
Di truyền, sự phát triển không đồng bộ của xương hàm và răng, thói quen xấu trong thời kỳ mọc răng là những nguyên nhân chính gây ra các kiểu răng vẩu như vẩu hàm trên, dưới, hở lợi, cằm lẹm, môi dày. Bạn nên đến nha sĩ để được tư vấn phương pháp điều chỉnh răng vẩu phù hợp, sớm sở hữu hàm răng đều đẹp, tự tin.
Nguyên nhân chính của răng vẩu thường là do yếu tố di truyền và bẩm sinh. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác như sự phát triển của xương, hàm và răng, thói quen xấu trong thời kỳ mọc răng cũng có thể gây ra sự tình trạng này.
Răng vẩu có di truyền không? Nhiều nghiên cứu y khoa, tỷ lệ vẩu răng do di truyền đạt tới 70%. Thực tế cũng đã cho thấy, những người bị vẩu thì con cái cũng có nguy cơ bị vẩu cao, với mức độ nặng hơn hoặc nhẹ hơn.
Tác động của biến thể gen BMP4 và vai trò của kích thước hàm trong sự phát triển của răng vẩu” trên tạp chí khoa học Archives of Oral Biology (2013) đã chỉ ra rằng di truyền và bẩm sinh là nguyên nhân chính gây răng vẩu.
Di truyền là nguyên nhân chính khiến răng bị vẩu
Răng vẩu thường xảy ra khi sự phát triển của xương hàm và răng không đồng bộ, khiến phần xương hàm hóp lại hoặc rộng ra, gây nên tình trạng vẩu.
Cụ thể, nếu hàm quá nhỏ, răng không có đủ không gian để mọc, từ đó dẫn đến tình trạng chen chúc, đẩy nhô ra ngoài.
Tương tự, nếu xương hàm quá rộng so với răng, răng sẽ bị thưa và dẫn đến vẩu, hô.
Đặc biệt, khi cả răng và hàm đều phát triển không đúng kích thước cũng như vị trí sẽ gây ra vẩu nghiêm trọng, rất khó điều trị.
Những thói quen xấu trong thời kỳ mọc răng khiến răng bị vẩu gồm:
– Sử dụng bình sữa lâu dài: Trẻ dùng bình sữa quá nhiều hoặc quá lâu có thể gây vấn đề về hàm, làm răng mọc sai vị trí và tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến răng miệng.
– Sử dụng núm vú giả: Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Pediatrics của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ sử dụng núm vú giả trong thời gian dài có thể khiến răng mọc không đúng vị trí hoặc sâu răng
– Mút ngón tay: Nguy cơ gặp các vấn đề răng miệng là giống nhau giữa trẻ dùng núm vú giả và mút ngon tay
– Nghiến răng, chống cằm: Những thói quen trên có thể dẫn đến sự mất cân bằng giữa lực cắn và lực kéo trên răng, dẫn đến vẩu răng
– Ngậm lưỡi hoặc đưa lưỡi lên trên miệng: Việc làm đó sẽ gây ra áp lực không cần thiết lên răng và hàm, gây ra vẩu răng
Răng vẩu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn nên đến nha sĩ để được chẩn đoán, điều trị răng vẩu càng sớm càng tốt.
Những thói quen xấu khi mọc răng có thể dẫn đến các kiểu răng vẩu
Răng vẩu hàm trên, hàm dưới, hở lợi, vẩu cằm lẹm, môi dày là các loại thường gặp nhất hiện nay.
Răng vẩu hàm trên diễn ra khi cấu trúc xương hàm trên phát triển quá mức, nhô ra và không khớp với hàm dưới.
Đây là một trong các kiểu răng vẩu phổ biến, tùy vào mức độ vẩu mà tác động đến cấu trúc khuôn mặt, khả năng ăn nhai, phát âm… cũng khác nhau.
Tình trạng ngược lại của vẩu hàm trên là vẩu hàm dưới, khi xương cằm phát triển không đồng đều, làm cho các răng ở hàm dưới bị lệch ra bên ngoài so với phần răng ở hàm trên.
Vẩu hàm dưới có nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau nhưng chúng đều gây lệch khớp cắn, tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, đau đớn và ảnh hưởng đến vẻ ngoài của khuôn mặt.
Răng vẩu hàm trên/dưới là những loại vẩu thường gặp nhất hiện nay
Vẩu hở lợi là tình trạng răng và nướu có độ dài không tương xứng với nhau, khiến nướu răng bị lộ ra quá nhiều khi cười hoặc nói chuyện.
Vẩu hở lợi khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng như sâu răng, viêm lợi, khó khăn khi ăn, nhai, nói chuyện…
Xảy ra khi cấu trúc xương hàm quá ngắn khiến dáng cằm bị hụt vào trong cổ, làm cho khuôn mặt mất sự cân đối vốn có. Khi nhìn nghiêng sẽ dễ dàng nhận ra tình trạng vẩu hàm trên và lẹm cằm ở hàm dưới.
Có thể nói, răng vẩu là một trong yếu tố khiến cho môi trở nên dày hơn. Cụ thể, khi răng hàm trên chìa ra ngoài quá mức, khiến phần môi trên bị kéo căng ra để che đi phần răng đó và tạo cảm giác đôi môi nhọn, dày hơn so với thông thường.
Răng vẩu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ, tác động đáng kể đến tâm lý, khiến bạn tự ti khi nói chuyện hoặc cười.
Mặc dù không phải nguyên nhân chính nhưng răng vẩu là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng như:
– Khó vệ sinh: Bị vẩu khiến các răng mọc không đều và có khoảng trống giữa các răng, nên khó vệ sinh hơn so với răng bình thường. Mà không vệ sinh răng sạch sẽ là nguyên nhân chính gây ra nhiều vấn đề răng miệng như viêm nướu, nấm miệng, sâu răng, viêm nha chu…
– Sâu răng: Răng vẩu sẽ chèn ép các răng kề cạnh, khiến chúng có nguy cơ bị tổn thương cao hơn. Cùng với đó, vì răng vẩu khó vệ sinh hơn nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, mảng bám tích tụ gây sâu răng
– Trầy xước răng: Khi các răng không đứng đúng vị trí, có thể xảy ra va chạm giữa chúng, dẫn đến trầy xước hoặc mòn răng
– Sai khớp cắn: Răng mọc không đúng theo hướng chuẩn sẽ dẫn đến việc sai khớp cắn, gây khó khăn cho việc ăn, nhai thức ăn và phát âm khi giao tiếp
– Đau khớp hàm: Răng vẩu khiến sai khớp cắn, gây ra đau khớp hàm
Răng vẩu tăng nguy cơ sâu răng, hôi miệng
Răng vẩu ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ ngoài, khiến khuôn mặt thiếu thẩm mỹ, mất đi sự cân đối, hài hòa. Nó cũng ảnh hưởng nhiều đến sự thăng tiến trong công việc, giao tiếp hàng ngày.
Cụ thể, răng vẩu ảnh hưởng đến vẻ ngoài bằng cách:
– Răng chồng lên nhau hoặc không đặt đúng vị trí, làm cho khuôn mặt không cân đối và gây ra sự thiếu tự tin khi cười, giao tiếp
– Răng vẩu dẫn đến sự khác biệt trong chiều dài của hai hàm, gây ra các vấn đề như khó khăn trong việc nhai thức ăn và phát âm
Răng vẩu gây ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ khiến nhiều người thiếu tự tin khi giao tiếp, tránh xa các hoạt động giao tiếp xã hội vì sợ bị chê bai hay nhận những ý kiến tiêu cực về ngoại hình, từ đó có thể dẫn đến các bệnh tâm lý như sợ chỗ đông người, trầm cảm…
Ngoài ra, răng bị vẩu cũng khiến bạn khó phát âm tròn vành và rõ chữ được, ảnh hưởng lớn đến công việc, khả năng thăng tiến.
Răng vẩu có thể khắc phục được bằng nhiều phương pháp khác nhau như mài răng, niềng răng, bọc răng sức hoặc phẫu thuật chỉnh hàm.
Câu trả lời là có. Theo bác sĩ Vũ Thị Phương (Nha khoa Paris chi nhanh Hà Nội) chia sẻ, tùy thuộc vào mức độ vẩu mà các nha sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều chỉnh phù hợp. Bạn nên đến nha sĩ uy tín để được khám và tư vấn chính xác nhất.
Phương pháp điều chỉnh răng vẩu nhẹ
Khi tình trạng vẩu của bạn nhẹ hoặc nguyên nhân vẩu do răng, nha sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp như:
– Bọc răng sứ: Nha sĩ sẽ tiến hành mài bớt phần răng vẩu đi, sau đó bọc răng sứ bên ngoài để tạo sự đồng đồng cho cả hàm, khắc phục tình trạng vẩu của bạn. Đây là phương pháp khắc phục vẩu nhanh chóng, tiện lợi nhưng chi phí khá cao
– Niềng răng mắc cài: Bằng cách đeo niềng răng, các răng của bạn sẽ được đưa về đúng vị trí sau một thời gian. Phương pháp niềng răng có chi phí tiết kiệm hơn nhưng có thời gian điều trị dài hơn so với bọc răng sứ
– Niềng răng trong suốt: Có công dụng tương tự như niềng răng mắc cài nhưng sẽ thẩm mỹ, dễ vệ sinh hơn
Sử dụng niềng răng giúp điều trị những trường hợp vẩu nhẹ
Phương pháp điều chỉnh răng vẩu nặng
Nha sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hàm trong trường hợp vẩu nặng hoặc vẩu do xương hàm. Đây là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao và phải được thực hiện bởi bác sĩ chỉnh nha có tay nghề cao tại các cơ sở uy tín để mang đến hiệu quả cao, phòng ngừa rủi ro.
Trong trường hợp bạn bị vẩu do cả răng và hàm thì nha sĩ sẽ kết hợp niềng răng rồi sau đó mới phẫu thuật chỉnh hàm để giải quyết.
Xử lý các vấn đề răng miệng sớm, hạn chế các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng, vệ sinh răng miệng đúng cách, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học là những cách phòng ngừa răng vẩu và duy trì hàm răng đều đẹp sau điều trị răng vẩu.
Để phòng ngừa tình trạng vẩu hàm và duy trì một hàm răng đều đẹp. Việc xử lý các vấn đề răng miệng sớm, hạn chế thói quen xấu có ảnh hưởng đến răng miệng, vệ sinh đúng cách và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học là những biện pháp quan trọng
Một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng răng vẩu gồm:
Để phòng ngừa tình trạng răng vẩu, có thể áp dụng các biện pháp sau:
– Tiến hành xử lý các vấn đề răng miệng ngay từ giai đoạn mọc răng, bao gồm việc điều trị sâu răng cho trẻ từ khi còn nhỏ và sử dụng niềng khi các răng trưởng thành có dấu hiệu mọc lệch, vẩu, móm…
– Cai sữa, núm vú giả sớm, độ tuổi được các chuyên gia khuyến cáo là khi trẻ được khoảng 24 tháng tuổi
– Từ bỏ thói quen mút ngón tay
– Hạn chế nghiến răng, chống cằm, ngậm lưỡi hoặc đưa lưỡi lên trên miệng
– Tránh nhai thức ăn cứng hoặc dùng răng để mở nắp chai
Tuyệt đối không dùng răng mở nắp chai
Sau điều trị răng vẩu, bạn nên thực hiện những việc dưới đây để giữ hàm răng đều đẹp dài lâu:
Tạo thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách
– Chải răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Fluoride.
– Chải răng theo chiều dọc, đặc biệt tập trung chải ở mặt trong và răng hàm.
– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước làm sạch kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn, mảng bám tích tụ
– Súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày với nước muối hoặc nước súc miệng diệt khuẩn và súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn, uống
– Thay đổi bàn chải răng thường xuyên: Bạn nên thay đổi bàn chải răng ít nhất mỗi 3 tháng để đảm bảo hiệu quả vệ sinh răng miệng.
– Tránh đánh răng quá mạnh: Việc đánh quá mạnh có thể gây hại cho men răng và tổn thương nướu, cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, tuân thủ đúng cách.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D giúp răng chắc khỏe
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
– Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống nhiều đường… để ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng
– Hạn chế ăn đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, nhiều tinh bột… Bởi đây là những loại thức ăn có khả năng hình thành mảng bám cao
– Tránh ăn đồ quá cứng, quá dai
– Tập thể dục hàng ngày
– Xây dựng kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi khoa học, tránh stress
– Tránh những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như nghiến răng, chống cằm…
Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, đúng cách để duy trì răng đều đẹp sau điều chỉnh răng vẩu
Điều chỉnh các vấn đề răng miệng kịp thời
Cuối cùng, bạn cần nhớ đến khám nha sĩ khi có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến răng miệng, bởi đây là việc rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng trở nên nghiêm trọng, giảm gánh nặng chi phí điều trị cũng như phòng biến chứng.
Bên cạnh đó, bạn đừng quên lịch khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý răng miệng, từ đó điều trị hiệu quả nhất.
Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã có thể giúp bạn hiểu đầy đủ về nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa răng vẩu. Chúc bạn luôn sở hữu hàm răng trắng khỏe, đều đẹp để tự tin tỏa sáng.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×