
Răng bị nứt có tự lành lại không là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn khi thấy răng của mình có vết nứt mà không biết nguyên nhân từ đâu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
Răng được cấu tạo gồm 3 phần từ ngoài vào trong đó là men răng, ngà răng và tủy răng. Men răng là phần khoáng chất cứng chắc nhất trên cơ thể con người và không có tế bào sống nên chúng không thể nào tự lành lại.
Nếu muốn chúng lành lại và không gây nguy hiểm đến sức khỏe thì cần sự trợ giúp của các bác sĩ nha khoa.
Răng bị nứt có tự lành lại không câu trả lời là Không. Các vết nứt sẽ tiếp tục kéo dài và sâu xuống hết răng cho đến khi chiếc răng ấy bị gãy hoặc dây thần kinh bị nhiễm trùng gây đau nhức.
Không nên tự xử lý tình trạng răng nứt tại nhà mà nên đến phòng khám nha khoa khi thấy tình trạng răng bị ê buốt khi ăn hoặc khi tiếp xúc với các đồ nóng, lạnh.
Răng bị nứt có sao không? Có tự lành được không?
Vì vậy để ngăn ngừa tình trạng răng bị nứt cần chú ý đến một số triệu chứng báo hiệu tình trạng răng bị nứt. Vì tình trạng răng bị nứt không thể phát hiện được kể cả khi chụp x – quang, vì vậy chỉ có thể phát hiện qua những dấu hiệu sau:
Có thể nhận biết được nó bằng mắt thường nếu đó là những vết nứt trên thân răng
Đau khi nhai, cắn thức ăn, nhất là khi ăn những đồ vật cứng
Nhạy cảm với những đồ nóng, lạnh, chua, nhiều khi cả đồ ngọt nữa
Các cơn đau không liên tục mà nó chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và lặp lại nhiều lần trong ngày
Nướu xung quanh răng bị nứt sẽ sưng tấy, đỏ, đau khi chạm vào
Đột nhiên vào một ngày thấy răng tự nhiên bị nứt mà không rõ nguyên nhân, lo lắng răng bị nứt có tự lành không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân răng bị nứt trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp:
Thông thường răng tự nhiên nứt thường là do men răng bị yếu. Những người có men răng yếu thường là do di truyền, do trong quá trình mang thai mẹ sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, do trong quá trình thay răng không được vệ sinh răng miệng tốt nên khiến men răng bị yếu dần
Ăn thức ăn quá cứng hoặc có những thói quen cắn những đồ vật cứng khi bối rối, stress…
Thói quen nghiến răng khi ngủ
Do thay đổi nhiệt độ đột ngột như trước đó đang ăn thức ăn nóng sau đó làm giảm nhiệt bằng cách uống đồ lạnh
Răng bị nứt do hàn trám quá nhiều
Trên đây là những nguyên nhân chính thường gây nên tình trạng răng bị nứt. Vậy chúng có những dạng nứt nào và gây ra những hậu quả gì khi không được điều trị kịp thời?
Sau vấn đề răng bị nứt có tự lành không thì việc răng bị nứt gây ra những hậu quả gì cũng khiến cho nhiều người bận tâm. Nhưng đầu tiên cần nhận biết được có những dạng vết nứt nào mà có thể gặp phải:
Răng có vết nứt dọc thân: răng bị nứt dọc từ đường cắn đến nướu, nó sẽ thường gây nên tình trạng viêm nhiễm
Nứt ngang răng cửa: Răng thường hay bị nứt ngang thân và sau đó dẫn đến tình trạng mẻ, sứt răng
Răng bị nứt chân: Vết nứt này không thể nhìn được bằng mắt thường vì nó xuất hiện ở dưới nướu. Chỉ có thể cảm nhận nó bằng những triệu chứng ê buốt, đau nhức khi ăn nhai
Răng bị chẻ đôi: Đây là dạng hậu quả của việc răng bị nứt dọc theo thời gian không được điều trị làm cho vết nứt ngày càng lớn và làm răng bị vỡ đôi
Răng có vết nứt do trám nhiều: vết nứt này thường là vết nứt dọc thân răng nhưng nó không gây nên tình trạng viêm nhiễm vì thường răng được thực hiện hàn tràm đã tiến hành lấy tủy
Các dạng nứt răng phổ biến
Khi răng bị nứt không được điều trị thì vết nứt sẽ ngày càng lớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Ê buốt kéo dài, làm cho răng yếu đi
Ngà răng và tủy bị lộ ra ngoài làm không thể thoải mái ăn nhai
Vi khuẩn theo vết nứt tấn công đến tủy răng gây nên tình trạng sâu răng, viêm tủy
Vi khuẩn tấn công các dây thần kinh bên dưới chân răng gây nên tình trạng nhiễm trùng, sốt, sưng nướu, hôi miệng…
Lúc này không nên bận tâm đến vấn đề răng bị nứt có tự lành được không mà nên tìm cách răng bị nứt nên làm gì?
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Câu hỏi răng bị nứt có tự lành hay không thì xin nhắc lại là không. Khi thấy răng như vậy nên tới các cơ sở nha khoa để thăm khám, xác định mức độ của vết nứt để có được phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường các bác sĩ sẽ điều trị như sau:
Với những tình trạng răng bị nứt nhẹ thì các bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám lại vết thương để tránh vết nứt thêm lớn và giúp ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào ngà và tủy răng gây ra các bệnh lý răng miệng.
Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy chất liệu Composite hoặc Inlay – Onlay sứ để nối lại vết răng đã nứt. Nó sẽ làm cho răng không còn vết nứt nữa vừa bảo vệ được ngà răng vừa có thể mang lại độ thẩm mỹ cho răng. Vì chúng có màu sắc giống răng thật.
Hàn trám răng nứt nhẹ
Nếu răng bị nứt nhiều thì không thể nào hàn trám được và phương pháp tối ưu nhất lúc này là bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer. Và đặc biệt với tình trạng chữa răng bị nứt ngang răng cửa thì nên thực hiện phương pháp này.
Vì răng cửa yêu cầu độ thẩm mỹ cao mà miếng hàn trám sẽ bị đổi màu sau khoảng thời gian từ 3 – 5 năm. Bọc răng sứ tình trạng nứt ngang răng cửa sẽ cho kết quả lâu dài từ 10 năm trở lên, tùy thuộc vào loại răng sứ lựa chọn và cách chăm sóc răng miệng.
Về câu hỏi răng bị nứt có tự lành thì với một số trường hợp răng bị rạn nứt dọc thân quá lớn hoặc đã để vi khuẩn tấn công đến tủy răng thì trước khi bọc răng sứ bắt buộc các bác sĩ phải thực hiện lấy tủy.
Việc này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn không thể tấn công sâu xuống dưới chân răng, gây nên tình trạng viêm nướu, áp xe xương ổ răng.
có rất nhiều loại răng sứ có thể thoải mái lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế, nhu cầu thẩm mỹ của bản thân.
Với tình trạng răng bị nứt chân sẽ không thể thực hiện hàn trám hay bọc sứ được vì chúng nằm dưới nướu, không thể nào thực hiện được bằng các cách trên. Vì vậy để bảo vệ nướu và xương hàm biện pháp tốt nhất lúc này là cần phải nhổ chiếc răng bị nứt chân đi.
Sau khi nhổ chiếc răng này đi thì cần thay thế chúng bằng một chiếc răng giả mới, như vậy mới đảm bảo khả năng ăn nhai, thẩm mỹ, ngăn ngừa tiêu xương, xô lệch các răng trên cung hàm…
Thực hiện nhổ bỏ chiếc răng bị nứt chân
Dù lựa chọn cách khắc phục nào đi nữa thì cũng nên lựa chọn một nha khoa uy tín để thực hiện. Vì nha khoa tốt mới cho được kết quả hàn trám hoặc bọc răng sứ tốt nhất. Với những thông tin trên đây hy vọng đã có được câu trả lời cho răng bị nứt có tự lành và cách khắc phục như thế nào.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×