Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Nhổ răng bao lâu thì ăn được? Ăn gì nhanh lành vết thương?

Khách hàng Thu Thuỷ (29 tuổi, Hà Nội) sau khi nhổ răng tại Nha Khoa Paris có thắc mắc rằng nhổ răng bao lâu thì ăn được và nên ăn gì để vết thương nhanh lành nhất. Thắc mắc của chị Thuỷ và các khách hàng sẽ được Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao cần hạn chế ăn uống sau khi nhổ răng?

Sau khi nhổ răng, cần hạn chế ăn uống bởi lúc này, vết thương còn chưa ổn định. Việc ăn uống quá sớm có thể làm bong tróc cục máu đông gây chảy máu và ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Hơn nữa, việc nhai thức ăn có thể gây áp lực lên vết thương có thể dẫn đến đau nhức và sưng tấy gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của khách hàng. 

Việc ăn một số thực phẩm dai cứng, cay nóng, đồ uống có cồn và caffeine có thể gây kích ứng vết thương dẫn đến nhiễm trùng. 

Sau khi nhổ răng, nướu và xương hàm còn đang tổn thương nên cần hạn chế ăn uống

Sau khi nhổ răng, nướu và xương hàm còn đang tổn thương nên cần hạn chế ăn uống

2. Nhổ răng bao lâu thì ăn được?

Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Sau khi nhổ răng, cần chờ ít nhất 2 tiếng mới có thể ăn uống. Tuy nhiên, nên ăn các thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ nuốt để tránh va chạm mạnh đến xương ổ răng đang tổn thương.”

Dưới đây là một số mốc thời gian cụ thể cho việc ăn uống sau khi nhổ răng:

Trong 24 giờ đầu tiên: Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, dạng lỏng mềm, dễ nuốt.

Sau 3-5 ngày: Có thể ăn uống gần như bình thường nhưng vẫn nên ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai.

Sau 7-10 ngày: Có thể ăn uống bình thường như trước khi nhổ răng.

Sau nhổ răng cần đợi ít nhất 2 tiếng mới có thể ăn uống được

Sau nhổ răng cần đợi ít nhất 2 tiếng mới có thể ăn uống được

3. Bác sĩ lưu ý về cách ăn uống sau khi nhổ răng

Bên cạnh chia sẻ thông tin về thời gian ăn uống sau nhổ răng, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm còn liệt kê một số lưu ý về cách ăn uống như sau:

– Ăn thức ăn nguội hoặc ấm, tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây kích ứng và tổn thương xương ổ răng.

– Tránh thực phẩm cay nóng, cứng giòn (1).

– Có thể chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày để giảm bớt áp lực nhai lên vết thương.

– Không sử dụng ống hút để uống nước bởi lực hút qua ống hút tạo áp lực làm bong cục máu đông, kéo dài thời gian hồi phục.

– Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt sẽ giúp hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả hơn.

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải độc tố, hỗ trợ trao đổi chất hiệu quả.

– Không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích bởi chúng sẽ gây chậm lành thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Đồ ăn cứng giòn sẽ làm tổn thương ổ răng và kéo dài thời gian phục hồi

Đồ ăn cứng giòn sẽ làm tổn thương ổ răng và kéo dài thời gian phục hồi

4. Một số thực phẩm nên và không nên ăn sau khi nhổ răng

Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý một số thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng, vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng đề kháng, vừa hạn chế tổn thương vùng ổ răng mới nhổ.

Cháo, súp: Cháo gà, cháo cá lóc, cháo thịt bằm, súp bí đỏ, súp ngô.

Sữa, sữa chua: Sữa tươi, sữa chua, phô mai (2).

Sinh tố trái cây: sinh tố bơ, sinh tố chuối, sinh tố dưa hấu, sinh tố đu đủ.

Trái cây mềm: Đu đủ chín, chuối chín, bơ, dưa hấu, dâu tây, kiwi.

Rau củ quả luộc: Khoai tây, cà rốt, su su, rau cải thìa, bông cải xanh, rau bina, cải bó xôi.

Các loại đồ ninh nhừ: Canh sườn hầm rau củ, canh gà hầm.

Chế độ ăn cho người mới nhổ răng cần tránh các thực phẩm dưới đây:

Đồ ăn cứng dai: Hải sản vỏ cứng, các loại hạt, đá viên, rau củ quả sống, kẹo cứng.

Thức ăn cay nóng, chua: Ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi, chanh, quất…

Đồ uống có ga: Coca-Cola, Pepsi, nước soda.

Đồ uống có chứa chất kích thích: Cà phê, rượu bia, nước tăng lực (3).

Cháo, súp là những món ăn phù hợp sau khi nhổ răng

Cháo, súp là những món ăn phù hợp sau khi nhổ răng

5. Các dấu hiệu cảnh báo cần chú ý sau khi nhổ răng

Tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm khuyến cáo, khi gặp một trong các dấu hiệu dưới đây cần thông báo cho nha sĩ sớm để đưa ra hướng xử lý kịp thời:

Đau đớn kéo dài và không thuyên giảm: Cảm giác đau đớn không dứt kéo dài trên 2-3 tuần dù đã dùng thuốc giảm đau. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng do sử dụng các dụng cụ nha khoa không đảm bảo, vệ sinh răng miệng không đúng cách (4)

Sưng tấy: Vùng nướu mới nhổ răng sưng tấy to khiến mặt lệch kèm theo nóng đỏ, đau rát.

Chảy máu: Sau khoảng 30 phút – 1 giờ cắn bông gòn để cầm máu nhưng máu vẫn chảy và kéo dài hơn 1 ngày. Máu có màu đỏ tươi thay vì đỏ sẫm.

Các dấu hiệu khác: Sốt trên 38 độ C, hơi thở có mùi hôi, buồn nôn, khó nuốt, khó mở miệng, tê bì ở lưỡi, môi dưới, cằm, mất cảm giác ở khu vực nhổ răng.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi nhổ răng bao lâu thì ăn được và gợi ý những thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng. Như vậy, chị Thuỷ cần đợi ít nhất 2 tiếng sau nhổ răng mới có thể ăn uống và chỉ nên ăn thức ăn mềm, dễ nhai. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác, mời quý khách đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ