Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Band niềng răng là gì? Gắn Band niềng răng có đau không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An.

Nhu cầu cải thiện nụ cười ngày càng được nhiều người quan tâm, vì vậy mà các phương pháp chỉnh nha cũng trở nên phổ biến hơn. Trong đó, band niềng răng là khí cụ quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Vậy gắn band răng là gì, được thự hiện như thế nào Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Band niềng răng là gì?

Band niềng răng là một phụ kiện niềng răng có dạng miếng nhỏ, thường làm bằng kim loại không gỉ hoặc composite chắc chắn, được gắn lên mặt trước hoặc sau của răng hàm số 6 số 7, với mục đích neo giữ và tạo lực cho hệ thống mắc cài, dây cung, giúp răng dịch chuyển dần về đúng vị trí mong muốn trong quá trình niềng răng.

Thao tác gắn band niềng răng là quá trình gắn band lên bề mặt của các răng để tạo nên nền tảng cho việc gắn các brackets và dây đeo, giúp điều chỉnh vị trí của răng trong quá trình điều trị niềng răng. Quá trình này đòi hỏi kỹ thuật cao và chính xác để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị.

Cấu trúc của band bao gồm:

– Móc (hook) ở phía ngoài để gắn dây thun hoặc lò xo.

– Các ống (tube) ở phía má để luồn dây cung.

– Các ống nhỏ (tube) ở dưới lưỡi để gắn các khí cụ khác.

gắn band niềng răng là gì

Band răng được sử dụng để chịu lực trong quá trình niềng răng

2. Công dụng của việc gắn band niềng răng

Dù chỉ là một dung cụ nhỏ nhưng gắn band trong niềng răng giúp hỗ trợ quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả với các lợi ích như:

– Tạo điểm tựa, neo giữ vững chắc cho hệ thống mắc cài, giúp hạn chế bong mắc cài khi nhai.

– Điều chỉnh hàm răng về đúng vị trí mong muốn, đảm bảo chuẩn khớp cắn, hàm răng cân đối và đều đặn.

– Rút ngắn thời gian niềng răng nhờ hỗ trợ tác dụng lực vào răng.

3. Khi nào cần đặt band niềng răng?

Theo bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền, các trường hợp được chỉ định gắn band niềng răng gồm:

– Cấu trúc răng phức tạp: với trường hợp như cung hàm hẹp, hàm trên hẹp, thiếu khoảng trống,… Những trường hợp này cần có thêm các dụng cụ như cung khẩu cái, hàm nong, cung lưỡi, khí cụ di xa,…

– Thân răng ngắn, khớp cắn sâu: cấu trúc răng dễ trơn tuột làm bong mắc cài do điểm tựa nhỏ. Gắn band niềng răng sẽ giúp tạo lực tác động lớn và hỗ trợ các mắc cài chắc chắn, mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Những trường hợp sau đây không cần đặt khâu niềng răng:

– Thân răng cao, kích thước chuẩn.

– Tình trạng răng sai lệch nhẹ, không quá phức tạp, không cần sử dụng thêm khí cụ kéo răng.

– Trường hợp các răng cần neo giữ ít.

4. Gắn band niềng răng có đau không?

Quá trình gắn band niềng răng có gây đau ở một số người, nhưng mức độ đau là không đáng kể. Cảm giác đau thường xuất hiện đối với 2 trường hợp dưới đây:

Người có răng hàm sát khít nhau: khoảng trống giữa các răng quá bé, bắt buộc phải đặt thun tách kẽ để làm rộng khoảng giữa 2 răng, thì mới có thể đặt band răng. Quá trình đặt thun tách kẽ có gây cảm giác đau, và sẽ giảm dần trong một vài ngày.

Do nhạy cảm và áp lực: Trong quá trình đặt khâu răng, bạn có thể cảm thấy một số nhạy cảm hoặc áp lực trên răng và niêm mạc xung quanh, do răng đang chịu áp lực từ việc đặt khâu răng

Các cảm giác đau khi đặt band niềng răng là tạm thời và có thể quản lý tốt bằng cách sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của nha sĩ.

5. Band niềng răng phải gắn bao lâu?

Khâu niềng răng sẽ được gắn trong suốt quá trình chỉnh nha. Vì vậy, chỉ khi hoàn thành quá trình niềng răng, bác sĩ mới có thể tháo khâu chỉnh nha.

Sau khi tháo band, bác sĩ sẽ lắp lại hệ thống mắc cài dây cung để điều chỉnh và làm khít các khoảng trống do việc gắn band gây ra.

gắn band niềng răng là gì

Gắn band niềng răng sẽ không gây đau nhức hay sưng

6. Quy trình gắn band niềng răng

Gắn band cần được thực hiện kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và độ bền trong suốt quá trình niềng răng. Quy trình gắn band gồm các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Các bác sĩ sẽ kiểm tra về tình trạng răng miệng của bạn. Nếu có dấu hiệu về răng sâu, viêm nha chu, viêm nướu,… sẽ được điều trị trước khi đặt band niềng răng. Hoặc nếu khoảng cách giữa các răng hàm nhỏ và khít sát, bác sĩ có thể tư vấn đặt thun tách kẽ để tạo không gian lắp band.

Bước 2: Thử band niềng răng

Do band có nhiều loại và kích thước khác nhau nên bác sĩ sẽ thử band để chọn ra band răng phù hợp nhất với khách hàng. Các bác sĩ kiểm tra chiều cao, độ ôm khít với răng và hàn mắc cài lên trên band.

Bước 3: Gắn band vào răng

Bác sĩ sẽ đặt khâu niềng răng vào vị trí đã được chỉ định trước đó. Quá trình này cần sự cẩn thận và chính xác. Chất liệu gắn band thường là xi măng nha khoa chuyên dụng, giúp bảo vệ men răng trong suốt quá trình đeo niềng.

Bước 4: Gắn các khí cụ niềng răng (brackets, dây đeo)

Sau khi đã gắn band niềng răng, bác sĩ sẽ hoàn thiện hệ thống khí cụ bên trong khoang miệng.

Bước 5: Điều chỉnh và bắt đầu quá trình niềng răng

Sau khi đã gắn các band, brackets và dây đeo, quá trình chỉnh răng chính thức sẽ bắt đầu. Bạn sẽ phải thường xuyên đến nha sĩ để điều chỉnh dây đeo, thay đổi lực cần thiết và kiểm tra tiến độ điều trị. Thời gian và số lượng cuộc hẹn tùy thuộc vào tình trạng ban đầu của răng và kế hoạch điều trị cụ thể cho từng khách hàng.

gắn band niềng răng là gì

Quy trình gắn band niềng răng

7. Lưu ý sau khi đặt Band niềng răng

Gắn band niềng răng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nhưng nếu biết cách chăm sóc, tình trạng khó chịu sẽ giảm đi đáng kể. Dưới đây là những lưu ý sau khi gắn khâu niềng răng mà bạn có thể tham khảo:

– Sử dụng sáp nha khoa: Trong quá trình niềng răng, mắc cài có thể cọ xát vào miệng. Bạn nên dùng sáp nha khoa để bọc các phần có thể bị tổn thương, làm giảm tình trạng cọ xát tạm thời.

Súc miệng bằng nước muối: Nước muối sinh lý giúp kháng khuẩn, giảm viêm và loét miệng do cọ xát với mắc cài.

– Ăn thức ăn mềm: Chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Trong tuần đầu tiên gắn band niềng răng, bạn nên ăn những thực phẩm mềm và được nấu kỹ để giảm bớt lực nhai lên răng.

– Theo dõi thường xuyên: Thường xuyên theo dõi vị trí gắn band khi tại nhà. Nếu thấy band lỏng lẻo, các hệ thống gắn trên band bị gãy hoặc răng đau nhức thì nên đến nha khoa ngay để được bác sĩ xử lý kịp thời.

– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ để làm sạch răng, tránh bám mảng bẩn. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng trong quá trình niềng như máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để làm sạch thức ăn bám trên răng mắc cài và kẽ răng.

Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn khái niệm gắn band niềng răng là gì và những lưu ý sau khi gắn band răng. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình thẩm mỹ nha khoa của mình….

Hiển thị nguồn

Putnamorthodontics: “What Is the Purpose of Rubber Bands in Braces?”

Suckhoe123: “Gắn band răng để làm gì? – Suckhoe123”

Trang Hoidap: “Đặt band niềng răng để làm gì? Gắn band có đau không?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề band niềng răng