Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Dây cung niềng răng: Phân loại, tác dụng và câu hỏi thường gặp

Dây cung niềng răng là khí cụ không thể “vắng mặt” trong kỹ thuật chỉnh nha bằng mắc cài. Hiện tại có 5 loại dây cung được sử dụng phổ biến là dây hợp kim kim loại quý, Stainless Steel, Titan – Beta (TMA), Cobalt – Chromium và Niken – titan (Niti).

Dây cung niềng răng là dụng cụ quan trọng trong niềng răng bằng mắc cài. Chúng được dùng để kéo răng di chuyển vào vị trí mong muốn trong kế hoạch điều trị của bác sĩ. Vậy dây cung có mấy loại? Ưu nhược điểm ra sao? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay sau đây.

1. Dây cung niềng răng là gì?

Dây cung niềng răng (archwire) được sử dụng trong kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài, có dạng dây mảnh gắn cố định lên mắc cài và kéo dài toàn bộ cung hàm (1).

Tác dụng chính của dây cung là giúp siết chặt thân răng, tạo ra lực kéo để điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn. Dây cung được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thép không gỉ, titan, kim loại quý,…

Tùy theo tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định thay dây cung sau 1 – 2 tháng để đảm bảo hiệu quả niềng răng.

Dây cung trong niềng răng

Dây cung trong niềng răng

2. Các loại dây cung niềng răng

Có nhiều loại dây cung khác nhau được sử dụng trong niềng răng như dây cung hợp kim loại quý, dây cung Stainless Steel (thép không gỉ), dây cung Cobalt – Chromium, dây cung Niken – Titan (Niti) và dây cung Titan – Beta (TMA).

2.1. Dây cung hợp kim kim loại quý

Đây là loại dây cung có khả năng chống ăn mòn tốt, cùng độ dẻo và độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, chúng lại có một nhược điểm lớn đó là chi phí có phần đắt đỏ.

Thành phần chính của dây làm bằng kim loại quý sẽ là vàng (55 – 65%), bạch kim (5 – 10%), Palladium (5 – 10%), đồng (11 – 18%) và Niken (1 – 2%).

Các kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc đã được sử dụng trong ngành nha khoa từ năm 1887 bởi nhà khoa học Edward Angle.

Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý

Dây cung chỉnh nha hợp kim kim loại quý

2.2. Dây cung Stainless Steel (thép không gỉ)

Dây cung Stainless Steel hay còn được gọi là dây cung niềng răng thép không gỉ. Đây là dòng sản phẩm đã được ra tung ra thị trường vào năm 1929 (2).

Thép không gỉ là vật liệu đầu tiên dùng để thay thế cho dây cung hợp kim quý trong niềng răng, nhằm khắc phục nhược điểm về mặt chi phí. Hợp kim thép có chi phí rẻ hơn nhiều so với kim loại quý. Chúng cũng có độ cứng, chống ăn mòn và độ dẻo cao nên dễ dàng chế tạo các dụng cụ niềng răng phức tạp.

Các hợp kim thép không gỉ thuộc loại austenitic “18-8” có chứa Chromium (chiếm 17 – 25%), Niken (chiếm 8 – 25%) và Carbon (chiếm 1 – 2%).

Dây cung Stainless Steel có 3 dòng khác nhau.

– Dây cung 3 sợi twist: tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hình thành hàm cố định. Thêm vào đó, chúng còn có hệ thống lò xo nên được bác sĩ nha khoa đánh giá là phù hợp với cả những trường hợp niềng răng sớm

– Dây cung 6 sợi: đây là dòng sản phẩm có khả năng chịu được lực uốn cong ở mức độ cao

– Dây cung nhiều sợi: giúp hệ thống mắc cài hoạt động được một cách linh hoạt, hạn chế tình trạng tổn thương răng

2.3. Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium

Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium đã bắt đầu được sử dụng từ những năm 1950. Thành phần cấu tạo của chúng bao gồm coban (40%), crom (20%), sắt (16%) và niken (15%).

Loại dây cung trên có lực kéo mạnh nhưng độ cứng tương đối yếu, nên không thể điều trị các ca niềng răng phức tạp. Vì vậy, dây cung Cobalt – Chromium hiện tại ít được sử dụng trong quá trình niềng răng hơn so với các dòng khác.

2.4. Dây cung Niken – titan (Niti)

Dây cung Niken – titan (Niti) được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học William F.Buehler vào năm 1960.

Kể từ khi được giới thiệu ra thị trường cho tới thời điểm hiện tại, dây cung Niken – titan vẫn là loại được sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các phương pháp niềng răng mắc cài. Với thành phần bao gồm 55% Niken và 45% Titanium nên dây cung Niti có độ dẻo và độ đàn hồi rất cao.

2.5. Dây cung Titan – Beta (TMA)

Thành phần cấu tạo của dây cung Titan – Beta (TMA) bao gồm Titanium (chiếm 79%), Molypden (11%), Zirconium (6%) và Tin (4%). Sản phẩm còn có tên gọi thương mại là hợp kim TMA hoặc Titanium – Molybdenum. Đây là loại dây cung có thể tăng giảm chiều dài linh hoạt trong quá trình nắn chỉnh răng, giúp mang lại hiệu quả tương đối tốt.

Dây cung Titan - Beta (TMA)

Dây cung Titan – Beta (TMA)

3. Tác dụng của dây cung trong niềng răng

Tùy vào từng giai đoạn san đều răng, đóng khoảng hay chỉnh khớp cắn và duy trì thì dây cung lại có những công dụng nhất định (3).

3.1. Giai đoạn san đều răng

Tác dụng của dây cung trong giai đoạn san đều răng chính là điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm, tạo tiền đề thuận lợi để tiến hành các bước sau. Dây được sử dụng trong giai đoạn trên đòi hỏi chúng phải có độ cứng thấp, độ đàn hồi cao và loại lý tưởng để sử dụng trong giai đoạn điều trị san đều răng là dây cung Niti.

Để thực hiện tốt mục tiêu căn chỉnh răng đều trên cung hàm, bác sĩ sẽ thường sử dụng dây cung niềng răng có kích thước là 0.014 và 0.016.

3.2. Giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng

Trong giai đoạn đóng khoảng, dây cung sẽ có tác dụng điều chỉnh răng ở vùng phía trước và sự chênh lệch giữa hai hàm.

Thường vào giai đoạn tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng dây cung Stainless Steel (dây thép không gỉ) trong 4 – 8 tháng, với kích thước là 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025.

3.3. Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì

Vai trò của dây cung trong giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì sẽ là chỉnh lại những sai lệch cuối cùng và duy trì kết quả ổn định.

Nếu hai giai đoạn trên tiến triển tốt thì ở giai đoạn hoàn thiện sau cùng chỉ mất khoảng 2 – 8 tuần để chỉnh khớp cắn. Dây cung Niti kích cỡ 0.019 x 0.025 thường được bác sĩ sử dụng nhiều hơn cả ở giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì.

Tác dụng của dây cung trong niềng răng

Tác dụng của dây cung trong niềng răng

4. Cách hoạt động của dây cung niềng răng

Dưới đây là cách hoạt động chính của dây cung niềng răng:

4.1. Điều chỉnh vị trí của răng

Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, dây cung niềng răng được thiết kế để điều chỉnh vị trí của răng trong quá trình điều trị. Khi dây cung được gắn qua các mắc cài trên răng sẽ tạo ra áp lực liên tục lên răng, tạo điều kiện cho răng di chuyển dần dần về vị trí mong muốn. Dây cung được định kỳ điều chỉnh để đảm bảo răng di chuyển đúng hướng và đúng vị trí, răng sẽ trở nên đều và hài hòa hơn

4.2. Áp dụng áp lực nhẹ để di chuyển răng

Dây cung niềng răng tác động lực nhẹ lên răng, giúp răng dịch chuyển từ vị trí hiện tại đến vị trí mới theo đúng kế hoạch điều trị. Dây cung đảm bảo áp lực được phân bố đồng đều và an toàn cho răng và xương xung quanh. Qua đó cải thiện cảm giác khi cắn và nuốt, tạo sự ổn định giữa răng và cung miệng.

4.3. Sự thoải mái khi sử dụng dây cung

Dây cung niềng răng được thiết kế để mang lại sự thoải mái cho người sử dụng trong suốt quá trình điều trị. Người đeo vẫn thực hiện các hoạt động hàng ngày mà không gặp cản trở nhiều.

5. Ưu điểm của dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng mang lại nhiều ưu điểm như: hiệu quả điều chỉnh tốt, thoải mái khi sử dụng và có nhiều loại khác nhau.

– Hiệu quả điều chỉnh: dây cung niềng răng có khả năng tạo lực điều chỉnh liên tục và nhẹ nhàng, giúp dịch chuyển răng về vị trí mong muốn hiệu quả

– Thoải mái sử dụng: dây cung được thiết kế để mang lại sự thoải mái cho người sử dụng. Chúng thường được làm từ vật liệu cao cấp, an toàn trong môi trường khoang miệng, giảm thiểu cảm giác khó chịu và đau đớn

– Nhiều loại khác nhau: dây cung có nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm thép không gỉ, niken – titan và kim loại quý, giúp tùy chỉnh điều trị cho từng trường hợp cụ thể

Dây cung niềng răng có nhiều ưu điểm nổi bật

Dây cung niềng răng có nhiều ưu điểm nổi bật

6. Nhược điểm của dây cung niềng răng

Ngoài những ưu điểm kể trên, dây cung trong niềng răng cũng tồn tại nhiều hạn chế như:

– Đứt, tuột dây cung: dây cung bị đứt, tuột sẽ chọc vào mô mềm, làm tổn thương khoang miệng

– Hạn chế về chế độ ăn uống: một số loại thực phẩm cứng hoặc dai, dính như kẹo cao su, hạt cứng, mía,… dễ bám vào dây cung gây hỏng hoặc gãy dây cung

– Gây khó chịu ban đầu: ban đầu, khi răng và nướu còn phải thích nghi với dây cung, có thể gây ra cảm giác không thoải mái hoặc đau nhức

– Yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt: cần tuân thủ hướng dẫn và lịch trình điều trị từ bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất và tránh vấn đề phát sinh

7. Phương pháp chăm sóc dây cung niềng răng

Khi đeo dây cung niềng răng, việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng sẽ khó khăn hơn. Người niềng hãy thực hiện các biện pháp sau để có sức khỏe răng miệng tốt nhất.

7.1. Cách vệ sinh dây cung hàng ngày

Các bước vệ sinh dây cung hàng ngày:

– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride

– Chải nhẹ nhàng dọc theo thân dây cung để loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám

– Dùng bàn chải kẽ để vệ sinh các kẽ răng và khu vực xung quanh mắc cài, dây cung nơi mà bàn chải đánh răng thông thường khó tiếp cận

– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng dành riêng cho người niềng răng sau khi chải răng để giúp loại bỏ vi khuẩn và làm thơm miệng

Vệ sinh răng miệng và dây cung hàng ngày

Vệ sinh răng miệng và dây cung hàng ngày

7.2. Chế độ ăn uống khi sử dụng dây cung

Thức ăn và mảng dễ tích tụ ở các mắc cài, dây cung và kẽ răng, do đó cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi sử dụng dây cung như sau:

– Tránh ăn các loại thức ăn cứng có thể gây hỏng hoặc gãy dây cung như kẹo hạt cứng, mía, ổi, xương, sụn,…

– Bỏ hút thuốc lá, các chất kích thích, đồ uống có cồn

– Cắt nhỏ thức ăn trước khi nhai để giảm áp lực lên dây cung và mắc cài

– Tránh thức ăn dính có thể bám vào dây cung và mắc cài, gây khó khăn cho việc vệ sinh và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển

7.3. Điều chỉnh dây cung theo hướng dẫn của bác sĩ

Tuân thủ lịch tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo dây cung được điều chỉnh đúng cách và đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

8. Các câu hỏi thường gặp về dây cung chỉnh nha

Tuy rằng là một khí cụ chỉnh nha rất quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về dây cung niềng răng. Điển hình là đối với các vấn đề như kích thước, khi bị đứt dây cung thì phải làm sao, bao lâu nên thay 1 lần,…

8.1. Kích thước dây cung trong niềng răng là bao nhiêu

Kích thước dây cung rất đa dạng nhằm đáp ứng tối ưu về nhu cầu sử dụng.

Tùy vào thời gian điều trị cũng như từng giai đoạn các bác sĩ sẽ thay dây cung lớn hay nhỏ, dạng tròn, vuông hoặc chữ nhật có kích thước phù hợp nhất cho từng khách hàng.

– Kích thước dây tròn: 0.012; 0.014; 0.016; 0.018

– Kích thước dây tiết diện (vuông, chữ nhật): 0.016×0.016; 0.016×0.022; 0.017×0.022; 0.017×0.025; 0.018×0.022; 0.018×0.025; 0.019×0.025

Kích thước dây cung chỉnh nha bao nhiêu

Kích thước dây cung chỉnh nha rất đa dạng

8.2. Đứt dây cung khi niềng răng phải làm sao

Khi dây cung bị đứt, bạn cần đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và thay thế dây cung mới càng sớm càng tốt. Bởi nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình nắn chỉnh răng (4).

Trên thực tế thì tình trạng dây cung chỉnh nha bị đứt rất hiếm khi xảy ra. Vì chúng được sản xuất bằng các vật liệu có độ bền cao.

8.3. Bị tuột dây cung khi niềng răng nên làm gì

Ngay khi phát hiện dây cung bị tuột, khách hàng nên liên hệ ngay với bác sĩ để có cách xử lý an toàn. Bác sĩ sẽ hướng dẫn về việc tái lắp hoặc thay thế dây cung mới nhanh chóng và chính xác.

Dây cung đâm vào má

Nếu bị dây cung đâm vào má hãy đến phòng khám nha khoa để bác sĩ xử lý tốt nhất

8.4. Thay dây cung niềng răng bao lâu 1 lần

Thời gian trung bình thay dây cung là từ 1 – 2 tháng/lần. Thời gian thay dây cung còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như mức độ sai lệch của răng, tay nghề của bác sĩ, độ tuổi của khách hàng,…

Thay dây cung niềng răng bao lâu 1 lần

Trung bình từ 1 – 2 tháng sẽ thay dây cung niềng răng 1 lần

8.5. Dây cung vuông niềng răng

Dây cung vuông niềng răng hay còn được biết đến với tên gọi quen thuộc khác là dây cung tiết diện.

Kích thước của dây cung chỉnh nha vuông sẽ có sự đa dạng hơn dây cung dạng tròn. Nhờ kiểu dáng thiết kế nên chúng thường được bác sĩ sử dụng trong các giai đoạn đóng khoảng, chỉnh khớp cắn và duy trì kết quả.

8.6. Chỉ thép nha khoa có tác dụng gì

Chỉ thép nha khoa được dùng để giảm lực ma sát khi buộc dây cung vào hệ thống mắc cài trên răng. Đồng thời chỉ thép nha khoa cũng được sử dụng để thay thế thun liên hàm, với các ưu điểm như ít bị dính thức và ít tính ma sát hơn.

Tuy nhiên, để cố định được chỉ thép nha khoa yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao, thao tác khéo léo để tránh đâm vào môi, nướu gây tổn thương.

8.7. Dây cung đâm vào má

Dây cung đâm vào má là tình trạng mà rất nhiều người đã gặp phải khi niềng răng bằng mắc cài. Có không ít người hợp sẽ tự xử lý tình trạng trên bằng cách dùng tay uốn đầu dây cuộn tròn lại hoặc dùng bấm móng tay để cắt đoạn thừa đi cho dây không đâm vào cạnh má nữa.

Thế nhưng, những cách trên đều không đảm bảo tính an toàn tuyệt đối. Nếu như xử lý không đúng cách, có thể dẫn đến làm lệch dây cung gây tổn thương nặng hơn, nghiêm trọng nhất là gây lệch vị trí răng. Vì thế, giải pháp tốt nhẫn vẫn là đến phòng khám để bác sĩ tiến hành điều chỉnh lại dây cung sao cho phù hợp.

Trong trường hợp, bạn chưa đến được phòng khám nha ngay thì nên sử dụng sáp nha khoa để bôi vào các điểm tiếp xúc với dây cung nhằm bảo vệ các mô mềm không bị trầy xước, tổn thương.

Trên đây là đầy đủ các thông tin về dây cung niềng răng mà Nha khoa Paris đã tổng hợp, phân tích rất kỹ lưỡng. Trong quá trình niềng răng, dây cung có thể sẽ gây ra một số vấn đề nhất định. Tuy nhiên, khách hàng cũng không cần quá lo lắng vì đã có sự hỗ trợ của bác sĩ. Ngoài ra, khách hàng cũng cần tìm địa chỉ niềng răng uy tín để có một quá trình chỉnh nha an toàn và hiệu quả nhất.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề khí cụ niềng răng
Đặt thun tách kẽ: Cải thiện tình trạng răng đan xen với thun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ: Cải thiện tình trạng răng đan xen với thun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ răng nhằm mục đích tạo khoảng cách cần thiết giữa các răng để nha sĩ gắn khâu niềng răng một cách dễ dàng hơn. Sau khi

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Khí cụ chỉnh nha niềng răng là gì? 11 loại khí cụ niềng răng tốt nhất

Khí cụ chỉnh nha niềng răng là gì? 11 loại khí cụ niềng răng tốt nhất

Niềng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người áp dụng để nắn chỉnh răng mọc sai lệch về đúng vị trí, giúp cải thiện tính

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ