Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Mewing là gì? Bí quyết thon mặt , Bác sĩ nha khoa tư vấn

Phương pháp Mewing được phát triển và truyền dạy bởi hai cha con bác sĩ John Mew và Mike Mew. Từ lâu, đã có nhiều người trên thế giới luyện tập theo phương pháp này và đạt được hiệu quả bất ngờ. Vậy Mewing là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về phương pháp này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris.

1. Mewing là gì? Tác dụng của Mewing

Mewing là phương pháp đặt lưỡi đúng vị trí trên vòm miệng được giáo sư Mike Mew nghiên cứu và phát triển nhằm tác động đến tư thế khuôn mặt và miệng. Từ đó giúp thay đổi cấu trúc xương mặt, thon gọn hàm và nâng sống mũi mà không cần phẫu thuật. 

– Nâng cao xương hàm đem tới khuôn mặt thanh tú, góc nghiêng đẹp, hàm trước không nhô ra ngoài và mắt sâu hơn.

– Nâng sống mũi đem tới khuôn mặt hài hoà, thu hút, đồng thời mở rộng đường thở hiệu quả.

Mewing là gì? Những tác dụng của Mewing bạn cần biết

Mewing là gì? Những tác dụng của Mewing bạn cần biết

2. Những trường hợp nào nên tập Mewing?

Tiến sĩ – Bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Có 3 trường hợp nên tập Mewing đó là người bị khớp cắn sâu, khớp cắn hở hoặc bị hô hàm. Tùy từng trường hợp sẽ có cách tập Mewing khác nhau.”

2.1. Khớp cắn sâu

Người có khớp cắn sâu là phần hàm trên nhô ra quá mức khiến hàm dưới khuất sâu bên trong gây ra sự bất cân đối. Việc luyện tập Mewing đều đặn sẽ giúp đẩy hàm trên lên cao, tạo không gian cho hàm dưới lộ ra.

2.2. Khớp cắn hở

Đặc điểm của khớp cắn hở là nhóm răng cửa không khép kín với hàm dưới nên có thể nhìn thấy lưỡi bên trong ngay cả khi khép miệng bình thường. Việc tập Mewing đặt lưỡi đúng vị trí phần cứng trong vòm miệng trong thời gian nhất định sẽ cải thiện được tình trạng này.

2.3. Hô hàm

Hô hàm là tình trạng cung xương hàm trên và dưới phát triển quá mức dẫn đến mất cân đối tổng thể. Khi nhìn nghiêng, bạn sẽ thấy khuôn miệng nhô ra trước mất thẩm mỹ. Mewing chữa hô hàm sẽ tập trung vào kỹ thuật đặt lưỡi để cân đối với cung xương hàm kết hợp nhịp thở hợp lý để khắc phục.

Mewing là gì

Người có khớp cắn hở, khớp cắn sâu hoặc hô hàm nên tập Mewing

3. Trường hợp nào không nên tập Mewing?

Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Người có hàm móm, khuôn hàm hẹp, răng mọc chen chúc đều không nên tập Mewing. Việc luyện tập sai vừa không đem lại hiệu quả mà còn khiến khuôn mặt biến dạng, đau nhức và các khuyết điểm trở nên nghiêm trọng hơn.”

3.1. Người có khuôn hàm hẹp

Mục tiêu của tập Mewing là thay đổi và phát triển cấu trúc xương khuôn hàm thông qua lực đẩy từ dưới lên. Nếu khuôn hàm quá hẹp sẽ không đủ không gian cho răng di chuyển và phát triển. Thậm chí, có thể gây ra tổn thương mô và cấu trúc xương.

3.2. Người có răng mọc khấp khểnh

Răng chen chúc, mọc khấp khểnh sẽ chiếm không gian, làm cản trở quá trình tập đặt lưỡi hàm trên. Từ đó giảm tính hiệu quả khi tập Mewing.

Răng mọc khấp khểnh không nên tập Mewing

Răng mọc khấp khểnh không nên tập Mewing

3.3. Người có hàm móm

Hàm móm có các đặc điểm như khung hàm hẹp, hàm dưới phát triển quá mức, bất cân đối. Những đặc điểm này đều là những yếu tố làm giảm hiệu quả khi tập Mewing.

4. Có những kiểu tập Mewing nào?

Có 2 kiểu Mewing đó là Soft Mewing và Hard Mewing. Cần cân nhắc lựa chọn phương pháp dựa trên khả năng và nhu cầu của mỗi người.

– Soft Mewing: Tập trung vào việc lưu thông không khí qua mũi và mắt. Chỉ cần đặt lưỡi vòm hàm trên đúng vị trí với lực nhẹ là được. Tương tự như khi chúng ta nuốt nước bọt bình thường.

– Hard Mewing: Sử dụng lực đặt lưỡi mạnh hơn, tập trung kẹp chặt hàm lại. Phương pháp này giúp thay đổi khuôn mặt nhanh hơn nhưng cần luyện tập chăm chỉ và kiên trì hơn.

Dưới đây là bảng so sánh 2 phương pháp Soft Mewing và Hard Mewing

Tiêu chí so sánhSoft MewingHard Mewing
Lực sử dụngSử dụng lực nhẹ và liên tụcDùng lực mạnh
Độ khóDễ thực hiệnMức độ khó cao, đòi hỏi sự kiên trì
Thích hợp choNgười mới bắt đầuNhững người đã làm quen với Mewing
Kỹ thuậtKhông cần quá khắt khe về kỹ thuậtThực hiện chính xác kỹ thuật

 

Soft Mewing và Hard Mewing là 2 phương pháp phổ biến

Soft Mewing và Hard Mewing là 2 phương pháp phổ biến

5. Tập Mewing có hiệu quả không?

Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm trả lời: “Mewing là phương pháp giúp thon gọn mặt, nâng cao sống mũi hiệu quả nếu duy trì trong thời gian nhất định. Bên cạnh đó, tập Mewing còn có tác dụng đẩy nhanh tốc độ niềng răng, hạn chế hóp má, thái dương khi chỉnh nha. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chính thức về tính hiệu quả mà chủ yếu chúng ta chỉ thấy những đánh giá trên mạng xã hội. Vì vậy, nếu gặp các vấn đề về răng hoặc khớp cắn thì cần tư vấn bởi bác sĩ trước khi luyện tập Mewing.”

Tập Mewing có hiệu quả không?

Tập Mewing có hiệu quả không?

6. Hướng dẫn tập Mewing đúng cách

Bên cạnh tìm hiểu Mewing là gì thì việc tập Mewing đúng cách cũng rất quan trọng. Cần tham khảo kỹ hướng dẫn dưới đây để tránh để lại hậu quả khôn lường.

Bước 1: Đặt lưỡi đúng vị trí

Thả lỏng cơ thể, ngậm miệng và giữ thắng cổ. Đặt đầu lưỡi cách phần lợi của răng cửa trên khoảng 1cm. Lưu ý là không chạm đầu lưỡi vào răng cửa trên/dưới và để lưỡi phủ đầy toàn bộ miệng. Cách đặt lưỡi này tương tự như cách chúng ta phát âm chữ “N”. 

Bước 2: Áp sát lưỡi vào vòm miệng trên trong 5-10 phút

Áp sát toàn bộ phần thân và gốc lưỡi ôm trọn vòm miệng trên. Chú ý khép môi lại, hai hàm răng trên và dưới chạm nhẹ vào nhau và giữ như vậy trong 5-10 phút.

Bước 3: Tập thở bằng mũi

Trong suốt quá trình đặt lưỡi trên vòm miệng, bạn cần chú ý hít thở đều bằng mũi nhịp nhàng để giảm thiểu hô hấp bằng miệng. Tạo điều kiện cho lưỡi ở đúng vị trí và giảm áp lực trên hệ hô hấp.

Bước 4: Kích hoạt các nhóm cơ mặt

Bên cạnh việc tập trung vào vị trí và lực đặt lưỡi, bạn cần kích hoạt các nhóm cơ mặt tối ưu tính hiệu quả của Mewing.

Hướng dẫn tập Mewing đúng cách

Hướng dẫn tập Mewing đúng cách

7. Một số lỗi sai phổ biến khi tập Mewing

Do việc luyện tập Mewing chủ yếu là học trên mạng nên việc thực hiện sai kỹ thuật là không thể tránh khỏi. Những lỗi sai phổ biến khi tập Mewing như thở bằng miệng, tạo lực lớn trên 2 hàm răng, đặt lưỡi sai cách, không kiên trì Mewing. Những sai lầm này đều khiến tập Mewing không có hiệu quả, thậm chí gây biến dạng khuôn mặt, suy giảm chức năng răng.

7.1. Thở bằng miệng

Nếu thở bằng miệng, lưỡi không thể đặt đúng vị trí và không tạo đủ lực để xương hàm phát triển. Từ đó, giảm tới 60% hiệu quả của Mewing. Hơn nữa, việc thở bằng miệng có thể gây khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp. Vì vậy, hãy chú ý khép miệng lại khi tập và tạo áp lực nhẹ lên hàm răng để cơ xương hàm phát triển tự nhiên nhất.

7.2. Nghiến chặt răng

Nếu nghiến răng quá chặt, áp lực lớn từ lưỡi sẽ ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của hàm trên. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tăng cơ hàm khiến hàm thô bạnh, đau nhức. Ngoài ra, nghiến chặt răng còn gây ra tổn thương cho răng và lợi. 

7.3.  Đặt lưỡi sai tư thế

Một số tư thế không đúng khi đặt lưỡi bạn cần chú ý bao gồm đặt lưỡi quá cao hoặc quá thấp, đặt quá cong hoặc quá nông. Dù ở tư thế nào thì cũng không tạo ra áp lực hỗ trợ di chuyển xương hàm. Đồng thời, gây ra cảm giác căng thẳng trong khoang miệng.

7.4. Thiếu kiên nhẫn khi Mewing

Việc luyện tập Mewing cần tối thiểu 1-2 tháng mới thấy hiệu quả. Tuỳ thuộc vào tình trạng sai khớp cắn hiện tại và mức độ cải thiện mong muốn mà thời gian có thể dài ngắn khác nhau. Vì vậy, bạn cần có sự kiên trì, không bỏ cuộc mới đạt được kết quả mong muốn.

Mewing là gì

Tập Mewing sai kỹ thuật sẽ gây biến dạng khuôn mặt

8. Những hậu quả khi tập Mewing sai cách

Khi được hỏi về vấn đề này, bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Hậu quả để lại do tập Mewing sai cách rất nhiều. Trong đó, phổ biến nhất là người tập sẽ thấy mặt lệch, đau nhức cơ hàm, khó nhai, quầng thâm vùng mắt…”

– Hai bên má phát triển thiếu cân đối gây ra lệch mặt và các biến chứng về hô hấp, khả năng nuốt, thở khó khăn.

– Quầng thâm mắt xuất hiện do tư thế đầu không đúng, tạo nên sự mệt mỏi trên gương mặt. 

– Vùng dưới cằm yếu đi do lưỡi đặt sai vị trí ảnh hưởng đến không gian cơ đầu cổ. Từ đó khiến cấu trúc vùng này yếu đi và không rõ nét.

– Suy thoái răng, mòn men răng, đau nhức nếu nghiến chặt răng khi Mewing.

– Gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát triển cấu trúc gương mặt do tạo lực ép sai lên vòm họng ảnh hưởng tới hộp sọ trước.

Biến chứng nếu tập Mewing không đúng cách

Biến chứng nếu tập Mewing không đúng cách

9. Giải đáp những câu hỏi về phương pháp tập Mewing

Bên cạnh băn khoăn Mewing là gì thì những câu hỏi dưới đây cũng được chúng tôi nhận được khá nhiều trong thời gian gần đây. Để đảm bảo tính chính xác và chi tiết nhất, chúng tôi sẽ mời bác sĩ Đàm Ngọc Trâm giải đáp các câu hỏi sau:

9.1. Nên tập Mewing bao lâu một ngày?

Trong thời gian đầu, bạn có thể tập Mewing khoảng 20 phút/ngày. Sau khi đã quen dần, bạn tăng thời gian lên 30 phút/ngày.

9.2. Có bằng chứng khoa học xác thực hiệu quả của phương pháp Mewing không?

Câu trả lời là KHÔNG. Chỉ có một số nghiên cứu nhỏ đề cập đến sự ảnh hưởng của lực lưỡi đến sự phát triển cấu trúc khuôn mặt. Tuy nhiên, chúng không đủ chứng minh tính hiệu quả của Mewing.

9.3. Cách để lưỡi đúng của phương pháp Mewing như thế nào?

Tư thế lưỡi đúng là khi lưỡi nằm trên vòm họng, cách phần lợi phía sau răng cửa trên 1cm. Hàm trên và hàm dưới khép chặt vừa phải, hàm trên mở rộng tạo điều kiện cho răng di chuyển và phát triển.

9.4. Có thể vừa Mewing vừa ngủ không?

Bạn có thể vừa Mewing vừa ngủ. Lúc này, lưỡi đã quen ở đúng vị trí nếu được luyện tập hàng ngày.

9.5. Nên tập Mewing ở đội tuổi nào cho hiệu quả cao nhất?

Độ tuổi thích hợp nhất để tập Mewing đó là dưới 18 tuổi.

9.6. Mewing có được xem là một bài tập không?

Câu trả lời là KHÔNG. Mewing là một dạng vật lý trị liệu nhằm thay đổi vị trí nghỉ ngơi của lưỡi trên vòm miệng, không phải là bài tập.

9.7. Tại sao mỏi lưỡi khi Mewing?

Mỏi lưỡi khi Mewing là do chưa quen với cường độ tập. Khi cơ lưỡi quen dần với áp lực liên tục, cảm giác đau nhức sẽ biến mất.

9.8. Luyện tập Mewing bao lâu thì có kết quả?

Cần thực hiện Mewing ít nhất 1 – 2 tháng mới có kết quả. Thời gian có thể kéo dài hoặc rút ngắn tuỳ vào tình hình khuôn mặt hiện tại và nhu cầu thay đổi của mỗi người.

Trên đây là giải đáp chi tiết về Mewing là gì và những thông tin chi tiết về phương pháp này. Cần tìm hiểu cách tập Mewing đúng cách để không gặp phải những hậu quả đáng tiếc. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi luyện tập và tìm đọc những bài viết của Nha Khoa Paris để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mewing
Tập Mewing sai cách: Nguy cơ tiềm ẩn bạn cần chú ý

Tập Mewing sai cách: Nguy cơ tiềm ẩn bạn cần chú ý

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng 

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ