Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Học lỏm các cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi siêu hiệu quả

Có đến 5 cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi mà bạn có thể áp dụng ngay, điển hình như cách dùng tỏi đắp trực tiếp, súc miệng nước ép tỏi,  kết hợp với muối,… vừa đơn giản lại hiệu quả. Nguyên liệu cần chuẩn bị thì lại dễ tìm, tiết kiệm chi phí.

1. Tác dụng của tỏi trong việc chữa sâu răng

Đây là một nguyên liệu nấu ăn đã trở nên quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình Việt. Khi bàn đến các cách trị đau răng thì tỏi luôn một trong những phương pháp dân gian được đề cập đến rất nhiều.

Theo đó y học cổ truyền tỏi có đặc trưng nổi bật là vị cay, ít độc, tính ôn, có tác dụng sát khuẩn, giải độc và thanh nhiệt nên được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh lý khác nhau như cảm cúm, chảy máu cam, viêm xoang, rụng tóc, đau nhức răng,…

Còn trong các nghiên cứu y khoa hiện đại, tỏi có rất nhiều dưỡng chất khác nhau như protein, vitamin nhóm B, kali, carbohydrates, sắt, canxi, magie, calo, photpho… Đặc biệt là tiền chất alliin, sau khi tỏi bị băm nhuyễn hoặc dưới tác động của ngoại lực sẽ kích hoạt enzyme.

Từ đó, cùng với tác dụng của men allinase, alliin nhanh chóng chuyển hóa thành hoạt chất allicin. Có thể bạn chưa biết thì allicin là một hoạt chất kháng sinh, thậm chí dược tính của chúng còn mạnh hơn cả penicillin. Với tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và ức chế sự tăng sinh của vi khuẩn trong khoang miệng nói chung và vi khuẩn gây sâu răng nói riêng.

Ngoài ra, tỏi còn chứa một lượng lớn các chất Selenium và Germanium. Đây đều là những hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, cung cấp oxy cho cơ thể và giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Nhờ đó, khi sử dụng tỏi đúng cách sẽ giúp sát khuẩn, kháng viêm, làm giảm các giác đau nhức, khó chịu khi sâu răng. Đồng thời giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, góp phần đẩy lùi bệnh sâu răng và hạn chế tình trạng vi khuẩn tấn công lan sau các răng khác.

Tác dụng của tỏi trong việc chữa sâu răng

Tác dụng của tỏi trong việc chữa sâu răng

2. Những cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi dễ làm

Sử dụng tỏi để trị sâu răng là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng, với nhiều cách khác nhau được chia sẻ rộng rãi như ngậm tỏi tươi, trộn với gừng rồi giã nhỏ, uống rượu tuổi,  kết hợp hỗn hợp giữa muối và tỏi hoặc súc miệng với nước ép tỏi.

Ưu điểm của các cách trên là đều an toàn, nguyên liệu dễ tìm kiếm và thực hiện mà lại hiệu quả giúp xoa dịu các cơn đau nhức, khó chịu nhanh chóng.

2.1. Ngậm tỏi tươi

Cách đầu tiên cũng là cách trị sâu răng với tỏi tại nhà đơn giản nhất mà gần như ai cũng có thể thực hiện được. Nhưng đơn giản không có nghĩa là chúng không hiệu quả mà hoàn toàn ngược lại, sau khi ngậm tỏi tươi thì sau một lúc bạn sẽ thấy các cơn đau nhức được giảm dần.

Bước 1: Lấy một vài tép tỏi bóc vỏ và rửa sạch.

Bước 2: Giã nhuyễn hoặc đập dập tỏi.

Bước 3: Lấy phần tỏi đã được làm nát để đắp trực tiếp lên vùng răng đang bị sâu.

Bước 4: Giữ nguyên trong vòng 10 – 15 phút sau đó súc miệng sạch lại với nước ấm.

Lưu ý: Để đạt được hiệu quả như mong muốn bạn nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 tiếng đồng hồ. Ngoài ra, nếu bạn thuộc tuýp người răng miệng nhạy cảm, lợi dễ bị kích ứng thì cần cân nhắc với phương pháp trên. Bởi tỏi có tính cay, nóng nên nếu có thể khiến nướu bị bỏng, rát.

Ngậm tỏi tươi

Ngậm tỏi tươi

2.2. Trộn tỏi và gừng giã nhỏ

Không chỉ có tỏi mà gừng cũng là một nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ bệnh lý sâu răng rất tốt. Do trong gừng có chứa một hoạt chất là Cineol, có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ nên từ đó ngăn ngừa sự sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn.

Như vậy, nếu kết hợp tỏi và gừng đúng cách thì giống như X2 lần hiệu quả trong việc điều trị bệnh lý sâu răng tại nhà.

Bước 1: Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi cùng với 2 lát gừng mang rửa sạch.

Bước 2: Sau đó giã hoặc xay nhuyễn chúng với nhau để tạo thành một hỗn hợp.

Bước 3: Lấy hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên các lỗ sâu răng.

Bước 4: Giữ nguyên trong miệng khoảng 10 – 15 phút.

Bước 5: Lấy hỗn hợp ra khỏi miệng và súc miệng sạch lại với nước ấm.

Cũng với hai nguyên liệu trên thay vì đắp trực tiếp thì bạn có thể thêm một chút nước lọc rồi mang đi xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt. Sau đó mang đi pha loãng với nước sạch dùng để súc miệng mỗi ngày cũng giúp hỗ trợ chữa sâu răng rất tốt.

Trộn tỏi và gừng giã nhỏ

Trộn tỏi và gừng giã nhỏ

2.3. Uống rượu tỏi

Cách tiếp theo sẽ phù hợp với nam giới nhiều hơn, còn với nữ giới nếu bạn là người uống được rượu thì vẫn áp dụng như bình thường. Ngoài tác dụng vốn có của tỏi thì rượu cũng giúp kháng viêm, sát khuẩn và giúp giảm đau răng rất tốt.

Bước 1: Lấy 400g tỏi tươi cùng với 800ml rượu nếp trắng với nồng độ từ 40 – 42 độ. Tỏi sau khi bóc vỏ thì mang rửa sạch để khô, ráo nước.

Bước 2: Sau đó cho tỏi  vào bình thủy tinh và đổ rượu vào ngâm. Đậy nắp bình thủy tinh thật kính và đặt ở nơi thoáng mát.

Bước 3: Ngâm trong khoảng 3 tuần là có thể lấy ra sử dụng, mỗi lần lấy 10ml để uống và 3 lần/ngày.

Uống rượu tỏi

Uống rượu tỏi

2.4. Đắp hỗn hợp tỏi, muối

Không chỉ có tỏi mà muối cũng được sử dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị sâu răng và giảm đau nhức răng nhờ đặc tính sát khuẩn cao. Vì vậy, khi kết hợp với tỏi sẽ giúp phát huy tối ưu hiệu quả trong vấn đề chữa sâu răng nếu như bạn thực hiện đúng cách

Bước 1: Lấy 3 – 4 tép tỏi đã bóc vỏ cùng với một chút muối mang đi giã nhuyễn với nhau.

Bước 2: Lấy hỗn hợp từ tỏi và muối đắp lên răng đang bị sâu, giữ nguyên trong 10 – 15 phút.

Bước 3: Sau đó lấy ra và súc miệng lại với nước sạch, kiên thực thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều muối, vì có thể khiến răng bị mài mòn và phản tác dụng khiến tình trạng sâu răng càng nặng hơn.

Đắp hỗn hợp tỏi, muối

Đắp hỗn hợp tỏi, muối

2.5. Súc miệng với nước ép tỏi

Cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi cuối cùng mà chúng tôi muốn gửi đến bạn cũng vô cùng đơn giản. Thay vì dùng các hỗn hợp hay tỏi đắp trực tiếp, rồi phải giữ nguyên trong vòng 10 – 15 phút thì bạn chỉ cần súc miệng với nước ép tỏi đã được pha loãng thì hiệu quả đạt được cũng không kém chút nào.

Bước 1: Dùng 2 – 3 tép tỏi tươi mang đi nghiền nhỏ.

Bước 2: Đổ thêm nước lọc vào chỗ tỏi đã được nghiền nhỏ, rồi khuấy đều lên.

Bước 3: Ngậm nước tỏi trong miệng khoảng 30 giây, sau đó súc miệng rồi nhổ ra.

Bước 4: Súc miệng lại với nước ấm để làm sạch khoang miệng.

Súc miệng với nước ép tỏi

Súc miệng với nước ép tỏi

3. Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi

Là một trong những phương pháp chữa trị sâu răng luôn nhận được nhiều đánh giá cao. Tuy nhiên, muốn đạt được hiểu qua cao khi dùng tỏi để chữa sâu răng hay các bệnh lý răng miệng nào bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:

Thứ nhất: Các cách chữa lỗ sâu răng tại nhà bằng tỏi chỉ là các mẹo dân gian, không thể mang đến hiệu quả tức thì. Vì vậy, bạn cần kiên trì áp dụng mỗi ngày và trong suốt một khoảng thời gian thì mới thấy kết quả rõ ràng.

Thứ hai: Dùng tỏi phần lớn chỉ giúp hỗ trợ giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn chứ không giải quyết được triệt để căn nguyên của vấn đề. Vì vậy, sau một thời gian ngừng áp dụng các triệu chứng gây khó chịu sẽ lại tái phát.

Thứ ba: Đối với các trường hợp sâu răng đã tiến triển sang giai đoạn nặng, gây ra các biến chứng khác nhau thì gần như các cách trên sẽ không mang đến nhiều hiệu quả nữa. Lúc đó, cách tốt nhất là hãy đến các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để được bác sĩ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Thứ tư: Trong suốt quá trình dùng tỏi để trị sâu răng, bạn vẫn phải chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám, thức ăn thừa trong khoang miệng mỗi ngày.

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi

Một số lưu ý khi áp dụng các cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi

Với 5 cách trị sâu răng tại nhà bằng tỏi trên đây, chỉ cần áp dụng đúng hướng dẫn chỉ sau một thời gian các cơn đau, tình trạng viêm sẽ được giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, với tình trạng sâu răng nặng lời khuyên dành cho bạn là nên đi khám bác sĩ sẽ tốt hơn. Bởi nếu sâu răng nếu để càng lâu, không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị sâu răng
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng thực hiện đơn giản

Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nên đau nhức, khó chịu. Nếu e ngại việc đến phòng khám nha khoa và tình trạng đang

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Dễ kiếm, dễ thực hiện, lại an toàn và hiệu quả cao là những gì mà cách chữa sâu răng bằng lá ổi có thể đem đến cho những ai đang gặp

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Sâu răng trong cùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, răng vỡ nứt do ngoại lực tác động,… Tình trạng này

Ngày 22/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map