Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Trẻ sốt mọc răng hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý

Sốt mọc răng hàm là tình trạng mà không ít trẻ đã gặp phải. Trẻ thường chỉ bị sốt nhẹ và không quá nguy hiểm tới sức khỏe. Ở bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xử lý khi trẻ bị sốt mọc răng.

1. Trẻ mọc răng hàm khi nào

Trẻ em bắt đầu mọc răng hàm số 4 từ 13 – 14 tháng tuổi. Răng hàm số 5 mọc từ 23 – 25 tháng tuổi. Tuy nhiên, những răng trên chỉ là răng sữa. Sau một khoảng thời gian tồn tại trên cung hàm, chúng sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn vào giai đoạn từ 9 – 12 tuổi.

Trong các răng hàm, nhóm răng cấm sẽ chỉ mọc lên duy nhất 1 lần trong đời từ 6 – 13 tuổi. Có nghĩa là răng mọc lên đã là răng vĩnh viễn và không trải qua quá trình thay răng.

Trẻ mọc răng hàm đầu tiên từ 13 - 14 tháng tuổi

Trẻ mọc răng hàm đầu tiên từ 13 – 14 tháng tuổi

2. Nguyên nhân gây sốt khi mọc răng hàm ở trẻ nhỏ

Trẻ bị sốt khi mọc răng hàm (1) thường xảy ra do các mô nướu bị vi khuẩn gây hại tấn công và nhiễm trùng. Bởi để có thể phát triển, răng hàm bắt buộc phải phá vỡ cấu trúc của các mô nướu. Điều đó khiến cho nướu bị tổn thương và vi khuẩn gây hại sẽ dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên rất dễ bị nhiễm khuẩn.

Khi đó, thân nhiệt của trẻ sẽ cao hơn mức bình thường. Đây chính là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động để chống lại các tác nhân gây bệnh.

3. Sốt mọc răng hàm thường đi kèm với những dấu hiệu nào

Trẻ bị sốt khi mọc răng hàm (2)  thường có những dấu hiệu điển hình sau:

– Thân nhiệt của trẻ dao động từ 38 – 38.5 độ.

– Ngứa, đau nhức nướu khiến trẻ quấy khóc, chán ăn.

– Hay nhai núm vú hoặc bất kỳ đồ vật gì mà trẻ có thể chạm vào.

– Khó ngủ do cảm giác đau nhức ở vị trí mọc răng.

– Chảy nhiều nước dãi.

– Nổi phát ban ở mặt.

– Đi tướt.

– Chồi răng xuất hiện trên bề mặt nướu ở vị trí răng hàm.

Trẻ hay gặm, cắn đồ vật khi mọc răng

Trẻ hay gặm, cắn đồ vật khi mọc răng

4. Phân biệt sốt khi mọc răng hàm và sốt bệnh

Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ bị nhầm lẫn giữa sốt khi trẻ mọc răng hàm và sốt bệnh. Để phân biệt, cha mẹ có thể căn cứ theo những tiêu chí sau:

– Thân nhiệt: Trẻ mọc răng thường chỉ bị sốt nhẹ, từ 38 – 38.5 độ. Trong khi đó, với những trẻ sốt bệnh, thân nhiệt có thể lên đến trên 39 độ.

– Các dấu hiệu đi kèm: Trẻ mọc răng thường các dấu hiệu như chảy nhiều nước dãi, đau nhức nướu, thích gặm cắn đồ vật… Còn trẻ bị sốt bệnh sẽ đi kèm với tình trạng ho, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, nôn mửa…

5. Cần phải làm gì khi trẻ bị sốt mọc răng hàm

Nếu trẻ em bị sốt trong quá trình mọc răng hàm, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp sau: chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, uống nhiều nước, uống thuốc, vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận và vệ sinh đồ chơi sạch sẽ.

5.1. Chườm ấm

Chườm ấm là biện pháp giảm sốt khi mọc răng cực kỳ hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ ngay tại nhà. Hơi ấm sẽ giúp cho các lỗ chân lông trên cơ thể của trẻ giãn nở. Đồng thời, các mạch máu ngoại vi cũng được giãn ra. Khi đó, cơ thể sẽ nhanh tỏa nhiệt và hạ sốt.

Cha mẹ hãy lấy một chiếc khăn mềm, nhúng trực tiếp vào nước ấm rồi chườm lên trán, thái dương, nách và bẹn của trẻ. Sau khoảng 5 – 10 phút, cha mẹ nên tiếp tục nhúng khăn để đảm bảo độ ấm. Một lưu ý quan trọng là không nên chườm ở vùng ngực vì rất dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh.

Trẻ sốt mọc răng hàm phải làm sao

Chườm ấm giúp trẻ hạ sốt

5.2. Mặc quần áo thoáng mát

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ chỉ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát với khả năng thấm hút tốt. Bởi quần áo dày, quá kín sẽ khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, trẻ cũng không nên đóng bỉm trẻ bởi sẽ khiến trẻ dễ bị sốt cao hơn.

5.3. Uống nhiều nước

Với những trẻ bị sốt khi mọc răng hàm (3), cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước. Trẻ có thể uống nước ép trái cây, nước lọc, nước điện giải… Bởi khi thân nhiệt tăng cao, nước sẽ thoát ra ngoài ra da. Nếu cơ thể không được bổ sung nước, trẻ sẽ dễ bị mất nước, gây mệt mỏi dai dẳng.

Ngược lại, khi trẻ được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, các tế bào trong cơ thể sẽ thực hiện các chức năng tốt hơn. Nhờ vậy, các tác nhân gây bệnh sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, giúp hạ nhiệt nhanh chóng.

Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt

Cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước khi bị sốt

5.4. Uống thuốc

Trẻ bị sốt từ 38.5 độ trở lên nên uống thuốc để hạ sốt. Loại thuốc hạ sốt được sử dụng phổ biến nhất cho trẻ nhỏ là Paracetamol. Thuốc sẽ ức chế COX ở thần kinh trung ương, giúp thân nhiệt của trẻ nhanh thuyên giảm.

Liều dùng của thuốc như sau:

+ Paracetamol đường uống: uống 10 – 15mg/kg, cách nhau 4 – 6 giờ.

+ Paracetamol đặt hậu môn: đặt 80mg mỗi 4 – 6 giờ với liều tối đa là 400 mg/ngày.

5.5. Vệ sinh răng nướu cho trẻ cẩn thận

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị sốt là do mô nướu tại vị trí mọc răng hàm bị vi khuẩn tấn công và viêm nhiễm. Do đó, khi trẻ mọc răng, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cẩn thận để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Cụ thể, cha mẹ hãy quấn gạc lên đầu ngón tay trỏ, thấm vào nước muối sinh lý và chà nhẹ nhàng lên nướu, lưỡi của bé. Ngoài ra, các mẹ có thể chải răng cho trẻ bằng bàn chải lông mềm và phần đầu tròn. Khi vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương tới niêm mạc miệng.

5.6. Vệ sinh đồ chơi

Khi mọc răng, trẻ sẽ có xu hướng gặm cắn bất kỳ đồ vật gì mà chúng có thể chạm vào để giảm bớt những cơn đau nhức, khó chịu ở nướu. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào miệng và khiến cho trẻ bị sốt cao hơn.

6. Trẻ sốt mọc răng hàm khi nào cần đi khám

Trẻ bị sốt mọc răng nếu có những biểu hiện dưới đây thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám:

– Sốt cao, thân nhiệt không hạ ngay cả khi đã uống thuốc.

– Co giật.

– Ho, đau họng.

– Khó thở.

– Co rút lồng ngực

– Tiêu chảy trong nhiều ngày.

– Trẻ ngủ li bì.

Trẻ sốt cao, không giảm cần đi khám

Trẻ sốt cao, không giảm cần đi khám

Với những thông tin về sốt mọc răng hàm mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong bài viết trên, hy vọng cha mẹ đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc trẻ. Nếu như thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cha mẹ cần nhanh chóng cho trẻ tới gặp bác sĩ để được xử lý sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bé mọc răng hàm
Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Quá trình mọc răng của trẻ như thế nào? Dấu hiệu nhận biết

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên của trẻ nên nhiều bố mẹ rất quan tâm. Hầu hết bố mẹ lần đầu có con đều bỡ ngỡ và thắc mắc về quá

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Trẻ em có thay răng hàm không? Lưu ý trong quá trình thay răng

Trẻ em có thay răng hàm không? Lưu ý trong quá trình thay răng

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Các kiểu mọc răng của bé, mọc răng sữa thứ tự như thế nào

Các kiểu mọc răng của bé, mọc răng sữa thứ tự như thế nào

Các kiểu mọc răng của bé là những kiểu răng nào, mọc răng sữa lúc mấy tháng? Là câu hỏi được rất nhiều gia đình và các đôi vợ chồng mới

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
15+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa và răng hàm

15+ Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng cửa và răng hàm

Từ khoảng 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Trong giai đoạn trẻ mọc răng, cha mẹ cần chăm sóc cẩn thận để răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm: Dấu hiệu và cách chăm sóc

Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm số 6 là một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mọc răng sẽ gây ra cho bé cảm giác đau nhức

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map