Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cách chữa nhiệt miệng dân gian an toàn và hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp về răng miệng mà ai cũng từng mắc phải. Dù không quá nguy hiểm nhưng các vết loét do nhiệt miệng lại khiến người bệnh thấy đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng tới ăn nhai và giao tiếp hằng ngày. Biết cách chữa nhiệt miệng dân gian sau đây sẽ giúp bạn nhanh thoát khỏi vết loét khó chịu.

1. Cách chữa nhiệt miệng dân gian

Với các vết loét nhiệt miệng nhỏ, mới khởi phát, bạn có thể áp dụng biện pháp dân gian để giảm đau, làm lành vùng niêm mạc tổn thương. Cách chữa nhiệt miệng tại nhà được nhiều người biết đến như sau:

1.1. Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Giấm táo có tính axit nhờ chứa vitamin C nên đóng vai trò như dung dịch sát khuẩn nhẹ, hỗ trợ làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn. Qua đó cảm giác đau rát do nhiệt miệng (1). Đồng thời vị trí lở loét cũng phục hồi nhanh chóng hơn.

Cách thực hiện:

– Sử dụng 1 muỗng giấm táo pha loãng cùng 1 ly nước lọc

– Dùng nước giấm táo súc miệng sau khi đánh răng, súc trong 30 giây

– Nhổ ra và súc miệng lại với nước sạch, áp dụng 2 – 3 lần/ngày

– Không nên dùng giấm táo nguyên chất bởi axit có thể bào mòn men răng

– Dùng lượng vừa đủ, tốt nhất pha loãng để tránh gây hại cho răng

Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

Trị nhiệt miệng bằng giấm táo

1.2. Chữa nhiệt miệng với khế

Khế là loại quả quen thuộc tại nhiều vùng quê, được sử dụng làm nguyên liệu trị nhiệt miệng. Quả khế chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là vitamin C, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu.

Dùng khế chua giúp bổ sung vitamin cho cơ thể, thanh nhiệt, thải độc giúp loại bỏ độc tố, giảm tổn thương, viêm loét niêm mạc gây đau rát.

Cách dùng đơn giản:

– Dùng khoảng 2 – 3 quả khế chua, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào nồi

– Thêm nửa lít nước rồi đun với lửa lớn, đến khi sôi thì nhỏ lửa, đun tiếp tục vài phút thì tắt bếp

– Đợi nước khế nguội chắt lấy nước cốt, mỗi lần ngậm và nuốt từ từ để làm sạch khoang miệng, giảm đau rát do nhiệt miệng

1.3. Súc miệng với nước muối

Súc miệng bằng nước muối là cách trị nhiệt miệng tại nhà (2) được nhiều người thực hiện. Nước muối loãng giúp lấy đi vi khuẩn, kháng viêm, sát trùng vết thương. Hơn nữa, súc miệng với nước muối thường xuyên còn là cách giảm đau nhức răng, viêm lợi và các bệnh lý nha khoa.

Cách thực hiện:

– Pha 1 muỗng nước muối vào cốc nước ấm, có thể dùng nước muối sinh lý được bán tại nhà thuốc

– Súc miệng nước muối mỗi ngày, thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để diệt khuẩn, kháng viêm, giảm lở loét niêm mạc

– Mỗi lần súc khoảng 30 giây, không dùng nước muối quá đặc sẽ gây hại cho men răng

Súc miệng với nước muối

Súc miệng với nước muối

1.4. Dùng baking soda

Baking soda có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt, giúp làm sạch khoang miệng, ngăn chặn viêm nhiễm nghiêm trọng hơn. Không chỉ hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, baking soda còn loại bỏ mảng bám, làm răng trắng sáng hơn.

Cách thực hiện:

– Cho khoảng 5g bột baking soda vào 230ml nước

– Khuấy đều, mỗi lần ngậm khoảng 15ml, súc miệng trong 30 giây rồi nhổ ra, súc miệng lại cùng nước sạch

– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần để làm sạch khoang miệng, sát khuẩn vết thương

1.5. Chữa nhiệt miệng bằng cỏ mực

Cây cỏ mực mọc ở nhiều nơi, chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ. Bạn chỉ cần dùng nước cốt cây cỏ mực thoa vào vị trí lở loét sẽ xoa dịu cảm giác khó chịu, cải thiện nhiệt miệng an toàn. Vết thương sau một thời gian sẽ giảm đáng kể, chấm dứt biểu hiện đau rát.

Thực hiện đơn giản như sau:

– Dùng nắm cây nhọ nồi rửa với nước muối loãng thật sạch, để ráo

– Giã nát, vắt lấy nước cốt

– Sau khi vệ sinh răng miệng, dùng tăm bông chấm nước cốt thoa lên vị trí lở loét

– Thực hiện ngày 2 – 3 lần để đẩy nhanh quá trình phục hồi thương tổn

1.6. Dùng bột sắn dây

Bột sắn dây có tính mát, hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, nhất là bệnh lý tiêu hóa, viêm loét,… Cách trị nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây được sử dụng rộng rãi.

Bổ sung bột sắn dây giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ nhiệt miệng do các yếu tố như nóng trong do uống thuốc Tây y, thực phẩm không phù hợp, dị ứng,…

Cách thực hiện:

– Pha 2 – 3 muỗng bột sắn dây cùng 1 ly nước nóng

– Khuấy để bột chín đều rồi uống

Tuy nhiên cẩn thận khi dùng, không phù hợp cho người đang dùng thuốc trị tiểu đường, người bị ung thư, cơ địa nhạy cảm.

Dùng bột sắn dây

Dùng bột sắn dây

1.7. Mẹo trị nhiệt miệng với lá húng chó

Cây húng chó hay còn được gọi là húng quế, là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của gia đình. Theo nghiên cứu, cây húng chó có tính ấm, vị cay, lá có mùi đặc trưng được dùng làm thuốc trị nhiều bệnh lý như mỡ máu, trị ho, bệnh da liễu, viêm họng,…

Húng chó chứa hàm lượng tinh dầu dồi dào mang đến tác dụng giảm viêm, lở loét niêm mạc miệng.

Cách thực hiện:

– Hái vài lá húng chó, ngâm trong nước muối loãng rồi vớt ra để cho ráo nước

– Thêm vài hạt muối rồi nhai đến khi tiết nước bọt

– Sau khi nhai kỹ nuốt hỗn hợp cùng với ngụm nước lọc, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày để giảm triệu chứng nhiệt miệng

1.8. Bã chè khô chữa nhiệt miệng

Bã chè khô có chứa lượng tanin dồi dào giúp kháng viêm, chống khuẩn hữu hiệu. Nhờ đó giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương nhanh hơn, an toàn cho nhiều đối tượng.

Cách thực hiện:

– Phơi khô bã chè sau đó đắp vào vùng nướu, niêm mạc bị viêm loét

– Áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện triệu chứng khó chịu

– Ngoài ra, bạn có thể giữ lại bã trà túi lọc phơi khô và đắp lên vết lở loét ở nướu, khoang miệng

– Kiên trì thực hiện sau thời gian ngắn, nhiệt miệng sẽ cải thiện đáng kể

1.9. Sử dụng mật ong

Mật ong chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, trong đó có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm giúp chống oxy hóa, tăng cường đề kháng cho cơ thể.

Dùng mật ong để trị nhiệt miệng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị mật ong nguyên chất, dùng hàng ngày tới khi vết loét thuyên giảm hẳn.

Cách thực hiện:

– Sau khi vệ sinh răng miệng, dùng tăm bông thấm mật ong lên vị trí lở loét

– Lưu lại có thể nuốt, thực hiện nhiều lần mỗi ngày để thúc đẩy phục hồi tổn thương

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong

1.10. Dầu dừa trị nhiệt miệng

Dầu dừa được chiết xuất từ quả dừa tự nhiên, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài dùng làm nguyên liệu trong các món ăn, dầu dừa còn có nhiều dưỡng chất dùng trong làm đẹp, điều trị bệnh lý về da liễu, tổn thương trong cơ thể,…

Bôi dầu dừa vào vị trí lở loét giúp kháng khuẩn và kích thích quá trình phục hồi vết thương nhanh chóng hơn. Hơn nữa bạn có thể pha loãng dầu dừa với nước ấm để súc miệng hàng ngày.

1.11. Rau má chữa nhiệt miệng

Rau má có tính mát, vị đắng nhẹ, công dụng thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể, tốt cho người đang mắc bệnh lý về nha khoa. Ngoài ra, theo y học hiện đại cũng chỉ ra trong rau má có chứa hoạt chất giúp làm lành vết thương niêm mạc, trị nhiệt miệng hữu hiệu.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 nắm rau má tươi, không hư hỏng ngâm với nước muối loãng rồi rửa sạch, sau đó giã nhuyễn lấy nước cốt. Uống nước rau má để làm mát cơ thể, vết loét nhanh chóng hồi phục

– Ngoài ra có thể dùng nước rau má để súc miệng, làm vết thương se miệng nhanh hơn

– Trường hợp bạn không thích dùng nước rau má có thể nấu canh cũng có hiệu quả tốt

1.12. Dạ cẩm chữa nhiệt miệng

Dạ cẩm được dùng trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có trị nhiệt miệng, bệnh lý về dạ dày.

Dân gian sử dụng dạ cẩm trị viêm loét miệng nhờ loại cây này có các chất giúp thải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm đau hiệu quả. Sử dụng đúng cách kết hợp thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để có kết quả tốt nhất.

Cách thực hiện:

– Dùng 50g cây dạ cẩm tươi, ngâm với nước muối sạch, sau đó giã nhuyễn

– Lọc lấy nước cốt, dùng bông chấm vào vị trí bị loét

– Nếu dùng dạ cẩm khô thì sắc nước cùng với 25g cây thuốc để uống mỗi ngày

1.13. Chữa nhiệt miệng bằng lá trầu

Chiết xuất lá trầu có chứa estragol, eugenol, chavicol, chất chống oxy hóa,… giúp phục hồi nhanh vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Lá trầu rất dễ tìm, bạn có thể dùng lá trầu trị nhiệt miệng đơn giản như sau:

– Dùng 100g lá trầu tươi, rửa với nước muối loãng

– Sau đó cho lá trầu vào nồi nước đun sôi

– Lọc lấy nước lá trầu, thêm chút muối cho vào tủ lạnh để dùng dần

– Súc miệng bằng nước lá trầu hàng ngày, 2 lần mỗi ngày để giảm nhiệt miệng

cách chữa nhiệt miệng dân gian

Chữa nhiệt miệng bằng lá trầu

1.14. Dùng củ cải trắng

Củ cải trắng thường được dân gian sử dụng để trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu hiện đại, củ cải trắng chứa nhiều photpho, canxi, vitamin B1, B2, PP, C, sắt,… có khả năng kháng khuẩn, giảm đau, ngăn chặn bệnh tim mạch, tốt cho da.

Cách thực hiện:

– Lấy 1 – 2 củ cải sống, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ

– Đem củ cải đi xay nhuyễn hoặc giã nát rồi lọc lấy nước cốt

– Bỏ bã, giữ lại nước, thêm nước lọc

– Dùng hỗn hợp ngậm súc miệng 3 lần mỗi ngày

– Kiên trì thực hiện nhiều ngày liên tục để nhiệt miệng được cải thiện

1.15. Dùng lá diếp cá

Diếp cá là loại rau thơm quen thuộc, thường sử dụng để thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, thông đại tiện. Theo nghiên cứu, trong diếp cá có decanoyl-acetaldehyd – một chất có công dụng như kháng sinh, giúp ức chế hoạt động của trực cầu khuẩn, tụ cầu, liên cầu, bạch hầu, phế cầu, e.coli, xoắn khuẩn leptospira,… Bên cạnh đó, diếp cá giúp giải nhiệt, giải độc, kháng viêm, lọc máu, tăng cường miễn dịch. Diếp cá cũng tiêu diệt ký sinh trùng, chống virus herpes, sởi, cúm,…

Cách thực hiện:

– Cách 1: lấy 100g diếp cá, nhặt lấy lá tươi xanh, rửa sạch, để cho ráo nước. Đem xay nhuyễn hoặc giã nát, bỏ bã, lọc lấy nước, uống hết trong ngày. Kiên trì uống nước diếp cá nhiều ngày để có hiệu quả

– Cách 2: lấy khoảng 2 – 6g lá diếp cá, rửa sạch trong nước muối pha loãng, sắc lấy nước, cô cạn thấy còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia nước thành nhiều phần, uống nhiều lần trong ngày

2. Lưu ý khi cách chữa nhiệt miệng tại nhà

Áp dụng các cách chữa nhiệt miệng dân gian bằng nguyên liệu lành tính, ít có tác dụng phụ như thuốc tây. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng thực hiện được, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

– Điều trị tại nhà thích hợp với trường hợp nhẹ, nếu bị nhiễm trùng nặng nên thăm khám bác sĩ để được khắc phục kịp thời

– Tùy vào cơ địa, mức độ tổn thương mà bạn đang gặp phải mà hiệu quả điều trị sẽ khác nhau, bạn nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài để có được hiệu quả tốt nhất

– Lựa chọn nguyên liệu sạch, sơ chế trước khi dùng để tránh viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.

– Ngoài áp dụng mẹo tại nhà bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống. Cần kiêng các món ăn cay nóng, đồ ngọt, chua để vết thương phục hồi nhanh hơn. Ngoài ra nên tránh uống bia rượu, hút thuốc lá,…

– Lựa chọn đồ ăn mềm, dễ nhai, không ăn món cứng gây trầy xước, tổn thương niêm mạc nặng hơn

– Uống nhiều nước, kết hợp nước ép, xây dựng thói quen lành mạnh, tập thể dục, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế lo âu,…

Bổ sung thêm nước ép cho cơ thể

Bổ sung thêm nước ép cho cơ thể

Trên đây là một số cách chữa nhiệt miệng dân gian đơn giản, dễ áp dụng, phù hợp với trường hợp nhẹ. Tuy nhiên nếu nhận thấy vết loét không thuyên giảm, mà càng nghiêm trọng hơn thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa nhiệt miệng
Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Bật mí 10 loại thuốc chấm nhiệt miệng an toàn và hiệu quả nhất

Nhiệt miệng là tình trạng niêm mạc miệng bị tổn thương, dẫn đến hình thành vết loét trong khoang miệng. Để vết loét nhanh chóng thuyên

Ngày 20/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Điểm danh top 15 loại thuốc sức nhiệt miệng được tin dùng

Nhiệt miệng không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn gặp ở trẻ em. Có nhiều cách trị nhiệt miệng, trong đó sử dụng các loại thuốc sức

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Top 12 loại thuốc chữa nhiệt miệng an toàn, hiệu quả nhanh

Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra với mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Mặc dù không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Tại sao bị nhiệt miệng liên tục? Cách phòng tránh hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến và dễ gặp ở mọi lứa tuổi. Tại các vùng mô mềm trong miệng như má trong, môi, nướu xuất hiện các vết

Ngày 28/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Giải đáp: Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không

Uống C sủi được nhiều người áp dụng để cải thiện các vết nhiệt miệng ngay tại nhà. Vậy viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Những cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả

Nhiệt miệng là tình trạng xảy ra ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi, nướu và có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Nhiệt miệng ở trẻ sơ

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga