Răng khôn hay răng số 8 thường mọc ở độ tuổi từ 17 đến 25. Răng số 8 mọc thường đi cùng nhiều triệu chứng bất thường gây cản trở ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Một trong số những dấu hiệu thường gặp đó chính là sưng nướu. Vậy nên xử lý thế nào nếu bị sưng nướu răng khôn?
Sưng lợi răng khôn là tình trạng viêm mô bao quanh răng khôn. Nguyên nhân chính là do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch làm tổn thương đến nướu răng. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập quanh nướu, gây nhiễm trùng, sưng đau lợi.
Ngoài ra, sưng lợi răng khôn còn xảy ra do những nguyên nhân sau:
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ vị trí răng nào. Việc răng khôn mọc chậm chỉ nhú lên từng phần nhỏ trong thời gian dài làm nướu sưng tấy liên tục. Đây là cơ hội để vi khuẩn tấn công vào nướu dẫn tới viêm nhiễm.
Ngoài ra, nướu bị sưng tấy trong khi mọc răng tạo ra kẽ hở khiến thức ăn dễ mắc kẹt, vi khuẩn tích tụ và khiến vùng lợi bị sưng đau. Trường hợp bệnh lý tiến triển nặng, cơn đau nhức sẽ lan ra cổ, má.
Sưng lợi răng khôn
Răng khôn mọc lệch là tình trạng thường gặp bởi phần hàm còn lại không đủ chỗ để răng mọc thẳng. Từ đó khiến chúng mọc lệch sang phía răng số 7 hay mọc ra phía má. Răng khôn mọc sai vị trí khiến nướu sưng đau và làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.
Răng khôn mọc lệch gây sưng nướu
Xương hàm có khối u là nguyên nhân hiếm gặp làm sưng nướu vùng răng khôn. Các khối u xâm lấn vào hệ xương không chỉ khiến răng khôn mọc lệch mà còn ảnh hưởng tới răng số 6 và răng số 7. Ngoài ra, các khối u xương còn gây hoại tử xương, tổn thương xương hàm và các mô mềm vùng miệng.
Nướu quanh răng khôn thường bị sưng nhẹ và cao hơn ho với toàn hàm trong khi mọc răng. Vì thế trong khi ăn nhai, hàm trên có thể cắn vào phần nướu răng khôn hàm dưới hoặc ngược lại, gây kích ứng nướu, đau sưng. Lợi bị tổn thương là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập khiến vết thương càng lớn dần và lâu khỏi hơn. Bạn sẽ cảm thấy xót mỗi khi ăn nhai hay uống nước.
Nướu răng khôn bị kích ứng
Tùy từng tình trạng răng khôn mà triệu chứng sưng nướu cũng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của tình trạng sưng nướu khi mọc răng khôn.
Triệu chứng cấp tính khi sưng lợi răng khôn:
– Cơn đau nhức dữ dội, cảm giác đau mạnh kéo dài liên tục.
– Vùng nướu bị sưng tấy, nướu dần chuyển sang màu đỏ đậm hơn các vùng xung quanh.
– Cơn đau nhức càng nghiêm trọng hơn khi ăn nhai, nhất là các đồ ăn có độ cứng cao.
– Cơ thể sốt nhẹ, thường sốt về đêm.
Triệu chứng mãn tính khi sưng nướu vùng răng khôn:
– Cơn đau nhức nướu âm ỉ, kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là vài tuần.
– Vùng nướu quanh răng có túi mủ, dịch mủ chảy ra làm hơi thở có mùi hôi, đắng miệng.
– Không thể ăn nhai, nói chuyện, chỉ ăn những món được nghiền nhỏ như sinh tố, cháo lỏng.
Nếu gặp phải những triệu chứng trên, bạn cần đi khám để kiểm tra răng khôn của mình có mọc lệch hay bị viêm lợi trùm hay không.
Đau nhức răng khôn dữ dội
Theo Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh, so với các vị trí khác thì sưng nướu vùng răng khôn là một biến chứng nguy hiểm.
Lúc đầu sưng nướu chỉ gây cảm giác đau nhức quanh răng, ảnh hưởng đến việc cắn, nhai đồ ăn, đau khi nuốt nước bọt. Khi nặng hơn, vùng đau sẽ lây lan đến những răng khác trong khoang miệng. Nếu không được xử lý kịp thời, sẽ xảy ra nhiễm khuẩn, viêm loét nướu, viêm nha chu, áp xe chân răng do tổn thương miệng hoặc nhiễm trùng máu.
Các loại thuốc trị viêm nướu răng được dùng để loại bỏ các vi khuẩn trong miệng, cải thiện tình trạng sưng, chảy máu chân răng. Tùy thuộc vào mức độ của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc trị như:
Acetaminophen là loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể dễ dàng tìm mua tại nhiều hiệu thuốc. Thuốc được bào chế ở dạng dạng uống, viên nén, hoặc viên nang gel lỏng. Acetaminophen được dùng để kiểm soát cơn đau nhức ở răng khá hiệu quả, đặc biệt phù hợp cho những người dị ứng với Ibuprofen.
Thuốc giảm đau Acetaminophen
Các loại thuốc giảm đau như Aspirin, Paracetamol thường được kê đơn trong điều trị sưng nướu vùng răng khôn gây đau nhức, khó chịu. Thuốc có nhiều dạng khác như dạng tiêm, viên nén, dạng gel, siro.
Khi dùng Aspirin và Paracetamol cần phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh xảy ra các ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe.
Aspirin điều trị sưng nướu vùng răng khôn gây đau nhức
Ibuprofen là loại thuốc chống viêm không chứa steroid có công dụng giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm ở răng miệng hiệu quả. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng như gel lỏng, viên nén, viên uống.
Không dùng Ibuprofen khi đang sử dụng corticosteroid, Aspirin, clasix, thuốc làm loãng máu, lithium, methotrexate,…
Ibuprofen là loại thuốc chống viêm
Thuốc kháng sinh Spiramycin có công dụng điều trị viêm lợi thuộc nhóm macrolid được kê đơn. Spiramycin giúp diệt khuẩn và ức chế hoạt động của vi khuẩn làm viêm nhiễm.
Metronidazol thuộc nhóm nitroimidazole có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, thường sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Thông thường, Metronidazol được sử dụng kết hợp với Spiramycin để có hiệu quả giảm đau lợi trùm răng khôn, loại bỏ các vi khuẩn gây hại và ngăn chặn chúng phát triển.
Metronidazol có công dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển
Để điều trị sưng nướu ở răng khôn triệt để, bạn cần đến trực tiếp nha khoa, tránh làm đau nhức kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe.
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán để nhận định tình trạng của răng khôn. Răng khôn sưng nướu thường sẽ được chỉ định điều trị như sau:
Đây là biện pháp được sử dụng khi răng khôn mọc thẳng. Tuy nhiên răng gặp cản trở, chưa thể nhú lên hoàn toàn hoặc chỉ mới nhú lên một phần khỏi nướu. Khi đó, rạch nướu sẽ giúp răng mọc lên dễ dàng hơn.
Khu vực nướu bị sưng rất dễ viêm nhiễm và lây sang khu vực lân cận. Nếu không kiểm soát tốt có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ mô nướu.
Trường hợp răng khôn mọc lệch làm ảnh hưởng đến răng số 7 sẽ phải nhổ bỏ răng khôn để ngăn chặn biến chứng có thể xảy ra như sâu răng, viêm chân răng.
Trước khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra vị trí chân răng khôn. Sau đó, tiến hành gây tê cục bộ để giảm đau nhức khi nhổ răng. Quá trình nhổ răng khôn kéo dài khoảng 15 – 30 phút tùy vào tình trạng của từng người.
Nhổ răng khôn
Khi mọc răng khôn, nhiều người thường gặp biến chứng viêm lợi trùm. Tuy nhiên với trường hợp răng khôn mọc thẳng thì bác sĩ sẽ cân nhắc cắt bỏ lợi trùm để răng mọc bình thường.
Sau khi cắt lợi trùm, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh, hạ sốt hoặc thuốc hỗ trợ sức khỏe để khắc phục các triệu chứng.
Ngoài việc điều trị tại nha khoa, bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc dân gian để tăng hiệu quả điều trị bệnh, giúp giảm bớt các triệu chứng đau đớn, khó chịu tức thì. Một số bài thuốc hiệu quả tại nhà như:
Muối biển chứa nhiều khoáng vi lượng cần thiết và có thể làm chắc răng, cải thiện men răng, kháng khuẩn rất tốt. Dùng nước muối sẽ giúp nướu được bảo vệ khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Bạn chỉ cần lấy 2 – 3 muỗng cà phê muối rồi cho vào 240ml nước ấm vào. Sau đó, ngậm trong khoảng 2 phút để nước muối làm sạch hết các kẽ răng và nướu rồi súc miệng lại với nước.
Súc miệng bằng nước muối ấm
Khi bị sưng nướu hoặc các bệnh lý về răng khác thì chườm nóng và chườm lạnh đều có tác dụng giảm đau và sưng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chỉ chườm lên mặt chứ không chườm trực tiếp vào vùng nướu răng bị đau vì dễ gây tổn thương đến nướu.
Cách làm đơn giản là đắp một miếng vải đã ngâm nước ấm hoặc đá lạnh vào vùng má ngoài nướu sưng. Thực hiện chu kỳ đắp xen kẽ nóng và lạnh khoảng 2 – 3 lần để tăng hiệu quả giảm đau.
Chườm nóng hoặc lạnh vào má
Dùng túi lọc trà để giảm sưng nướu ở răng khôn là cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày. Sở dĩ trà túi lọc có công dụng giảm đau là nhờ trong túi trà có chứa lượng axit tannic giúp chống viêm tốt.
Bạn chỉ cần ngâm túi trà, sau đó cho túi lọc trà vào tủ lạnh khoảng 2 – 3 giờ rồi áp lên vùng nướu bị sưng tấy. Giữ trong khoảng 5 – 10 phút và một túi trà có thể tiến hành nhiều lần trong ngày.
Lá húng quế là thảo dược tự nhiên chứa hàm lượng cao tinh dầu. Trong tinh dầu húng quế có các hoạt chất như linalool, estragol methyl cùng các chất chống oxy hóa. Nhờ đó giúp kháng viêm, giảm sưng và giảm đau ở vị trí nướu răng bị tổn thương.
Cách dùng lá húng quế như sau:
– Lấy 3 – 5 lá húng quế rửa sạch rồi để ráo
– Cho vào cối giã nát rồi đắp vào vùng nướu răng bị sưng
– Sau 1 phút thì súc miệng lại sạch sẽ bằng nước muối loãng
Lá húng quế giúp kháng viêm, giảm đau
Ngoài lá húng quế thì bạn còn có thể dùng cam thảo để trị sưng nướu răng ở răng khôn. Hàm lượng acid glucuronic dồi dào có trong cam thảo giúp ức chế nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, dùng cam thảo còn hỗ trợ loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khoảng vài lát cam thảo tươi.
– Ngậm cam thảo rồi nhai từ từ cho ra nước.
– Phần nước có thể nuốt còn phần bã thì nhổ đi.
Cam thảo trị sưng nướu
Sưng nướu vùng răng khôn do kích ứng nướu có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu nướu bị sưng do viêm lợi trùm thì chỉ thời gian ngắn sau đó, khi răng khôn phát triển thì phần nướu răng sẽ lại sưng tấy và gây đau.
Do đó, nếu tình trạng sưng nướu kéo dài trên 2 tuần, cho dù đã áp dụng các cách giảm sưng tại nhà nhưng không hiệu quả thì cần đi khám ngay. Bác sĩ sẽ chụp X-quang, xét nghiệm máu,… để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả.
Để cải thiện nhanh chóng tình trạng sưng nướu răng khôn, bạn cần kiêng khem các loại thực phẩm sau:
– Nhóm thực phẩm nhiều đường: đường là nguyên nhân chủ yếu gây các mảng bám quanh răng, bào mòn men răng làm răng dần yếu. Do đó, bạn cần kiêng tuyệt đối những thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga.
– Chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… là nhóm thực phẩm cần tránh khi bị sưng nướu bởi chúng là nguyên nhân làm khô miệng, giảm tiết nước bọt.
– Đồ ăn nóng, lạnh: Thực phẩm có nhiệt độ nóng, lạnh, đồ ăn cay là nguyên nhân gây kích ứng nướu sưng, cơn đau ngày một nghiêm trọng hơn.
– Các loại thịt có sợi dài, dai như thịt gà, bò, trâu dễ mắc vào kẽ răng rất khó vệ sinh. Khi làm sạch có thể khiến nướu chảy máu, khiến tình trạng nướu sưng đau nghiêm trọng hơn.
Tình trạng sưng nướu vùng răng khôn còn có thể bị ảnh hưởng từ quá trình chăm sóc răng miệng. Do đó, để có một hàm răng chắc khỏe, bạn cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề vệ sinh răng miệng:
– Chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày, nên chải cả mặt trong và mặt ngoài, lật bàn chải để chải lưỡi. Tránh tác động mạnh vào phần nướu sưng và răng khôn bên trong.
– Thay mới bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/ lần.
– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hết mảng bám.
– Có thể dùng nước muối loãng hay bạc hà để súc miệng mỗi ngày giúp ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa hiệu quả.
– Nên uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn và chất xơ mỗi ngày.
– Chủ động đi thăm khám nha khoa ít nhất 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.
Khám nha khoa định kỳ
Bài viết đã chia sẻ những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục sưng nướu răng khôn. Hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để chăm sóc răng miệng. Nếu sưng nướu nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà. Ngược lại, nếu sưng nướu vùng răng khôn ngày càng nặng, bạn cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Bác sĩ ơi: “Bị sưng lợi khi mọc răng khôn phải làm sao?”
YouMed: “Cách trị sưng nướu răng khôn hiệu quả”
Hello Bacsi: “Viêm nướu răng khôn: Những điều cần biết và cách xử lý”
Healthline: “Wisdom Teeth Swelling”
Sưng nướu răng khôn là bệnh lý thường gặp, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách sẽ để lại nhiều biến
Sưng lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Người bị sưng lợi sẽ cảm thấy đau nhức răng, khó chịu, vướng víu,…
Viêm lợi khi niềng răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc tại nhà. Nếu như
Viêm chân răng giả là tình trạng rất dễ gặp phải trong giai đoạn mới làm răng. Tìm hiểu bài viết sau đây để biết được nguyên nhân gây
Viêm nướu răng là một bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng rất phổ biến, có đến 80% người lớn mắc phải. Tuy nhiên, viêm nướu có thể dễ dàng
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×