Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Hô hàm có niềng răng được không? Lưu ý quan trọng

Nếu xương hàm bị hô hàm trên, niềng răng sẽ không hiệu quả vì hàm hô được hiểu là xương hàm trên bị nhô ra phía trước, làm mất cân đối giữa hai hàm trên dưới và so với tổng thể gương mặt. Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền chiếm tới 70%, còn lại là do xương hàm phát triển quá mức, chế độ dinh dưỡng… Vì vậy, để điều trị tình trạng này, phương pháp phẫu thuật hàm là hiệu quả nhất.

1. Nhận biết hô hàm và hô răng

Hàm hô hay còn được gọi là hô hàm thực chất là tình trạng phần hàm trên phát triển quá mức so với hàm dưới hoặc cả hai hàm đều phát triển quá mức so với sư tương quan của cấu trúc xương mặt.

Từ đó, khiến phần hàm trên bị đưa ra ngoài nhiều hơn và nhất là khi nhìn từ góc nghiêng sẽ thấy khuôn miệng bị nhô ra phía trước gây mất thẩm mỹ cho cả gương mặt.

Tuy nhiên trong ngành nha khoa, ngoài hô hàm ra thì còn có các thuật ngữ khác như hô do răng, hô do xương và răng. Do đó nhiều người sẽ không khỏi bối rối khi phân biệt giữa các trường hợp như thế nào.

Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra khái niệm cụ thể về từng trường hợp răng bị hô để bạn phân biệt một cách dễ dàng hơn.

Hô do răng: Nhóm răng cửa sẽ không mọc theo hướng thẳng đứng so với cung hàm, thay vào đó sẽ mọc chìa ra trước theo một góc độ nhất định. Do vậy khi ngậm miệng, môi trên của người bị hô do răng sẽ hơi phồng lên. Còn khi cười sẽ thấy rõ răng mọc theo hướng chéo ra trước.

Hô hàm (hô do xương): Nhóm răng cửa vẫn mọc thẳng đứng so với xương hàm. Tuy nhiên khi nhìn nghiêng sẽ thấy phần hàm trên nhô ra khá nhiều so với hàm dưới. Ngoài ra khi nhìn theo góc nghiêng sẽ có cảm giác khuôn mặt người bị hô do xương sẽ bị lõm phần cằm.

Hô do cả răng và xương hàm: Bao gồm cả cấu trúc hàm trên lồi ra hơn so với hàm dưới khi nhìn nghiêng, kết hợp với nhóm răng cửa mọc chéo ra phía trước. Đây là kiểu hô phức tạp nhất và khó điều trị nhất.

Như vậy, để phân biệt hàm hô với hàm răng hô thì đơn giản chỉ cần dựa vào nguyên nhân cụ thể.

Tất nhiên, nếu chỉ nhìn bằng mắt thường thì rất khó để phân biệt từng trường hợp răng bị hô. Do đó, bạn cần phải đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám, chụp X-quang răng mới có thể đưa ra nhận định chính xác.

Như thế nào là hàm hô? Phân biệt với hô do răng thế nào?

Hàm hô sẽ có tình trạng phần hàm trên bị nhô ra phía trước nhiều hơn bình thường

2. Những nguyên nhân dẫn đến hàm hô

Bác sĩ Vũ Đình Công (Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách Niềng răng, Răng sứ khu vực miền Bắc của hệ thống Nha Khoa Paris) chia sẻ, nguyên nhân gây ra tình trạng hàm hô 70% là do di truyền, 30% còn lại do sự phát triển không cân đối của xương hàm, chế độ dinh dưỡng và các thói quen xấu từ nhỏ của trẻ như đẩy lưỡi, dùng ti giả, mút tay…

Do di truyền: Phần lớn các trường hợp bị hô hàm đều do nguyên nhân di truyền, hiểu đơn giản thì nếu trong gia đình có ông bà hoặc cha mẹ bị hô hàm thì con cái có khả năng cao sẽ bị như vậy.

Do sự phát triển không cân đối của xương hàm: Cấu trúc xương hàm của chúng ta sẽ phát triển và biến đổi dần theo thời gian cho tới khi trưởng thành. Nhưng nếu như xương hàm phát triển quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng hàm bị hô.

Do chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của cơ thể, bao gồm cả sự phát triển của xương hàm. Trong giai đoạn xương hàm phát triển, nếu không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng dễ khiến xương hàm phát triển sai hướng.

Do các thói quen xấu của trẻ: Ở trẻ nhỏ thì xương hàm chưa phát triển hết, do vậy những tác động xấu như mút tay, ngậm núm giả, đẩy răng… sẽ tác động trực tiếp tới quá trình xương hàm phát triển.

Những nguyên nhân dẫn đến hàm hô

Di truyền là nguyên nhân dẫn đến hàm hô nhiều nhất

3. Hô hàm có niềng răng được không

Hô hàm do cấu trúc xương hàm thì niềng răng sẽ không mang đến hiệu quả, ngay ở cả mức độ nhẹ.

Theo đó, niềng răng là phương pháp được đề cập đến rất nhiều trong các trường hợp hô do răng, nhưng với các trường hợp hô do xương thì bác sĩ sẽ không chỉ định phương pháp trên.

Vì nguyên nhân thực sự liên quan đến cấu trúc xương hàm, mà chỉnh nha chỉ tác động đến răng nên sẽ không tạo ra sự thay đổi.

Ngoài ra, đối với trường hợp hô do cả răng và xương, nếu chỉ áp dụng duy nhất phương pháp niềng răng thì cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Hô hàm có niềng răng được không

Hô hàm liên quan đến cấu trúc xương hàm sẽ không niềng răng được

4. Hàm hô phải điều trị như thế nào?

Đối với các trường hợp hàm hô do xương phát triển quá mức thì bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật hàm mới giúp điều trị dứt điểm.

Với phương pháp phẫu thuật, bác sĩ có thể điều chỉnh lại vị trí và kích thước của xương hàm, từ đó đưa hàm về đúng vị trí tiêu chuẩn.

Tùy thuộc vào nguyên nhân hô hàm là do xương hàm trên phát triển quá mức, xương hàm cả trên lẫn dưới đều phát triển sai hoặc liên quan đến cả răng và xương hàm, bác sĩ sẽ đưa ra những phương án phẫu thuật phù hợp nhất cho từng khách hàng.

Nếu bị hô hàm do xương hàm trên phát triển quá mức: Bác sĩ sẽ cắt bỏ 1 phần nhỏ xương hàm trên (cắt tiền đình), sau đó đẩy cao hàm trên lên. Tiếp đó sẽ căn chỉnh vị trí hàm trên và dưới khớp chuẩn với nhau. Cuối cùng dùng vít để cố định hàm và chờ tới khi vết thương lành lại.

Nếu hô do cả hàm trên và dưới phát triển quá mức: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật trên cả 2 hàm. Lượng xương được cắt sẽ được tính toán sao cho phù hợp nhất.

Nếu hô hàm do răng và xương: Bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng niềng răng trước, sau khi răng đạt vị trí tiêu chuẩn thì mới thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa lại xương hàm.

Hàm hô phải điều trị như thế nào?

Hàm hô phải phẫu thuật thì mới điều trị dứt điểm

5. Rủi ro khi phẫu thuật hàm hô

Phẫu thuật hàm hô là kỹ thuật có sự xâm lấn trực tiếp vào vùng xương hàm, nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn tốt, kinh nghiệm dày dặn cùng với đó là sự hỗ trợ của máy móc hiện đại và công nghệ tân tiến.

Vì thế, nếu bạn thực hiện tại những địa chỉ không uy tín thì rất có thể sẽ phải đối mặt với hàng loạt các biến chứng, rủi ro khi phẫu thuật hàm hô sau đây.

Mất quá nhiều máu: Trong quá trình phẫu thuật hàm hô bác sĩ cần phải gây mê cho khách hàng, nhưng nếu kiểm soát không tốt có thể dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của khách hàng.

Nhiễm trùng: Nếu như vật dụng, không gian phẫu thuật không được vô khuẩn đúng tiêu chuẩn thì rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm trùng và thậm chí là cả lây nhiễm chéo. Đương nhiên, nhiễm trùng có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc sau phẫu thuật tại nhà sai cách.

Chấn thương dây thần kinh: Bác sĩ phẫu thuật nếu tay nghề kém, không am hiểu kiến thức về giải phẫu hàm mặt rất dễ dẫn tới trường hợp chấn thương dây thần kinh.

Xương hàm bị gãy: Trong quá trình chỉnh sửa xương hàm, nếu như bác sĩ thao tác quá mạnh hoàn toàn có thể dẫn tới gãy xương hàm.

Hàm hô bị tái phát: Đây có lẽ là một rủi ro mà không ai muốn gặp phải, hàm hô tái phát xảy ra khi bác sĩ phẫu thuật không triệt để, phần xương hàm bị di chuyển lại vị trí cũ.

Khớp cắn bị điều chỉnh không về vị trí chuẩn: Phẫu thuật hàm không chỉ là chỉnh sửa lại sự tương quan của xương hàm mà còn liên quan đến khớp cắn. Vì vậy, khi thực hiện nếu bác sĩ để xảy ra sai sót sẽ dẫn đến khớp cắn bị điều chỉnh sai gây đau đớn dữ dội.

Rủi ro khi phẫu thuật hàm hô

Rủi ro khi phẫu thuật hàm hô

6. Cách chữa hàm hô tại nhà

Tuy rằng không giúp khắc phục triệt để nhưng dùng lực tay đẩy răng, dùng lưỡi đẩy răng hoặc sử dụng các dụng cụ niềng răng tháo lắp vẫn là các cách chữa hàm hô tại nhà được mọi người chia sẻ rộng rãi.

6.1. Dùng lực tay đẩy răng

Đây là cách chữa hàm hô rất đơn giản và được nhiều người chia sẻ, bạn chỉ cần dùng lực tay để đẩy các răng bị hô theo hướng vào bên trong.

Lực tác động từ tay sẽ giúp răng từ từ di chuyển về đúng vị trí giống như nguyên tắc của việc chỉnh nha.

Nhưng lưu ý, cách trên chỉ áp dụng được cho trẻ nhỏ từ 6 – 12 tuổi thì mới thấy được hiệu quả rõ ràng. Vì đây là thời điểm các bé đang thay răng sữa, xương hàm chưa phát triển hoàn toàn nên không bị cứng mới dễ dàng tác động vào.

Dùng lực tay đẩy răng

Dùng lực tay đẩy răng

6.2. Dùng lưỡi đẩy răng hàng ngày

Gần tương tự với cách trên, dùng lưỡi đẩy răng lùi vào bên trong hàng ngày cũng sẽ giúp răng di chuyển một cách nhẹ nhàng.

Nếu răng cửa dưới của bạn bị xê dịch không đều, khi thực hiện hãy đặt lưỡi vào khoảng trống dọc theo đường nướu rồi từ từ đẩy nhẹ sang phải hoặc sang trái để đạt hiệu quả cao hơn.

Thế nhưng, chia sẻ từ các bác sĩ nha khoa thì cách dùng lưỡi đẩy răng gần như không mang đến hiệu quả như chúng ta vẫn thường kỳ vọng, vì lực đẩy từ lưỡi là rất nhỏ.

6.3. Sử dụng các loại dụng cụ niềng răng tháo lắp

Nói về các cách chữa hàm hô tại nhà, thì có lẽ sử dụng các dụng cụ niềng răng tháo lắp luôn nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả.

Bởi đây là các khí cụ có cấu tạo khá đơn giản, dễ dàng tháo lắp và sử dụng tại nhà. Hơn thế, tùy vào từng độ tuổi cũng sẽ có những dụng cụ niềng răng tháo lắp khác nhau.

Thế nhưng, dù cùng độ tuổi thì mức độ sai lệch của hàm ở mỗi người vẫn sẽ có sự khác nhau nhất định, nên không thể đánh đồng cùng sử dụng một sản phẩm được bán đại trà đều mang đến hiệu quả như mong muốn.

Chưa kể, nếu bạn sử dụng các loại khí cụ niềng răng tháo lắp không đúng cách, không phù hợp còn gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt còn khiến răng bị hô nặng hơn hay dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch nghiêm trọng.

Vậy nên, để khắc phục triệt để tình trạng hàm hô thì bạn vẫn cần phải đến nha khoa uy tín. Thông qua việc kiểm tra, thăm khám, chụp X-quang răng bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị hiệu quả nhất.

Sử dụng các loại dụng cụ niềng răng tháo lắp

Sử dụng các loại dụng cụ niềng răng tháo lắp

Mong rằng, với những thông tin được chia sẻ trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hàm hô. Từ nguyên nhân, cách điều trị cho đến các rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành phẫu thuật hô hàm. Nếu như vẫn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào về vấn đề trên, hãy để lại bình luận ở ngay phía dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp kịp thời.

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ