Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng khểnh là gì? Ý nghĩa của răng khểnh trong phong thủy

Răng khểnh được xem là nét đẹp tạo nên nụ cười duyên dáng trên gương mặt theo quan niệm của người Á Đông. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng răng khểnh gây vướng víu và dễ dắt thức ăn. Vậy răng khểnh là tốt hay xấu? Có ý nghĩa gì trong phong thủy và tướng số? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Răng khểnh là gì

Răng khểnh hay còn được gọi là răng nanh mọc lệch, mọc ở vị trí số 3 trên cung hàm, cạnh răng cửa số 2 và răng hàm số 4 (1). Răng khểnh thường mọc chếch ra ngoài hoặc vào trong. Hầu hết răng khểnh sẽ làm nụ cười trở nên đặc biệt và cuốn hút hơn. Mỗi người sẽ sở hữu từ 1 – 2 chiếc răng khểnh ở hàm trên.

Người sở hữu răng khểnh thường được người khác đánh giá là có duyên và dễ thương. Tuy nhiên, với trường hợp răng khểnh mọc bên trong hay mọc quá cao sẽ làm mất tính thẩm mỹ. Hơn nữa, răng khểnh mọc sai vị trí làm khớp cắn bị lệch, gây cản trở khi nhai thức ăn, dễ mắc các bệnh lý về răng miệng.

Hình ảnh về răng khểnh

Hình ảnh về răng khểnh

2. Lý do hình thành răng khểnh

Những nguyên nhân hình thành nên răng khểnh thường xuất phát từ yếu tố di truyền, thói quen xấu, kích thước của hàm răng, mất răng sớm,… Cụ thể:

2.1. Yếu tố di truyền

Trẻ sinh ra mọc răng khểnh có thể xuất phát do di truyền từ thế hệ trước. Nhiều trường hợp bố mẹ hoặc ông bà có răng khểnh thì đời con cháu cũng sở hữu răng khểnh.

2.2. Do một số thói quen xấu

Các thói quen của trẻ như lấy tay đè vào răng, dùng núm ti, mút ngón tay, mút bút, dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng,… sẽ tác động lên răng nanh đang mọc làm chúng mọc sai hướng và tạo răng khểnh.

Vì thế, thói quen từ khi còn nhỏ nên được kiểm soát và khắc phục trong giai đoạn răng vĩnh viễn phát triển.

2.3. Do hình dáng hàm răng

Trường hợp hàm răng quá nhỏ so với kích thước răng cũng gây ra sự mất cân bằng và không đủ khoảng trống để mọc thẳng. Còn với hàm quá lớn thì các răng có thể mọc chồng chéo lên nhau. Do đó, kích thước, dáng hàm răng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc răng khểnh mọc như thế nào.

2.4. Răng mất từ sớm

Việc mất răng quá sớm, xương hàm chưa ổn định cũng là nguyên nhân làm thay đổi vị trí của các răng còn lại. Các răng mọc chen chúc và chiếm chỗ răng bị mất trên cung hàm dẫn đến răng mọc lệch.

3. Các dấu hiệu nhận biết răng mọc khểnh

Trong độ tuổi thay răng, bạn có thể phát hiện răng khểnh sắp mọc ở trẻ qua các dấu hiệu như:

– Vòm hàm hẹp, không đủ không gian để răng nanh mọc thẳng hàng như bình thường

– Răng nanh sữa rụng sớm hơn so với thời gian tiêu chuẩn

– Răng nanh sữa đến thời gian thay mà vẫn chưa rụng

– Răng xung quanh mọc quá lớn, chiếm hết chỗ để răng nanh mọc thẳng

– Răng kế cận mọc chen vào vị trí răng nanh, làm răng nanh mọc ra ngoài, nhô cao lên

Các dấu hiệu nhận biết răng mọc khểnh

Các dấu hiệu nhận biết răng mọc khểnh

4. Tại sao có người muốn làm răng khểnh giả

Nhiều người muốn làm răng khểnh giả vì răng khểnh sẽ tạo điểm nhấn cho cung hàm, làm thay đổi diện mạo khuôn mặt và tăng thêm nét duyên dáng.

Theo quan niệm người phương Đông, những người sở hữu răng mọc khểnh thì nụ cười thường tươi tắn, dễ thương nên rất thu hút. Về tiền tài, sự nghiệp, người có răng mọc khểnh có tính quyết đoán, kiên trì, nên dễ dàng thăng tiến trong công việc. Hơn nữa họ còn rất thích sự chủ động và chân thành trong chuyện tình cảm.

Do vậy nhiều muốn trồng răng khểnh giả để cho sự nghiệp suôn sẻ, vẻ ngoài cá tính.

Tuy nhiên với người phương Tây lại không thích răng khểnh. Họ cho rằng chiếc răng khểnh mọc lệch ở cung hàm nên báo hiệu cuộc sống không suôn sẻ mấy. Nên nếu có thì họ đi niềng lại ngay.

5. Răng khểnh mọc ở độ tuổi nào

Răng khểnh thường từ 12 – 13 tuổi khi trẻ đang mọc răng vĩnh viễn (2).

Thời gian mọc răng khểnh kéo dài 2 – 4 tuần, răng sữa bắt đầu lung lay để nhường chỗ răng khểnh mọc lên.

Trên thực tế, mỗi người có cơ địa khác nhau nên răng khểnh có thể mọc trong vài tháng hoặc vài năm. Ở giai đoạn này, bố mẹ cần hỗ trợ trẻ chăm sóc răng miệng và giúp có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng để răng phát triển bình thường.

6. Làm răng khểnh giá bao nhiêu tiền

Có 3 phương pháp làm răng khểnh được nhiều người thực hiện là: đắp Composite, bọc răng sứ và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp sẽ có mức giá khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng giá sau đây tại Nha khoa Paris:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Đắp Composite lên răngRăng1.000.000
Bọc răng sứ
Răng sứ VenusRăng3.000.000
Răng sứ Emax ZicRăng6.000.000
Răng sứ CerconRăng6.000.000
Răng sứ Lava PlusRăng8.000.000
Răng sứ thẩm mỹ P-MaxRăng7.000.000
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 3SRăng10.000.000
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 4SRăng12.000.000
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 5SRăng15.000.000
Răng sứ thẩm mỹ P-Max Kim cươngRăng18.000.000
Veneer sứ Emax / Cercon HTRăng8.000.000
Veneer sứ P-Max 3SRăng10.000.000
Veneer Ultra ThinRăng12.000.000
Trồng răng Implant
Trụ Implant Hàn Quốc – DioTrụ12.000.000
Trụ Implant Hàn Quốc – Dio – Tích hợp UVTrụ16.000.000
Trụ Implant Hàn Quốc – DentiumTrụ16.000.000
Trụ Implant Pháp – ETKTrụ24.000.000
Trụ Implant Thụy Sĩ – SICTrụ30.000.000
Trụ Implant Thụy Sĩ – Straumann SLA ActiveTrụ35.000.000

 

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ tạo răng khểnh

7. Mọc răng khểnh có đau không

Mọc răng khểnh có gây cảm giác đau. Bởi khi răng khểnh mọc lên sẽ xâm lấn vào vị trí của các răng khác, tạo áp lực lên dây chằng và mô mềm xung quanh. Từ đó gây ra triệu chứng như đau, sưng và có thể viêm nhiễm vùng nướu.

Nếu trẻ có dấu hiệu đau nhức, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau như: chườm lạnh, ăn thức ăn mềm, súc miệng với nước muối, dùng thuốc được bác sĩ kê đơn,…

Tuy nhiên, trong thời gian dài mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm và triệu chứng nghiêm trọng hơn thì bố mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để kiểm tra và được điều trị.

8. Mọc răng khểnh có ảnh hưởng gì không

Mọc răng khểnh có thể gây ra nhiều hệ lụy như: khó vệ sinh răng miệng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, ảnh hưởng phát âm, lệch khớp thái dương hàm và giảm khả năng ăn nhai.

– Khó vệ sinh răng miệng: với người có răng lệch lạc, khi ăn nhai dễ mắc kẹt thức ăn trong kẽ răng. Điều này khiến việc làm sạch răng không hiệu quả, tạo điều kiện để mảng bám, vi khuẩn và cao răng hình thành, gây ố vàng, sâu răng hoặc viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu gây mất răng

– Ảnh hưởng thẩm mỹ: răng  khểnh sẽ dễ lộ ra khi bạn cười hoặc giao tiếp, khiến nhiều người ngại khi nói chuyện

– Ảnh hưởng phát âm: răng khấp khểnh khiến phát âm có thể thay đổi, có tiếng nói không chuẩn xác và thường xem là nói ngọng

– Lệch khớp thái dương hàm: với răng khấp khểnh, khi ăn nhai lâu có thể làm hai hàm bị mỏi, thậm chí lệch khớp thái dương hàm, gây biến chứng đau đầu, đau cổ vai gáy khó chịu

– Giảm khả năng ăn nhai: răng mọc lộn xộn khiến khả năng nhai kém hiệu quả, thức ăn không tiêu hóa tốt. Qua đó làm tăng áp lực cho dạ dày, gây bệnh lý về đường ruột

9. Ý nghĩa răng khểnh trong phong thủy

Về mặt tính cách và tướng số con người trong phong thủy, răng khểnh sẽ thể hiện những đặc điểm sau:

– Tính cách: người có răng khểnh thường nhanh nhẹn, hoạt bát và hiền lành. Luôn tự tin trong công việc và thể hiện mình rất xuất sắc, có tài ăn nói khéo léo, duyên dáng. Ngoài ra, họ cũng là những người có tấm lòng tốt, suy nghĩ sâu sắc và biết quan tâm mọi người xung quanh

– Sự nghiệp: theo quan niệm xưa cho rằng người có răng khểnh thường rất mạnh mẽ, quyết đoán và kiên trì. Nhờ đó khiến họ có cơ hội thăng tiến trong công việc và đạt nhiều thành trong trong sự nghiệp

– Tình cảm: người có răng khểnh thường có xu hướng thích sự chân thành và chủ động trong tình cảm

Tuy nhiên một số trường hợp có răng khểnh nhọn và mọc gần cửa miệng thì lại được xem là không tốt bởi đây là người không chú ý trong giao tiếp nên dễ chọc giận người khác. Những người này nên biết cách kiềm chế cảm xúc và bình tĩnh trước mọi vấn đề.

Ý nghĩa răng khểnh trong phong thủy

Ý nghĩa răng khểnh trong phong thủy

10. Răng khểnh nên nhổ khi nào

Răng khểnh nên nhổ khi mắc bệnh lý không thể điều trị, cản trở việc ăn uống như viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… Hoặc răng khểnh có kích thước lớn, mọc chồi, mọc lệch, mọc chèn răng xung quanh cản trở việc ăn nhai và sinh hoạt cũng cần nhổ bỏ.

11. Răng khểnh có nên niềng không

Nên niềng răng khểnh để có hàm răng đều đẹp hơn và có khớp cắn chuẩn, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Nếu răng khểnh kết hợp với sai lệch khác như thưa, hô, móm, khớp cắn hở, khớp cắn chéo,… thì việc niềng răng càng cần thiết hơn.

Còn trường hợp răng khểnh không ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ, không tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh lý thì không cần niềng.

Cơ chế niềng răng là tạo lực kéo răng giúp răng dịch chuyển dần về vị trí mong muốn. Đối với những răng khểnh mọc lệch, sau khi niềng có thể mang lại hàm răng ngay ngắn, thẳng hàng. Niềng răng khểnh sẽ an toàn hơn so với phương pháp bọc răng sứ.

Niềng răng các sớm thì càng có hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi chỉnh nha bạn cần tham khảo địa chỉ nha khoa uy tín với thiết bị hiện đại và vật liệu chính hãng.

12. Các phương pháp niềng răng để điều trị răng khểnh

Niềng răng sẽ tạo lực điều chỉnh, đưa các răng dịch chuyển về đúng vị trí. Đồng thời cũng giúp điều chỉnh cấu trúc xương mặt, mang lại khuôn mặt cân đối hơn. Các phương pháp niềng răng để điều trị răng khểnh phổ biến là: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt Invisalign và niềng răng mắc cài tự động.

12.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại là kỹ thuật niềng răng khểnh truyền thống, sử dụng mắc cài và dây cung từ kim loại. Khí cụ niềng sẽ kéo răng khểnh về vị trí chính xác ở trên cung hàm. Nhờ đó giúp bạn có hàm răng đều đẹp và khớp cắn đúng.

Niềng răng mắc cài kim loại có độ bền tốt và cứng chắc nên đảm bảo quá trình siết răng liên tục và hiệu quả cao.

Mắc cài kim loại không có tính thẩm mỹ cao và khá vướng trong miệng. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bạn sẽ thích nghi với tình trạng này và không khó chịu nữa.

Niềng răng mắc cài kim loại cho răng khểnh

Niềng răng mắc cài kim loại cho răng khểnh

12.2. Niềng răng trong suốt

Đây là phương pháp niềng răng khểnh sử dụng khay niềng trong suốt. Khay niềng Invisalign nhẹ, có thiết kế tương tự như máng tẩy trắng. Nhờ chất liệu nhựa dẻo trong suốt cùng thiết kế ôm sát vào thân răng nên khi đeo niềng, người đối diện khó nhận ra rằng bạn đang niềng răng. Thông thường, 2 tuần một lần bạn sẽ nhận khay niềng mới.

Niềng răng trong suốt Invisalign không sử dụng dây cung, mắc cài nên đem lại cảm giác thoải mái hơn phương pháp niềng răng khác.

Khay niềng này rất tiện lợi, có thể tháo ra khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng. Nhờ đó sức khỏe răng miệng sẽ được đảm bảo trong suốt quá trình niềng. Tuy nhiên đây cũng là phương pháp có chi phí cao nhất hiện nay.

12.3. Niềng răng mắc cài sứ

Thay vì dùng mắc cài kim loại, nhiều người chọn niềng răng khểnh với mắc cài sứ vì có màu sắc tương đồng với men răng, tính thẩm mỹ tốt hơn. Tuy nhiên, mắc cài sứ dễ vỡ nên khi ăn nhai cần hạn chế thức ăn dai, cứng. Đồng thời, với mắc cài sứ, bác sĩ chỉ có thể kéo lực nhất định mỗi khi siết, khiến kéo dài thời gian chỉnh nha. Chi phí niềng răng khểnh với mắc cài sứ cao hơn so với mắc cài kim loại và chất liệu sứ cũng dễ nứt vỡ nếu có tác động mạnh.

12.4. Niềng răng mắc cài tự động

Niềng răng khểnh với mắc cài tự động cũng giống như niềng răng mắc cài truyền thống, nhưng dây chun được thay thế bằng chốt tự động, giúp cố định dây cung ở trong rãnh mắc cài. Niềng răng khểnh mắc cài tự động có nhiều ưu điểm nên giá thành cũng cao hơn hẳn đó là: lực kéo răng ổn định, không lo đứt thun, hạn chế đau nhức, ít gây tổn thương tới mô miệng, có tính thẩm mỹ cao hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn khi sở hữu răng khểnh. Tuy răng khểnh có thể giúp nụ cười của bạn duyên dáng hơn, nhưng đồng thời cũng tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng do việc vệ sinh chúng khá phức tạp. Do đó, nếu không có ý định nhổ bỏ răng khểnh, cần sức lưu ý tới sức khỏe răng miệng để có nụ cười tự tin nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng khểnh
Răng khểnh trong tướng số là dấu hiệu của người sướng hay khổ?

Răng khểnh trong tướng số là dấu hiệu của người sướng hay khổ?

Răng khểnh trong tướng số có phải là điềm báo cho người có số phận sung sướng hay khổ cực hay không? Nếu muốn sở hữu răng khểnh thì

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng khểnh có nên niềng không? Tìm hiểu ngay trước khi quyết định

Răng khểnh có nên niềng không? Tìm hiểu ngay trước khi quyết định

Răng khểnh có nên niềng không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Để có hàm răng đều, khớp cắn chuẩn, cải thiện chức năng ăn nhai

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Niềng răng khểnh có nên không? Các phương pháp phổ biến

Niềng răng khểnh có nên không? Các phương pháp phổ biến

Răng khểnh là chiếc răng nanh mọc lệch, làm giảm khả năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ. Đối với trường hợp trên, các bác sĩ nha khoa

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Niềng răng khấp khểnh: Bao lâu đạt kết quả mong đợi?

Niềng răng khấp khểnh: Bao lâu đạt kết quả mong đợi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Có nên mài răng khểnh không? Chi phí bao nhiêu

Có nên mài răng khểnh không? Chi phí bao nhiêu

Không phải tất cả những người có răng khểnh đều tự hào về chiếc răng này bởi chúng gây mất thẩm mỹ và hàng loạt các phiền toái khác cho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh có được không? Chi phí là bao nhiêu?

Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh có được không? Chi phí là bao nhiêu?

Bọc răng sứ cho răng khấp khểnh sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian so với phương pháp niềng răng. Thông thường, bạn chỉ mất khoảng 2

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công