19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm lợi trùm có mủ là tình trạng lợi bao phủ một phần hay toàn bộ bề mặt răng gây viêm nhiễm kèm theo ổ mủ tại vị trí viêm. Đây cũng là bệnh lý về răng miệng phổ biến liên quan đến quá trình mọc răng. Bệnh được đánh giá tương đối nguy hiểm, cần sớm có biện pháp điều trị kịp thời.
Viêm lợi trùm có mủ thường có biểu hiện dễ nhận biết. So với giai đoạn đầu chưa có mủ, bệnh ở giai đoạn này gây đau nhức nhiều, ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm lợi trùm răng khôn có mủ như: sưng nướu răng, thấy đau khi nhai, đau răng bên cạnh, sốt cao, có hạch ở cổ, sưng má.
Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất khi mắc viêm lợi trùm. Phần lợi của người bệnh sẽ sưng to và tấy đỏ. Sau đó, răng tiếp tục phát triển nhưng không đủ chỗ sẽ làm xuất hiện dịch mủ trắng. Trong thời gian này người bệnh luôn cảm thấy khó chịu. Đồng thời, khi dùng tay chạm vào lợi trùm sẽ thấy có mủ chảy ra, khó khăn khi ăn uống. Nếu không chữa trị, phần lợi sẽ bị tụt và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một trong những biểu hiện điển hình của lợi trùm có mủ là răng miệng nhạy cảm với các thực phẩm. Đặc biệt là đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh dễ gây ê buốt răng mỗi khi đụng phải phần nướu răng có mủ. Vì thế, nhiều người bệnh thường e ngại trong việc ăn uống. Qua đó, cơ thể không hấp thụ những đủ các dưỡng chất cần thiết.
Không chỉ ở vị trí răng bị lợi trùm mà cảm giác đau đớn cũng sẽ lan rộng ra các khu vực lân cận khác. Cơn đau răng không thuyên giảm mà còn xuất hiện thường xuyên với cường độ cao hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi bi viêm lợi trùm mưng mủ, hơi thở người bệnh sẽ có mùi hôi bởi mủ chảy ra ở khu vực bị viêm nhiễm. Vi khuẩn trú ngụ trong các ổ mủ sẽ phân hủy protein của vi sinh vật tạo ra các khí có mùi hôi khó chịu. Người bệnh sẽ mất tự tin và e ngại khi giao tiếp. Hôi miệng sẽ giảm dần khi tình trạng viêm nhiễm giảm đi.
Với những người có hệ thống miễn dịch kém và sốt cao cũng là dấu hiệu bị viêm lợi có mủ. Bởi khi bị sốt do nhiễm trùng ở vùng nướu sưng có mủ, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Vì thế, bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa để được các bác sĩ xử lý vùng nướu bị viêm nhiễm để tránh xảy ra những hệ lụy đáng tiếc.
Tình trạng viêm lợi có mủ nếu lan rộng sẽ tác động đến những vùng khác và viêm lợi nổi hạch, gây kích ứng xung quanh răng. Vùng má ở gần nướu bị viêm cũng sưng to lên. Dấu hiệu này gần giống với khi đang mọc răng khôn.
Viêm nhiễm lợi trùm có mủ thường xảy ra khi nướu răng bị vi khuẩn xâm nhập. Chúng sẽ lưu trú trong kẽ răng, mảng bám trên răng và gây hại tới sức khỏe răng miệng. Các yếu tố giúp vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và gây hại như: mọc răng, vệ sinh răng miệng sai cách, do bệnh lý và chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học.
Viêm lợi có mủ xuất hiện nhiều với các trường hợp mọc răng, thay răng ở trẻ và mọc răng khôn ở người lớn. Răng mọc trong lợi chưa nhú hoặc mọc lệch, mọc ngầm gây tình trạng viêm nhiễm, sưng to, đau nhức cho người bệnh.
Vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, đánh răng quá nhiều lần mỗi ngày, dùng lực chải quá mạnh,… đều là những nguyên nhân khiến lợi sưng viêm. Khi đó, nếu không thay đổi chế độ chăm sóc răng miệng sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, dẫn đến hình thành ổ mủ ở nướu răng.
Viêm lợi trùm có dịch mủ đôi khi có liên quan đến các bệnh lý về nha chu hoặc bệnh lý mãn tính gây ra, thường là:
– Bệnh lý về nha chu: bệnh lý nha chu sẽ làm hư tổn phần men răng, ngà răng và thậm chí là tủy răng. Từ đó, gián tiếp làm nướu răng bị ảnh hưởng xấu. Viêm nhiễm lan rộng khiến nướu cũng bị nhiễm trùng.
– Bệnh mãn tính: các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, viêm gan,… sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài. Đây là lý do khiến vi khuẩn phát triển dễ dàng trong miệng gây viêm lợi trùm
Ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn quá lạnh, chua,… sẽ làm tăng độ nhạy cảm của răng. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm cũng có thể xảy ra khi cơ thể không được nạp đủ chất dinh dưỡng. Sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu kém là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây hại cho răng.
Viêm lợi trùm có dịch mủ là tình trạng nguy hiểm, cảnh báo nướu răng đang bị viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như:
– Đau nhức nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai, giấc ngủ, làm gián đoạn quá trình sinh hoạt và làm việc
– Vi khuẩn lan rộng vào trong nha chu dẫn đến nhiều vấn đề như viêm nha chu, áp xe chân răng, viêm tủy răng,… Lâu ngày làm răng lung lay, gây mất cân bằng cấu trúc răng
– Vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng lan rộng đến sàn miệng, lưỡi, má,…
– Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm xoang hàm, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi. Thậm chí có thể kích thích bệnh hen suyễn bùng phát
– Với trường hợp nặng hơn, vi khuẩn có thể đi vào tuần hoàn máu đến những cơ quan xa như khớp, não, phổi, động mạch,…
Tùy tình trạng sưng viêm lợi của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng. Những phương pháp phổ biến và hiệu quả thường được sử dụng để điều trị lợi trùm có mủ là: uống thuốc, cắt lợi trùm, nhổ răng khôn, biện pháp điều trị tại nhà.
Bác sĩ sẽ các loại thuốc để giảm triệu chứng và kiểm soát viêm lợi trùm bao gồm:
– Thuốc kháng sinh: công dụng của thuốc kháng sinh là ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi trùm. Các loại thuốc phổ biến: Penicillin, Clindamycin, Erythromycin, Azithromycin, Tetracycline
– Thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Aspirin, Acetaminophen, Ibuprofen thường được kê đơn trong trường hợp viêm lợi trùm gây đau nhức, khó chịu
– Thuốc gây tê tại chỗ: thuốc gây tê tại chỗ như Prilocaine và Lidocain có công dụng gây tê cục bộ. Người bệnh sẽ mất cảm giác đau ở nướu răng đang bị tổn thương
Cắt lợi trùm là phương pháp điều trị viêm lợi trùm có dịch mủ được đánh giá cao về hiệu quả hiện nay.
Đây là tiểu phẫu nhằm loại bỏ phần lợi trùm phía trên răng khôn để giải phóng răng, để răng tiếp tục mọc lên. Quy trình thực hiện như sau:
– Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng
– Gây tê phần lợi cần loại bỏ
– Dùng laser để cắt mặt trong, mặt ngoài và loại bỏ gốc lợi trùm
Sau khi cắt lợi trùm, khoảng 1 – 2 tuần sau, lợi sẽ hồi phục hoàn toàn, không còn cảm giác đau nhức, khó chịu. Ngoài ra, cần chú ý chế độ chăm sóc để ngăn ngừa lợi trùm phát triển trở lại.
Với trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây chen chúc các răng khác trên cung hàm, lựa chọn cần thiết nhất là nhổ răng thay vì cắt lợi. Nhổ răng khôn không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai. Nếu không nhổ răng khôn sớm có thể gặp phải các vấn đề nha khoa khác như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng,…
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây để trị viêm lợi trùm, bạn cũng có thể thực hiện biện pháp khắc phục từ nguyên liệu tự nhiên tại nhà như:
+ Súc miệng với nước muối:
Muối là chất sát khuẩn có tác dụng khử trùng, loại bỏ vi khuẩn và làm lành nhanh vết thương. Đây là nguyên liệu phổ biến, dễ tìm nhưng vẫn mang hiệu quả rất tốt cho người bệnh. Bạn chỉ cần lấy vài hạt muối rồi pha với nước ấm hoặc nước lạnh tùy thích để súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
+ Tinh dầu tràm trà:
Trong tinh dầu tràm trà có chứa hoạt chất giúp kháng khuẩn, loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả, nhất là chlorhexidine – thành phần có nhiều trong sản phẩm chăm sóc răng miệng. Có thể dùng tinh dầu tràm trà để chữa viêm lợi trùm với các bước đơn giản như sau:
– Hòa 3 – 4 giọt tinh dầu vào 220ml nước ấm
– Dùng hỗn hợp để súc miệng trong 30 giây rồi nhổ bỏ
– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để thấy rõ hiệu quả
+ Đinh hương
Đinh hương có công dụng kháng khuẩn, gây tê và khử hôi miệng rất tốt. Theo y học, bột đinh hương kết hợp với mật ong bôi vào vị trí lợi bị viêm giúp giảm sưng, đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Pha loãng khoảng vài giọt tinh dầu đinh hương
– Dùng tăm bông nhúng vào tinh dầu đã pha loãng
– Thoa nhẹ lên vùng răng bị đau
– Thoa lại sau 2 – 3 giờ, để đảm bảo hiệu quả giảm viêm
+ Dùng tỏi:
Tỏi chứa nhiều thành phần diệt khuẩn mạnh, kháng sinh nên cũng được dùng nhiều trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng. Ngoài điều trị viêm lợi trùm hiệu quả, tỏi còn tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Bạn có thể sử dụng tỏi theo cách đơn giản sau đây:
– Tỏi bóc vỏ, rửa sạch sẽ với nước rồi nghiền nát với một ít muối
– Hỗn hợp thu được dùng để thoa vào vùng lợi trùm và để trong từ 2 – 5 phút
– Súc miệng lại cùng nước sạch để làm sạch khoang miệng
+ Lá kinh giới:
Lá kinh giới là thảo dược chứa các hoạt chất có tính kháng viêm, giảm sưng và mưng mủ rất tốt. Do đó, bạn có thể dùng lá kinh giới để chữa viêm nướu có mủ theo các bước sau:
– Rửa sạch lá kinh giới, ngâm với nước muối loãng 5 – 10 phút rồi để ráo nước
– Cho lá kinh giới vào ấm, cho thêm chút muối và nước vừa đủ, đun sôi khoảng 5 phút
– Chờ hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước để súc miệng
– Thực hiện súc miệng với lá kinh giới 2 – 3 lần/ngày
Trong quá trình điều trị viêm lợi trùm có dịch mủ, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống khoa học để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Một số loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của răng miệng:
– Chế độ ăn uống giàu chất xơ và nhiều vitamin thông qua những thực phẩm có nhiều rau củ quả màu xanh và các quả mềm như chuối, bơ,…
– Thường xuyên uống nước trà xanh để kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị viêm lợi trùm có dịch mủ triệt để
– Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu canxi và khoáng chất có trong cá, thịt, trứng, sữa,…
– Ở giai đoạn đầu khi điều trị viêm lợi trùm có dịch mủ, người bệnh nên ăn những loại thức ăn mềm như súp, cháo, canh hầm,… để tránh tác động lên phần lợi bị viêm
Để ngăn chặn đau nhức ở vùng viêm lợi trùm, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm sau đây:
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa nhiều tinh bột và đường như kẹo, bánh, bim bim,…
– Không lạm dụng đồ uống có gas và những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh làm răng bị ê nhức, khó chịu
– Hạn chế sử dụng thực phẩm có độ bám dính khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng
Ngoài việc có phương pháp điều trị viêm lợi trùm phù hợp, người bệnh cũng cần duy trì các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tại nhà như:
– Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc bởi việc này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
– Điều trị triệt để các bệnh lý nha khoa để giảm nguy cơ viêm lợi tái phát
– Không nên uống bia rượu, không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá
– Dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng
– Nên đánh răng sau khi ăn 30 phút, chải thật cẩn thận các bề mặt răng. Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có công dụng sát trùng, sát khuẩn
– Thăm khám nha khoa định kỳ, đồng thời lấy cao răng để giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công khiến viêm nhiễm tái phát
Với những cách chữa viêm lợi trùm có mủ được chia sẻ qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn sớm đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×