Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? Thời gian bao lâu

Nâng khớp cắn là một trong các kỹ thuật khắc phục khớp cắn sâu, khớp cắn chéo… tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nâng khớp trong niềng răng . Vậy cơ chế hoạt động của kỹ thuật trên như thế nào? Có những tác dụng gì đối với quá trình niềng răng? Chi phí bao nhiêu tiền? Tất cả các thắc mắc về nâng khớp khi niềng sẽ được Nha Khoa Paris làm rõ ở trong bài viết sau đây.

1. Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì

Nâng khớp cắn là kỹ thuật sử dụng hàm nâng khớp hoặc cục nâng khớp gắn vào răng nhằm ngăn hàm trên tiếp xúc quá nhiều với hàm dưới. Các dụng cụ nâng khớp được đặt ở bề mặt răng hàm hoặc mặt sau của răng cửa, giúp hạn chế tác động lực lên hàm dưới (1).

Kỹ thuật nâng khớp cắn trong niềng răng

Kỹ thuật nâng khớp trong niềng răng giúp nắn chỉnh khớp cắn

2. Tác dụng của nâng khớp cắn với niềng răng

Tác dụng chính của nâng khớp cắn là ngăn hàm trên tiếp xúc với hàm dưới và điều chỉnh khớp cắn. Điều đó giúp hạn chế áp lực lên hàm dưới, tránh làm tổn thương men răng và giúp răng mọc sai lệch nhanh chóng dịch chuyển về đúng vị trí. Với những tác dụng trên, nâng khớp thường được bác sĩ chỉ định với trường hợp khớp cắn sâu, khớp cắn chéo và người thường xuyên nghiến răng khi ngủ (2).

2.1. Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là tình trạng răng hàm trên bao phủ nhiều lên răng ở hàm dưới khi hàm ở trạng thái nghỉ. Thậm chí, răng hàm dưới còn bị khuất sau hoàn toàn bởi răng hàm trên. Khi ăn nhai, hàm dưới sẽ phải chịu nhiều lực khiến cho độ tương quan giữa hai hàm càng ngày càng bị sai lệch nghiêm trọng.

Giải pháp hiệu quả nhất với trường hợp trên là niềng răng. Tuy nhiên, khi đeo niềng, mắc cài gắn ở hàm dưới rất dễ bị hỏng và làm tổn thương men răng hàm trên. Vì vậy, việc nâng khớp cắn là cần thiết để bảo vệ mắc cài và giúp quá trình điều trị khớp cắn sâu diễn ra suôn sẻ.

2.2. Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là tình trạng các răng trên cung hàm mọc thành nhiều nhóm thò ra thụt vào khác nhau, phá vỡ sự đối xứng giữa hai hàm răng. Với trường hợp trên, các bác sĩ cũng chỉ định nâng khớp khi niềng răng. Mục đích là để giữ cho hai hàm không cắn khít với nhau, giúp các răng mọc lệch về phía trong có thể dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Khớp cắn chéo gây ảnh hưởng thẩm mỹ

Khớp cắn chéo gây ảnh hưởng thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng

2.3. Người thường xuyên nghiến răng

Nghiên răng là tình trạng răng ở hai hàm siết chặt vào nhau và phát ra những âm thanh ken két lúc ngủ. Lực nghiến răng khá mạnh, gấp 10 lần so với lực nhai bình thường. Răng và khớp hàm phải hoạt động gần như liên tục trong suốt 40 – 60 phút khiến cho men răng nhanh bị mài mòn và ảnh hưởng xấu tới khớp thái dương hàm.

Trong quá trình niềng răng, nghiến răng có thể làm cho răng dịch chuyển không theo đúng tiến độ. Đây chính là lý do bác sĩ tiến hành nâng khớp để cải thiện tình trạng nghiến răng, tránh tác động xấu tới men răng, khớp thái dương hàm và đảm bảo hiệu quả của niềng răng.

3. Cách nâng khớp cắn thực hiện như thế nào

Nâng khớp trong niềng răng có thể thực hiện bằng 3 phương pháp như sau: nâng khớp qua răng hàm bằng máng, sử dụng cục nắn chỉnh khớp cắn với răng cửa và dùng hàm nâng khớp.

3.1. Nâng khớp qua răng hàm với máng (Nâng phía sau)

Phương pháp nâng khớp qua răng hàm bằng máng phù hợp với trường hợp bị khớp cắn chéo. Máng sẽ ngăn không cho hai hàm chạm vào nhau từ vị trí răng hàm. Điều đó sẽ giúp ngăn chặn tình trạng mắc cài bị hư hỏng và cải thiện sai lệch khớp cắn rất tốt.

Trước tiên, bác sĩ sẽ bơm dung dịch nha khoa lên bề mặt của hai răng hàm và yêu cầu bạn cắn xuống trong khoảng 4 – 5 giây để tạo hình cho khớp cắn, tránh bị gồ ghề quá mức. Sau đó, bác sĩ gạt bỏ phần dung dịch bị thừa, chiếu đèn laser để dung dịch đông cứng nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Nâng khớp qua răng hàm với máng

Nâng khớp qua răng hàm với máng phù hợp với khớp cắn chéo

3.2. Dùng cục nắn chỉnh khớp cắn với răng cửa (Nâng phía trước)

Kỹ thuật nâng phía trước thường được áp dụng với những người bị khớp cắn sâu. Cục nắn khớp cắn được làm bằng chất liệu nhựa, cao su hoặc kim loại nhỏ. Chúng sẽ được gắn trực tiếp vào mặt sau của răng cửa, ngăn không cho răng cửa hàm dưới trồi lên quá cao mỗi khi ăn nhai.

Trong trường hợp bị cắn sâu quá nặng thì cục nâng khớp được chuyển qua nhóm răng nanh để tránh va chạm quá mạnh. Với niềng răng mắc cài, dụng cụ trên sẽ được gắn đồng thời cùng mắc cài. Còn nếu niềng răng trong suốt, các hãng sản xuất sẽ tích hợp luôn cục nâng khớp vào khay niềng để đảm bảo sự tiện lợi khi sử dụng.

3.3. Dùng hàm nâng khớp cắn

Nếu như răng hàm trên bị trồi xuống quá sâu khiến cho hai hàm răng không thể khép chặt, bác sĩ cũng chỉ định nâng khớp bằng hàm. Bác sĩ sẽ dùng hàm có hình chữ nhật bằng nhựa gắn trực tiếp vào nhóm răng hàm. Tiếp đó, bác sĩ sẽ gắn 1 lớp bảo vệ vào các răng hàm phía trên.

Khi răng cửa hàm trên cắn xuống sẽ chạm với máng nhựa. Kết hợp với lực siết từ niềng răng, tình trạng khớp cắn hở sẽ nhanh được khắc phục.

4. Quy trình nâng khớp cắn trong niềng răng gồm mấy bước

Quy trình nâng khớp trong niềng răng được thực hiện theo 4 bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra răng miệng, chụp phim X-Quang để xác định chính xác mức độ sai lệch của răng và xác định xem có cần phải nâng khớp không.

– Bước 2: Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ xây dựng phương án nâng khớp niềng răng phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất.

– Bước 3: Nâng khớp cắn được thực hiện song song với niềng răng mắc cài. Với niềng răng trong suốt, cục nâng khớp được gắn trực tiếp lên khay niềng.

– Bước 4: Khi khớp cắn hai hàm đã có sự thay đổi tốt, bác sĩ sẽ tháo dụng cụ nâng khớp và vẫn tiếp tục quá trình niềng răng.

5. Nâng khớp trong chỉnh nha mất bao lâu

Thời gian nâng khớp trung bình trong chỉnh nha dao động từ 3 – 12 tháng. Với những ca sai khớp cắn nhẹ, thời gian chỉ mất khoảng 3 tháng là đã có thể tháo dụng cụ nâng khớp.

Tuy nhiên, trong trường hợp sai khớp cắn nghiêm trọng thì bạn có thể sẽ phải đeo dụng cụ nâng khớp trong suốt quá trình niềng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Nâng khớp mất khoảng 3 - 12 tháng

Nâng khớp khi niềng răng mất khoảng 3 – 12 tháng

6. Nâng khớp cắn có giá bao nhiêu tiền

Dịch vụ nâng khớp cắn có mức giá từ 20.000.000 – 30.000.000 đồng/gói. Bảng giá cụ thể như sau:

Dịch vụĐơn vịMức giá (vnđ)
Nâng khớp cắn mức 1Gói20.000.000
Nâng khớp cắn mức 2Gói30.000.000

7. Chăm sóc sau nâng khớp cắn trong niềng răng

Sau khi đeo dụng cụ nâng khớp trong quá trình niềng răng, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận (3):

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và bàn chải kẽ để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn thừa…

– Sử dụng máy tăm nước sau khi ăn để loại bỏ đi toàn bộ thức ăn ở kẽ răng, mắc cài…

– Dùng thêm nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển trong khoang miệng.

– Sử dụng thuốc chống viêm (nếu cần thiết) theo chỉ định của bác sĩ niềng răng để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình niềng.

– Tuyệt đối không được tự ý tháo khí cụ nếu như chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng của khớp cắn và chỉ định thời điểm có thể tháo khí cụ nâng khớp.

8. Những câu hỏi thường gặp về nâng khớp cắn

Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề mà nhiều người thắc mắc liên quan đến kỹ thuật nâng khớp khi niềng răng.

8.1. Nên ăn gì, kiêng ăn gì khi nâng khớp cắn

Trong giai đoạn đầu nâng khớp, bạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai hàng ngày nên cần lưu ý một vài vấn đề sau:

– Nên ăn những thức ăn mềm, ít khả năng bám dính như cháo, súp, trứng hấp, khoai tây nghiền…

– Thức ăn nên được cắt xé nhỏ để hạn chế bị dính vào mắc cài.

– Kiêng thực phẩm quá cứng hoặc khó nhai như gân bò, sườn sụn…

– Hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng đường cao như nước ngọt có gas, bánh, kẹo ngọt… bởi chúng sẽ khiến cho mảng bám, vi khuẩn nhanh chóng hình thành.
– Tránh ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng không chỉ gây hại tới men răng mà còn có thể làm biến dạng dụng cụ nâng khớp.

Người mới nâng khớp nên ăn thực phẩm mềm

Người mới nâng khớp nên ăn thực phẩm mềm để tránh gây cảm giác khó chịu

8.2. Nâng khớp cắn có làm ảnh hưởng tới cơ thái dương hàm hay không

Nâng khớp khi niềng răng không làm ảnh hưởng tới cơ khớp thái dương hàm. Bởi kỹ thuật trên chỉ cân chỉnh lại khớp cắn hai hàm, đảm bảo tỷ lệ chuẩn chứ không hề tác động đến khớp thái dương.

8.3. Nâng khớp cắn trong niềng răng có tác dụng kéo dài không

Nâng khớp cắn trong niềng răng hoàn toàn có thể duy trì hiệu quả kéo dài. Sau khi niềng, chỉ cần bạn đeo hàm duy trì theo đúng thời gian mà bác sĩ chỉ định, răng và khớp cắn sẽ ổn định. Nhờ vậy, hiệu quả chỉnh khớp cắn có thể kéo dài vĩnh viễn.

8.4. Nâng khớp cắn trong niềng răng có điều trị răng hô không

Với trường hợp răng hô kèm theo khớp cắn chéo, bác sĩ cũng sẽ chỉ định nâng khớp cắn. Bởi tình trạng trên khiến cho răng hàm dưới phải chịu nhiều lực nhai, thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới mắc cài. Nâng khớp sẽ được thực hiện nhằm mục đích tránh tác động không tốt đến mắc cài, giúp răng mọc lệch nhanh chóng dịch chuyển và đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ.

8.5. Nâng khớp cắn có đau không

Nâng khớp cắn không đau nhức. Bởi dụng cụ nâng khớp chỉ ngăn không cho hàm trên tiếp xúc nhiều với hàm dưới.

Tuy nhiên, trong những ngày đầu, bạn sẽ bị khó chịu, cộm cấn và khiến cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn (4). Khi các bộ phận trong khoang miệng đã thích ứng được với dụng cụ nâng khớp thì tình trạng trên cũng biến mất.

Chắc hẳn những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nâng khớp cắn. Nhìn chung, đây là một kỹ thuật đem đến nhiều lợi ích cho quá trình niềng răng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nâng khớp cắn