Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tiểu phẫu răng khôn là gì? Quy trình và lưu ý khi thực hiện

Răng khôn là chiếc răng mang lại nhiều nỗi ám ảnh như đau nhức, sưng viêm trong khoang miệng và cần phải thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn để loại bỏ. Tuy nhiên vì răng khôn nằm ở vị trí trong cùng và liên kết với dây thần kinh nên nhiều người lo lắng nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Quy trình thực hiện nhổ răng khôn như thế nào?

1. Tiểu phẫu răng khôn là gì

Tiểu phẫu răng khôn là kỹ thuật nhằm loại bỏ răng khôn ra khỏi cung hàm. Răng khôn là những chiếc răng mọc ở giai đoạn trưởng thành, khi những răng khác đã mọc đầy đủ và xương hàm cũng phát triển hoàn thiện. Qua đó, khiến cho răng khôn thiếu không gian mọc, không thể mọc thẳng bình thường mà có xu hướng mọc lệch, mọc nghiêng hay mọc ngầm trong xương hàm, gây nhiều biến chứng phức tạp ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần nhổ răng khôn. Biện pháp điều trị răng khôn được chỉ định tùy thuộc vào giai đoạn phát triển, vị trí mọc và hướng mọc của chúng.

Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn

2. Khi nào cần thực hiện tiểu phẫu răng khôn

Với trường hợp răng khôn mọc thẳng và không gây ra những vấn đề về sức khỏe thì không cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, với những trường hợp sau thì việc nhổ răng khôn là cần thiết để ngăn chặn những vấn đề sức khỏe răng miệng:

– Nên nhổ răng khôn khi răng mọc chen chúc, mọc lệch, mọc dưới nướu, kẹt trong nướu gây đau nhức

– Răng khôn bị sâu cần được loại bỏ sớm để tránh ảnh hưởng đến răng số 7, gây đau nhức, áp xe chân răng, ảnh hưởng đến sức khỏe

– Răng khôn gây đau nhức, viêm nướu, có thể tạo ra ổ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến tủy răng, chân răng và gây hoại tử xương hàm

– Nhổ răng khôn để chỉnh nha, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của các bệnh lý toàn thân khác cũng cần được nhổ bỏ

3. Tiểu phẫu nhổ răng khôn có nguy hiểm không

Thực tế, việc nhổ răng khôn diễn ra an toàn, không nguy hiểm hay ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thực hiện đúng quy trình bởi bác sĩ giỏi và có sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại.

Ngược lại, nếu không đáp ứng các tiêu chí trên thì nhổ răng khôn có thể tiềm ẩn những biến chứng dưới đây:

– Nhiễm trùng và viêm ổ răng: ổ răng bị viêm nhiễm làm cho nướu và xương hàm bị sưng đau, có dịch mủ trắng hoặc vàng chảy ra từ ổ răng, có mùi hôi, sốt cao,… Tình trạng này xảy ra do người bệnh không vệ sinh răng miệng đúng cách sau nhổ răng

– Nhiễm trùng máu: nếu không được chữa trị, ổ răng viêm nhiễm có thể gây nhiễm khuẩn huyết với những biểu hiện như: sốt cao, rét run cả người, mạch nhanh và mỏng,…

– Tổn thương dây thần kinh: răng khôn nằm sát với dây thần kinh nên dễ gây ảnh hưởng. Nếu có các triệu chứng như: tê ran đầu lưỡi hoặc môi, má… thì có thể bạn đã bị tổn thương dây thần kinh sau nhổ răng. Biến chứng này thường không nguy hiểm và sẽ khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh bị tổn thương nặng nề thì có thể bị vĩnh viễn

Nhổ răng khôn diễn ra an toàn, không nguy hiểm

Nhổ răng khôn diễn ra an toàn, không nguy hiểm

4. Quy trình tiểu phẫu nhổ khôn an toàn

Quá trình nhổ răng khôn được thực hiện với các bước tiêu chuẩn sau:

Bước 1: Thăm khám

Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra và chụp X-quang răng để đánh giá kích thước, vị trí và hướng mọc của răng. Đồng thời, bạn cũng nên nêu rõ tình trạng sức khỏe và làm các xét nghiệm để có phương án nhổ răng khôn phù hợp.

Bước 2: Sát khuẩn răng miệng

Nếu bạn đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn.

Bạn cần vệ sinh và làm sạch khoang miệng với nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ hết vi khuẩn bên trong, đảm bảo vô trùng trong quá trình nhổ răng khôn.

Bước 3: Gây tê

Sau khi sát khuẩn khoang miệng, bác sĩ sẽ gây tê vị trí cần nhổ răng khôn để người bệnh không cảm thấy đau nhức và giúp quá trình nhổ răng thuận lợi.

Bước 4: Nhổ răng khôn

Tùy vào độ phức tạp của răng khôn mà bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật khác nhau. Với răng khôn mọc lệch, mọc nghiêng thì cần phải rạch nướu để lộ thân răng rồi mới nhổ bỏ được. Còn trường hợp răng mọc ngầm trong xương hàm thì buộc phải cắt xương để tạo lối thoát ra cho răng, chia nhỏ chân răng và thân răng và để đưa từng phần ra khỏi mô nướu.

Bước 5: Khâu vết thương

Khi răng khôn được lấy ra khỏi khoảng miệng thì bác sĩ sẽ khâu vết thương lại, vệ sinh khoang miệng và cầm máu. Để người bệnh không bị đau nhức nhiều hoặc viêm nhiễm sau nhổ răng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và dặn dò cách cách chăm sóc tại nhà để vết thương nhanh lành.

Quy trình nhổ răng khôn an toàn

Quy trình nhổ răng khôn an toàn

5. Những lưu ý sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn

Để hạn chế những biến chứng sau nhổ răng khôn, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế đáng tin cậy, đảm bảo thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.

Ngoài ra, sau khi nhổ răng bạn cũng cần lưu ý:

– Cắn chặt miếng gạc đã được sát khuẩn để cầm máu và tránh nhiễm khuẩn trong khoảng 20 – 30 phút

– Có thể chườm đá ngoài má ngay sau khi nhổ răng khôn. Công dụng của việc chườm đá là giúp sưng và đau nhanh chóng

– Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và dùng thuốc để phòng tránh rủi ro không đáng có

– Khoảng 24 giờ sau nhổ răng có thể vệ sinh răng miệng, kết hợp dùng súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ

– Nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt chẳng hạn như sinh tố, cháo, súp,… hạn chế nhai mạnh, nhất là vùng vừa nhổ răng

– Hạn chế thực phẩm có nhiều axit, đồ ăn cay, nóng hoặc lạnh vì dễ gây đau, kích ứng và khiến vết thương lâu lành

– Không vận động mạnh để tránh gây ra những ảnh hưởng đến vết thương

– Không hút thuốc lá và uống rượu bia, tránh khạc nhổ hoặc ngậm nước muối khi vừa nhổ răng

Tiểu phẫu răng khôn là biện pháp rất cần thiết để loại bỏ răng khôn nếu chúng có các dấu hiệu bất thường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi thấy bản thân có biểu hiện mọc răng khôn gây đau nhức, bạn hãy tới gặp bác sĩ tại Nha khoa Paris để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Hiển thị nguồn

Sức khỏe hàng ngày: “Tìm hiểu về tiểu phẫu nhổ răng khôn: Có đau không?”

Medical Orofacial Surgery: “Wisdom Teeth Minor Oral Surgery”

Smile Studio Penarth: “Wisdom Teeth and Minor Surgery”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi răng khôn
Tình trạng sưng lợi răng khôn: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng khôn: Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm gây ra tình trạng sưng lợi tấy đỏ và đau nhức. Biểu hiện sưng lợi răng khôn gây

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Góc giải đáp: Có phải ai cũng mọc răng khôn hay không

Góc giải đáp: Có phải ai cũng mọc răng khôn hay không

Răng khôn là răng thứ 8 trên cung hàm, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu khi mọc. Điều đó khiến không ít người phiền toái và ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Nhổ răng khôn có cần trồng lại không

Giải đáp: Nhổ răng khôn có cần trồng lại không

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng, dễ bị mọc ngầm, mọc lệch… nên thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mọc răng khôn có bị sưng lợi không? Cách giảm sưng đau

Mọc răng khôn có bị sưng lợi không? Cách giảm sưng đau

Mọc răng khôn khiến không ít người đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai hàng ngày. Do răng khôn thường sâu bên trong

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương