nên rất cứng chắc. Trong khi đó, xương hàm ở trẻ em vẫn còn đang phát triển nên có thể dễ dàng uốn nắn mà không gây đau nhức nhiều.

3. Biện pháp giảm đau nhức khi nong hàm

Để giảm bớt tình trạng đau nhức trong quá trình nong hàm, bạn có thể áp dụng những cách sau: chườm đá lạnh, uống thuốc giảm đau, dùng sáp nha khoa hoặc bôi gel giảm đau.

3.1. Chườm đá

Chườm đá lạnh là một phương pháp giảm đau nhức răng truyền thống nhưng hiệu quả mang lại chắc chắn sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Nhiệt lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. Chưa kể, phương pháp chườm lạnh còn giúp ức chế hoạt động của dây thần kinh. Nhờ vậy, cơn đau nhức do khí cụ nong hàm gây ra sẽ nhanh chóng được giảm bớt.

Việc bạn cần làm là chuẩn bị một túi chườm chuyên dụng. Sau đó, bạn cho vài viên đá lạnh vào trong túi rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài vị trí đang bị đau nhức. Khi áp dụng phương pháp chườm lạnh, bạn chỉ nên chườm trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, nếu vẫn thấy đau thì bạn có thể tiếp tục chườm sau 10 phút. Bạn không nên chườm quá lâu bởi sẽ làm tổn thương tới da.

Chườm đá giảm đau

Chườm đá giảm đau

3.2. Uống thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Chỉ sau khoảng 15 – 20 phút, thuốc đã phát huy tác dụng, cơn đau cũng được giảm bớt đi rõ rệt. Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến là: Paracetamol, Ibuprofen và Naproxen.

– Thuốc Paracetamol: Đây là một trong những loại thuốc không kê đơn được sử dụng rất nhiều để giảm đau. Paracetamol sẽ ức chế hoạt động của enzym cyclooxygenase. Chất trên tham gia vào quá trình sản xuất ra prostaglandins, gây ra cảm giác đau và viêm. Nhờ vậy, thuốc Paracetamol sẽ giúp giảm đau nhức răng hiệu quả. Liều dùng là uống 500 – 1000mg/lần, cách khoảng 4 – 6 tiếng.

– Thuốc Ibuprofen: Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid. Thuốc ngăn ngừa cơ thể sản xuất các chất gây viêm, từ đó làm giảm sưng, đau. Liều dùng của thuốc là uống 200 – 400mg, cách mỗi 4 – 6 giờ nếu cần thiết.

– Thuốc Naproxen: Naproxen cũng là thuốc chống viêm không steroid có dẫn xuất từ acid propionic. Các hoạt chất trong thuốc có khả năng hấp thụ nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa sau khi uống. Do đó, sau khi bạn uống thuốc, cơn đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Liều dùng của thuốc là uống 250 – 500 mg/lần, ngày uống 2 lần, vào buổi sáng và chiều.

3.3. Dùng sáp nha khoa

Sử dụng sáp nha khoa cũng là một mẹo mà bạn có thể áp dụng để giảm bớt cảm giác đau nhức khi nong rộng hàm. Bạn cần rửa tay sạch sẽ và bôi một lượng sáp nha khoa vừa đủ lên khí cụ. Chúng sẽ giúp giảm bớt sự đau nhức, khó chịu do khí cụ đem lại. Đồng thời, sáp nha khoa còn hạn chế tối đa sự cọ sát của khí cụ nong hàm lên niêm mạc miệng, tránh tình trạng làm xước môi, lưỡi…

Sáp nha khoa không mùi, không vị nên sẽ không gây khó chịu khi bạn sử dụng. Đặc biệt, sáp được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên cực kỳ an toàn. Ngay cả khi bạn vô tình nuốt phải sáp nha khoa thì cũng không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

3.4. Bôi gel giảm đau

Trong trường hợp khí cụ nong hàm tạo ra các vết loét trên niêm mạc miệng, bạn có thể bôi các loại gel như Orajel hay Orthogel để xoa dịu cơn đau.

– Gel Orajel: Bảng thành phần của gel Orajel có chứa đến 20% benzocain, giúp giảm đau tức thì. Đồng thời, hoạt chất trên còn làm dịu tình trạng kích ứng nướu, giúp các vết loét do khí cụ nong hàm gây ra nhanh chóng hồi phục. Mỗi ngày, bạn có thể bôi gel Orajel tối đa 4 lần.

– Gel Orthogel: Đây là một loại sản phẩm có nguồn gốc từ hãng BioLife nổi tiếng về các sản phẩm dược phẩm chống viêm. Với các thành phần như glycerin, cellulose gum, acid hyaluronic… gel sẽ hỗ trợ giảm đau nhức hiệu quả trong trường hợp nướu bị viêm loét khi khí cụ nong hàm. Mỗi ngày, bạn nên bôi gel từ 2 – 3 lần cho đến khi vết loét lành hoàn toàn.

Orthogel giúp giảm đau và nhanh lành vết loét do khí cụ nong hàm

Orthogel giúp giảm đau và nhanh lành vết loét do khí cụ nong hàm

Tóm lại, với vấn đề “nong hàm có đau không” thì câu trả lời chính xác là có. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì cơn đau cũng không nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu như bạn áp dụng các mẹo đúng cách, hiện tượng đau nhức cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất hoàn toàn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nong hàm
Nong hàm trong bao lâu, 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp

Nong hàm trong bao lâu, 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp

Nong hàm là phương pháp sử dụng khí cụ để nới rộng vòm hàm, giúp tăng khoảng cách giữa các răng. Phương pháp trên thường được áp dụng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Giải đáp: Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt hay không

Giải đáp: Nong hàm có làm thay đổi khuôn mặt hay không

Nong hàm được áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nha khoa nhằm giúp cho răng mọc sai lệch dễ dàng dịch chuyển tới đúng vị trí. Tuy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Nong hàm giá bao nhiêu, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá nong hàm

Nong hàm giá bao nhiêu, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá nong hàm

Nong hàm là một kỹ thuật thường được bác sĩ nha khoa sử dụng trong quá trình niềng răng để giúp dịch chuyển các răng mọc sai lệch dễ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Nong hàm niềng răng – Đánh giá, phương pháp và lợi ích

Nong hàm niềng răng – Đánh giá, phương pháp và lợi ích

Phương pháp nong hàm được thực hiện để nới rộng cung hàm và tạo điều kiện thuận lợi cho răng mọc sai lệch dịch chuyển trong quá trình

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng