Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Răng số 6 có thay không? Giải mã những thắc mắc về chiếc răng ” then chốt”

Răng sữa bắt đầu rụng khi chúng ta 5-6 tuổi và dần thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vậy răng số 6 có thay không? Cùng lắng nghe tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của răng số 6 trong quá trình ăn nhai

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Răng số 6 là chiếc răng mọc tại vị trí số 6, đếm từ răng cửa tính vào trong cung hàm. Răng số 6 còn được gọi là răng cấm, răng cối có cấu trúc chân răng bám chắc vào xương hàm nên chúng có lực nhai mạnh mẽ. Vì vậy, răng số 6 đảm nhiệm tốt chức năng nghiền thức ăn, đặc biệt là với các loại thức ăn cứng. Ngoài ra, răng cối còn đóng vai trò làm trụ đỡ cho các răng khác, phân tán lực nhai đều và bảo vệ các răng phía trước.”

“Quá trình ăn nhai tốt giúp quá trình tiêu hoá hiệu quả, tạo điều kiện hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Khi mất răng số 6, thức ăn không được nghiền nát gây khó tiêu, đầy bụng, gây khó chịu cho người bệnh.” – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm cho biết thêm.

Răng số 6 đóng vai trò nghiền thức ăn và bảo vệ răng phía trước

Răng số 6 đóng vai trò nghiền thức ăn và bảo vệ răng phía trước

2. Răng số 6 có thay không?

Khác với những răng khác, răng số 6 chỉ mọc một lần duy nhất và không thay răng trong suốt cuộc đời. Nguyên nhân là bởi đây chính là răng vĩnh viễn mọc ngay sau khi có đủ 20 răng sữa. Vì răng số 6 mọc trong độ tuổi phát triển của trẻ (6-7 tuổi) nên nhiều người nhầm lẫn rằng đây là răng sữa.

Mỗi người chỉ có một bộ răng vĩnh viễn duy nhất, khi răng vĩnh viễn mất đi, chúng sẽ không được thay thế bởi một chiếc răng mới.

Răng số 6 có thay không

Răng số 6 chỉ mọc một lần duy nhất và không có răng thay thế

3. Hậu quả khi mất răng số 6

Khi mất răng số 6 sẽ để lại một số hậu quả như:

– Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khi thức ăn không được nghiền nát kỹ sẽ làm hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nguy cơ gây ra các bệnh về tiêu hoá như đau dạ dày, viêm loét dạ dày (1).

– Xô lệch hàm do khi mất răng số 6, hàm có xu hướng tụt xuống do không có phần trụ đỡ phía dưới. Việc các răng còn lại phải đảm nhiệm vai trò ăn nhai của răng số 6 cũng gây ra các xô lệch.

Tiêu xương hàm sau khoảng 3 tháng mất răng. Chưa kể xương bị tiêu khiến khả năng neo giữ răng bị giảm sút gây ảnh hưởng đến khả năng phục hình răng sau này.

– Sai lệch khớp cắn do không có răng số 6 làm khớp nối chính xác giữa hai hàm.

– Phần da ở má bị chùng xuống khiến khuôn mặt hóp lại, tạo cảm giác già nua.

– Phát âm sai do răng số 6 tham gia vào quá trình phát âm một số phụ âm dẫn đến nói ngọng.

– Do chức năng ăn nhai bị suy giảm, thức ăn có thể dễ dàng bám dính vào răng và nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng và viêm nướu.

Răng số 6 có thay không

Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả khi mất răng số 6

4. Cách chăm sóc răng miệng sau khi mất răng số 6

Sau khi mất răng số 6, người bệnh cần chú ý một số phương pháp vệ sinh răng miệng dưới đây để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm:

– Chải răng 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa fluoride để tăng cường độ chắc khỏe cho răng. Chú ý chọn

– Sử dụng chỉ nha khoa sau khi đánh răng và dùng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng.

– Hạn chế nhai, tác động lực mạnh tại vị trí mất răng để tránh tổn thương nướu. Ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai.

– Đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh răng miệng do mất răng số 6 gây ra.

Hãy đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng

Hãy đi khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng

5. Các giải pháp phổ biến khi mất răng số 6

Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm cho biết: “Sau khi mất răng số 6, cần có phương pháp phục hình càng sớm càng tốt để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Ba phương pháp được áp dụng phổ biến tại hệ thống Nha Khoa Paris bao gồm làm cầu răng sứ, trồng răng implant.”

5.1. Làm cầu răng sứ

Là phương pháp sử dụng răng hàm số 5 và số 7 để làm trụ đỡ cho một mão sứ nhằm khôi phục chức năng nhai và thẩm mỹ cho răng số 6. Cầu răng sứ bao gồm:

– Mão sứ: Bằng sứ cao cấp, có màu sắc và độ bóng tương tự răng thật.

– Trụ răng: Chính là hai răng bên cạnh răng số 6 được mài nhỏ để làm trụ đỡ cho mão sứ.

– Khớp nối: Nối giữa phần mão sứ và trụ răng đảm bảo sự cố định vững chắc của cầu răng trong khoang miệng.

Ưu điểm:

– Chi phí thấp hơn so với cấy ghép implant.

– Thời gian thực hiện nhanh hơn (khoảng 1-2 tuần).

– Phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng số 6.

Nhược điểm:

– Tuổi thọ không cao, phải thực hiện lại nhiều lần.

– Ảnh hưởng đến hai răng bên cạnh do phải mài nhỏ để làm trụ đỡ.

Làm cầu răng sứ là một trong những giải pháp phục hồi răng số 6

Làm cầu răng sứ là một trong những giải pháp phục hồi răng số 6

5.2. Trồng răng Implant

Đây là phương pháp phục hình răng số 6 được nhiều người lựa chọn hiện nay bởi tính hiệu quả, bền bỉ và thẩm mỹ cao. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng trụ Implant để cấy trực tiếp vào xương hàm để thay thế cho phần răng đã mất, sau đó phủ mão răng sứ lên trên.

Ưu điểm:

– Đạt hiệu quả phục hình răng số 6 cao bao gồm yếu tố thẩm mỹ, chức năng ăn nhai, bền bỉ, có thể sử dụng vĩnh viễn.

– Ngăn ngừa tiêu xương hàm do mất răng gây ra.

– Không phải tác động đến răng xung quanh.

Nhược điểm:

– Mất tối thiểu 2 tháng để thực hiện phục hình.

– Chi phí cao

– Đòi hỏi bác sĩ thực hiện có tay nghề cao và cơ sở nha khoa uy tín.

Trồng răng Implant được đánh giá cao về khả năng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khi răng số 6 bị mất

Trồng răng Implant được đánh giá cao về khả năng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ khi răng số 6 bị mất

6. Một số câu hỏi thường gặp về răng số 6

Xoay quanh vấn đề răng số 6 và các hậu quả khi mất răng, dưới đây là một số thắc mắc mà Nha Khoa Paris thường xuyên nhận được. Những câu hỏi này sẽ được bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm giải đáp chi tiết tới bạn.

6.1. Răng số 6 có phải là răng khôn không?

Răng số 6 không phải là răng khôn. Răng khôn là răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm tính từ ngoài vào trong, nằm sau răng số 7 (2).

6.2. Răng số 6 có mọc lại sau khi rụng không?

Răng số 6 sẽ không mọc lại sau khi rụng bởi đây chính là răng vĩnh viễn mọc ngay sau khi hoàn thành 20 chiếc răng sữa. Khi răng vĩnh viễn rụng, sẽ không có răng mọc thay thế.

6.3. Mất răng số 6 có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Mất răng số 6 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ về lâu dài. Khi thức ăn không được nghiền nát đúng cách, đi xuống dạ dày sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, viêm loét dạ dày, giảm việc hấp thụ dinh dưỡng. Hơn nữa, việc nhai thức ăn khó khăn dẫn đến đau mỏi hàm, nhức đầu, gây ra lệch khớp cắn, tiêu xương hàm. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý nghiêm trọng như viêm nướu, viêm nha chu. (3).

6.4. Có thể nhổ răng số 6 nếu nó bị sâu hay mẻ không?

Nhổ răng số 6 không phải là lựa chọn ưu tiên khi răng bị sâu hoặc mẻ. Nha sĩ cần khám và đánh giá mức độ sâu, mẻ của răng hiện tại. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được tư vấn thực hiện hút tuỷ, trám răng, bọc răng sứ hoặc dán sứ Veneer.

Bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng trong một số trường hợp như: sâu ăn vào tuỷ, gãy vỡ răng nặng, sâu răng kết hợp với bệnh lý nha chu, răng có nguy cơ lung lay và rụng cao.

Tuỳ từng trường hợp mới nên nhổ răng số 6 khi bị sâu hay mẻ

Tuỳ từng trường hợp mới nên nhổ răng số 6 khi bị sâu hay mẻ

6.5. Cấy ghép implant có tốt hơn bọc răng sứ khi mất răng số 6 không?

Có. Cấy ghép implant đạt hiệu quả cao về phục hình thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cho người bệnh. Hơn nữa, phương pháp này có độ bền cao, có thể tồn tại vĩnh viễn nếu biết cách chăm sóc.

Trong khi đó, bọc răng sứ tuổi thọ ngắn chỉ khoảng 10-15 năm. Hơn nữa, phương pháp này không thể ngăn ngừa tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến răng bên cạnh do cần trụ đỡ cho mão sứ.

6.6. Răng số 6 của trẻ em và người lớn có gì khác nhau?

Răng số 6 của trẻ em có kích thước nhỏ hơn và men răng mỏng hơn so với người lớn. Vì vậy, răng trẻ em thường dễ vi khuẩn xâm nhập gây ra tỷ lệ sâu răng, viêm nướu cao hơn người lớn.

6.7. Có thể sử dụng hàm giả tháo lắp để thay thế răng số 6 không?

Có thể sử dụng hàm giả tháo lắp để thay thế răng số 6, tuy nhiên đây không phải là phương pháp tốt nhất và chỉ nên được xem xét khi các phương pháp khác như cấy ghép implant hoặc trồng răng sứ không phù hợp. Bởi lẽ, hàm giả tháo lắp không đạt hiệu quả phục hồi chức năng ăn nhai, gây ra cảm giác cộm cấn, vướng víu khi sử dụng và vệ sinh khó khăn.

6.8. Ăn uống thế nào sau khi nhổ răng số 6?

Sau khi nhổ răng số 6 nên ăn đồ ăn mềm, không ăn thức ăn cứng, dai và hạn chế nhai ở phía hàm bị mất răng. Trong 24h đầu tiên sau khi nhổ răng, hãy ưu tiên các món như cháo, súp, sữa chua, sinh tố. Uống đủ nước để cơ thể trao đổi chất, tăng cường khả năng phục hồi.

Ngoài ra, người bệnh cần bổ sung thêm thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, trứng và các loại hoa quả mềm như chuối, bơ để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Hạn chế thức ăn nóng, lạnh quá mức sẽ gây kích ứng vết thương..

6.9. Bao nhiêu tuổi thì răng số 6 mọc?

Răng số 6 thường mọc khi trẻ đạt 6 -7 tuổi. Đây là chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc sau khi hoàn thành 20 chiếc răng sữa (4).

6.10. Răng số 6 có dễ bị sâu không?

Răng số 6 có nguy cơ sâu cao hơn những răng khác do răng có bề mặt nhai rộng, nhiều khe rãnh tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, do răng số 6 nằm ở vị trí khuất trên cung hàm gây khó khăn khi vệ sinh. Chính điều này khiến cho răng dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra sâu răng.

Trên đây là giải đáp chi tiết của bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm về vấn đề răng số 6 có thay không và một số phương pháp phục hình khi mất răng hiệu quả. Khi răng số 6 có dấu hiệu lung lay, đối mặt với nguy cơ rụng răng thì hãy đến cơ sở nha khoa để có phương pháp xử lý kịp thời. Đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Hiển thị nguồn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ