10/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Chảy máu sau khi nhổ răng là tình trạng nhiều người gặp phải. Để xử lý hiệu quả tình trạng này, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp. Nha khoa Paris sẽ chia sẻ cách làm hết chảy máu sau khi nhổ răng an toàn và hiệu quả nhất.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, chảy máu sau khi nhổ răng xảy ra do các nguyên nhân như: vết thương chưa lành, yếu tố đông máu, tác động bên ngoài, thuốc làm loãng máu, bệnh lý nền và kỹ thuật nhổ răng chưa chuẩn xác (1).
– Vết thương chưa lành:
Quá trình nhổ răng sẽ làm tổn thương mô mềm xung quanh răng, dẫn đến chảy máu. Vết thương sẽ cần thời gian để hình thành cục máu đông và lành lại.
– Yếu tố đông máu:
Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu dễ bị chảy máu kéo dài. Các vấn đề liên quan đến đông máu làm vỡ cục máu đông sau khi nhổ răng, khiến máu khó cầm lại.
– Tác động bên ngoài:
Hút thuốc, nhai thức ăn cứng, hoạt động mạnh hay súc miệng quá mạnh có thể làm vỡ cục máu đông tại vết thương, gây chảy máu trở lại.
– Thuốc làm loãng máu:
Một số loại thuốc như aspirin, clopidogrel sẽ làm giảm khả năng đông máu, tăng nguy cơ chảy máu sau khi nhổ răng.
– Bệnh lý nền:
Người mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp hoặc bệnh lý về máu có thể gặp khó khăn trong quá trình lành vết thương. Các bệnh lý này sẽ làm giảm khả năng tái tạo mô và cầm máu, kéo dài thời gian chảy máu.
– Kỹ thuật nhổ răng:
Bác sĩ có tay nghề kém, thực hiện thao tác nhổ răng không đúng sẽ gây tổn thương nhiều hơn đến mô xung quanh và dẫn đến chảy máu kéo dài.
Để ngăn ngừa chảy máu sau khi nhổ răng, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
Để cầm máu hiệu quả sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ đặt miếng băng gạc tiệt trùng vào chỗ răng vừa nhổ và yêu cầu bạn cắn chặt. Việc này giúp máu từ vết thương thấm vào băng gạc và đông lại nhanh chóng. Khi về nhà, bạn có thể tiếp tục áp dụng phương pháp này theo các bước sau (2):
– Chuẩn bị một miếng gạc sạch, cuộn tròn hoặc gấp thành hình vuông sao cho vừa khít với ổ răng
– Đặt miếng gạc vào vị trí răng vừa nhổ và ngậm bông trong 45 – 60 phút
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và kháng sinh để giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các loại thuốc phổ biến là:
– Thuốc giảm đau: Paracetamol và Acetaminophen giúp giảm đau khi hiệu quả của thuốc tê đã hết
– Thuốc kháng sinh: Amoxicillin và Doxycycline ngăn chặn vi khuẩn gây nhiễm trùng ở vết thương
Nên uống thuốc trong 5 – 7 ngày sau khi nhổ răng.
Cục máu đông hình thành tại vị trí nhổ răng giúp cầm máu và bảo vệ vết thương. Không súc miệng mạnh, tránh dùng lưỡi, tay hoặc bất kỳ vật dụng nào để chạm vào vết thương. Điều này có thể phá vỡ cục máu đông và gây chảy máu trở lại (3).
Tránh hoạt động mạnh như chạy nhảy, thể thao trong ít nhất 24 giờ sau khi nhổ răng. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn. Ăn thức ăn mềm, nguội như cháo, súp, khoai tây nghiền để không gây kích thích vết thương và giúp dễ tiêu hóa.
Hút thuốc sẽ làm giảm lưu lượng máu đến vùng nhổ răng và làm chậm quá trình lành vết thương. Nicotine trong thuốc lá cũng có thể làm hỏng cục máu đông, dẫn đến chảy máu kéo dài và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất là nên bỏ hút thuốc lá sau khi nhổ răng.
Sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng nhẹ nhàng, tránh vùng nhổ răng. Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để giữ vệ sinh miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Tránh sử dụng nước súc miệng chứa cồn vì có thể làm khô miệng và ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương.
Nếu chảy máu không dừng hoặc có dấu hiệu bất thường như sưng tấy, đau đớn quá mức, sốt cao, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp chuyên khoa để cầm máu và đảm bảo vết thương lành nhanh chóng.
Áp túi lạnh bên ngoài má ở vùng nhổ răng trong 15 – 20 phút, nghỉ 10 phút rồi lặp lại. Chườm lạnh giúp co mạch máu, giảm sưng và chảy máu. Nên thực hiện chườm lạnh trong 24 giờ đầu sau khi nhổ răng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngồi thẳng giúp giảm áp lực lên vùng nhổ răng, hạn chế chảy máu và giúp máu lưu thông tốt hơn. Tránh nằm ngang hoặc cúi đầu quá thấp trong ngày đầu sau khi nhổ răng.
Các biện pháp cầm máu tự nhiên thường được áp dụng sau khi nhổ răng:
– Nước muối ấm: hòa tan một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm, súc miệng nhẹ nhàng trong 30 giây. Nước muối có tính kháng khuẩn, giúp giữ vệ sinh miệng và hỗ trợ quá trình lành vết thương
– Trà túi lọc: ngâm túi trà trong nước ấm, để nguội một chút rồi đặt túi trà ẩm vào vùng nhổ răng trong 20 – 30 phút. Axit tannic trong trà giúp làm co mạch máu, ngăn ngừa chảy máu và hỗ trợ lành vết thương
Để ngăn ngừa chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau (4):
– Trường hợp răng khó nhổ, phải đào ngoáy sâu cần thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện các biện pháp điều trị phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ
– Tránh ăn các loại thức ăn cứng, dai, hay có nhiều vụn nhỏ có thể gây tổn thương vùng nhổ răng và kéo dài quá trình chảy máu
– Uống đủ nước giúp giữ ẩm cho khoang miệng và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Tránh đồ uống có cồn và cafein vì chúng có thể gây kích ứng vết thương
– Tránh hoạt động thể chất mạnh và gắng sức để giảm nguy cơ làm tổn thương vùng nhổ răng và ngăn chặn tình trạng chảy máu
– Không hút thuốc, uống rượu bia sau nhổ răng
– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng và đúng cách, tránh chải răng quá mạnh ở khu vực nhổ răng. Súc miệng bằng nước muối ấm để giữ vệ sinh và giảm nguy cơ nhiễm trùng
– Người già và trẻ em là những đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt sau khi nhổ răng. Đảm bảo vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời
Sau khi nhổ răng, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường sau, bạn cần liên hệ tới bác sĩ ngay để được xử lý:
– Chảy máu không ngừng: nếu sau 24 giờ vết thương vẫn chảy máu nhiều, có thể do vết thương quá lớn hoặc rối loạn đông máu
– Triệu chứng khác thường: cảm thấy đau đớn quá mức, sưng tấy nhiều hoặc sốt cao
– Dấu hiệu nhiễm trùng: nhiễm trùng sau khi nhổ răng có thể biểu hiện qua các triệu chứng như mủ ở vết thương, sưng tấy nặng và đau nhức kéo dài
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về vấn đề chảy máu sau khi nhổ răng và giải đáp chi tiết.
Phenolic có trong lá trầu có khả năng cầm máu. Bạn có thể nghiền nát lá trầu không tươi và đặt lên vết thương sau khi nhổ răng để giúp ngừng chảy máu. Tuy nhiên, nếu chảy máu không dừng lại sau một thời gian lâu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Để giúp quá trình lành vết thương sau khi nhổ răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên kiêng các thực phẩm cứng, dai như hạt, thịt dai nhiều hoặc các thực phẩm dễ gây kích ứng vùng vết thương như gia vị cay nóng.
Các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa nên sử dụng trong những ngày đầu sau khi nhổ răng là:
– Cháo, súp: là những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, giúp cung cấp năng lượng mà không gây khó khăn cho quá trình lành thương
– Hoa quả mềm: chuối, lê, táo chín mềm, cam giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm dịu vùng răng bị nhổ
– Sữa chua và sản phẩm sữa: các sản phẩm này không chỉ dễ tiêu hóa mà còn giúp bồi bổ và tái tạo các mô mềm sau khi nhổ răng
Chảy máu sau khi nhổ răng khôn diễn ra phổ biến hơn so với nhổ răng thông thường. Bởi quá trình nhổ răng khôn phức tạp hơn và làm tổn thương mô mềm nhiều hơn. Việc tuân thủ các biện pháp chăm sóc và giữ vệ sinh sau khi nhổ răng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ chảy máu kéo dài và biến chứng tiềm ẩn.
Trên đây là những cách làm hết chảy máu sau khi nhổ răng hiệu quả tức thì mà bạn nên biết. Nếu đã áp dụng nhưng vẫn không cầm máu được thì hãy liên hệ đến Nha khoa Paris để được thăm khám và điều trị dứt điểm.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×