Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Có nên nhổ răng bị viêm tủy? Lưu ý cần biết sau khi thực hiện

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Nhổ răng bị viêm tủy là điều nên thực hiện khi răng đã chết tủy hoàn toàn, lung lay nhiều và không thể giữ lại được nữa. Hơn thế, răng viêm tủy nặng nếu cố giữ còn gây ra nhiều biến chứng phức tạp hơn, ảnh hưởng đến cả sức khỏe răng miệng lẫn sức khỏe toàn thân. Sau khi nhổ răng viêm tủy bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng và đặc biệt là phục hình răng giả.

1. Có nên nhổ răng bị viêm tủy không

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, khi tủy răng đã hoại tử nặng, tình trạng viêm nhiễm có xu hướng lan rộng xuống tận chân răng thì nhổ bỏ chiếc răng bị viêm tủy là điều nên thực hiện. Bởi việc nhổ răng bị hỏng tủy lúc bấy giờ không chỉ giúp điều trị tình trạng viêm nhiễm, mà còn ngăn chặn những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng.

Tất nhiên, việc chỉ định nhổ chiếc răng bị viêm tủy sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra rất kỹ lưỡng. Theo đó, đối với vấn đề nhổ răng khi bị viêm tủy răng sẽ được phân định rất rõ thành hai trường hợp nên và không nên.

1.1. Trường hợp nên nhổ

Răng bị viêm tủy sẽ được chỉ định trong các trường hợp “bất khả kháng” như sau:

– Răng bị hỏng nặng và không thể được chữa trị bằng phương pháp lấy tủy hoặc trám răng.

– Viêm tủy đã ảnh hưởng đến chân răng và gây nhiễm trùng, dẫn đến việc mất mát xương hàm hoặc sưng nề nghiêm trọng.

– Răng bị nhiễm trùng lan sang những răng khác, gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

1.2. Trường hợp không nên nhổ

Dưới đây là các trường hợp răng bị viêm tủy nhưng không cần nhổ răng.

– Răng vẫn còn có thể được chữa trị bằng phương pháp lấy tủy hoặc trám răng.

– Răng bị viêm tủy nhưng không gây ra các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, gây nhiễm trùng sang các răng khác.

– Răng bị viêm tủy nhưng không ảnh hưởng đến chân răng và các cấu trúc xươg hàm, nướu xung quanh.

– Viêm tủy đã được chữa trị thành công và răng đã hồi phục trở lại.

Có nên nhổ răng bị viêm tủy

Nên nhổ răng viêm tủy khi tình trạng viêm nhiễm quá nặng

2. Răng khôn bị viêm tủy gây ra nguy hiểm như thế nào?

Theo bác sĩ Ngô Quý Vinh, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, viêm tủy răng khôn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng, bao gồm:

– Viêm tủy răng khôn sẽ nhanh chóng dẫn đến áp xe chân răng và viêm lợi, gây đau nhức và thậm chí sưng mặt. Từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung.

– Viêm tủy kéo dài sẽ làm chết tủy, dẫn đến phá hủy toàn bộ phần thân răng và chân răng, cuối cùng sẽ mất răng vĩnh viễn.

– Viêm tủy răng khôn rất dễ xảy ra biến chứng viêm nhiễm ổ xương hàm.

– Đối với những người mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường… ổ viêm trong tủy dễ khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn.

– Nếu không điều trị kịp thời, đúng cách còn dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm ở các răng lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai, gây mất thẩm mỹ, thậm chí có thể tử vong.

3. Dấu hiệu nhận biết răng đã bị chết tủy

Tủy răng đã bị hoại tử hay chết tủy là giai đoạn bệnh viêm tủy răng đã tiến triển rất nặng với những dấu hiệu nhận biết như sau.

– Men răng bên ngoài ngả sang màu xám hoặc nâu đen do không còn tủy sống để nuôi dưỡng. Hơn thế, tình trạng trên chỉ xảy ra ở chiếc răng bị viêm tủy.

– Khi sờ, chạm và thậm chí là gõ vào răng cũng không hề có bất kỳ cảm giác nào.

– Răng bị chết tủy có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

– Răng bị chết tủy lâu ngày có thể bị lung lay, ăn nhai khó khăn.

– Răng bị chết tủy có thể bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ ngay cả khi đang ăn nhai bình thường.

Dấu hiệu nhận biết răng đã bị chết tủy

Dấu hiệu nhận biết răng đã bị chết tủy

4. Răng bị viêm chết tủy tồn tại được bao lâu

Răng bị viêm chết tủy ngay cả khi không nhổ bỏ thì cũng chỉ tồn tại được trong khoảng 1 năm.

Bởi tủy là nguồn sống của răng, nếu tủy đã chết hoàn toàn thì răng của chúng ta không còn được nuôi dưỡng nên theo thời gian rất dễ bị gãy, mòn do quá trình sừng hóa mô răng.

Chưa kể chiếc răng bị chết tủy sẽ không còn bất kỳ cảm giác nào khi ăn nhai hay các phản ứng kích thích từ tác động xung quanh.

Răng bị viêm chết tủy tồn tại được bao lâu

Răng bị viêm chết tủy chỉ tồn tại được khoảng 1 năm

5. Nhổ răng bị viêm tủy có đau không

Theo bác sĩ Vinh, quá trình nhổ răng viêm tủy sẽ không bị đau vì cảm giác đau sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn bởi thuốc tê, cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.

Một số trường hợp đặc biệt, nếu tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nặng thì bạn vẫn sẽ có cảm giác ê buốt nhẹ vào giai đoạn gắp răng ra khỏi hàm. Nhưng cảm giác khó chịu đấy cũng sẽ nhanh chóng biết mất, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt thường nhật của bạn.

Bên cạnh đó, do các tác động xâm lấn trong quá trình nhổ bỏ răng bị viêm tủy nên sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn sẽ cảm thấy hơi đau tại vị trí thực hiện.

Nhổ răng bị viêm tủy có đau không

Nhờ có thuốc tê nên quá trình nhổ răng bị hỏng tủy không đau

6. Lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng viêm tủy

Sau khi đã nhổ răng viêm tủy, để vết thương mau chóng phục hồi, tình trạng viêm nhiễm chấm dứt và đảm bảo sức khỏe răng miệng bạn cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

+ Đối với việc vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng viêm tủy:

– Trong 24 tiếng đầu không nên chải răng, súc miệng nước muối hay khạc nhổ quá mạnh.

– Ngày đầu tiên chỉ nên súc miệng bằng nước ấm.

– Vào những ngày sau, bạn đã có thể chải răng nhưng chỉ nên chải một cách nhẹ nhàng.

– Tránh chải trực tiếp vào vị trí đã vừa nhổ răng.

– Từ ngày thứ 2 nên súc miệng bằng muối sinh lý nhằm phòng tránh tình trạng nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành.

+ Đối với chế độ ăn uống:

– Trong vòng vài ngày đầu nên ưu tiên các món ăn mềm như súp, cháo, sữa chua, đồ hầm… để vết thương mau lành, hạn chế tối đa các tác động mạnh tới vết thương.

– Không nên ăn các món quá cứng hoặc những đồ ăn chưa nấu chín kỹ vì sẽ tác động mạnh vào huyệt răng gây ra tình trạng chảy máu và mỏi hàm, thậm chí là khiến vết thương bị rách ra to hơn.

– Trong 1 – 2 tuần đầu (riêng răng khôn là 2 – 3 tuần) cần kiêng món quá cay, chua, nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến vết thương khó lành hơn.

– Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm quá nóng, quá lạnh trong thời gian đầu. Do sự thay đổi về nhiệt độ đột ngột sẽ gây ra tình trạng kích ứng vết thương, chảy cục máu đông.

– Tránh nhai vào vị trí đã mất răng vì sẽ khiến vết thương nhổ răng bị chảy máu, đau nhiều hơn.

+ Đối với việc phục hình răng giả: Trong trường hợp chiếc răng đã nhổ do bị viêm tủy là răng vĩnh viễn (trừ răng khôn) thì bạn cần phục hình răng giả càng sớm càng tốt. Vì việc mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy như tiêu xương hàm, suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng các răng khác trên hàm, sai lệch khớp cắn, lão hóa nhanh…

Lưu ý quan trọng sau khi nhổ răng viêm tủy

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp sau khi nhổ răng viêm tủy

7. Viêm tủy răng phòng ngừa như thế nào

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, ngoại trừ các trường hợp chấn thương răng do tai nạn, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa viêm tủy răng bằng rất nhiều cách.

Chăm sóc răng miệng đúng cách, đều đặn: Vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa viêm tủy răng. Ngoài việc đánh răng, sử dụng nước súc miệng thì dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng cũng rất quan trọng.

– Tránh ăn đồ ngọt: Đường là một trong những thức ăn làm gia tăng mảng bám và tạo điều kiện phát triển cho vi khuẩn gây viêm tủy.

– Điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng khác: Những bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, nứt răng, viêm lợi… khi không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra viêm tủy. Nếu phát hiện có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến các bệnh lý trên, hãy đi khám nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

– Đi khám nha khoa định kỳ: Nên đi kiểm tra nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào về răng miệng và điều trị kịp thời tránh bệnh viêm tủy xảy ra.

– Sử dụng trang thiết bị bảo vệ: Để giảm nguy cơ tổn thương cấu trúc răng và viêm tủy răng trong các hoạt động thể thao, đặc biệt là các môn có nguy cơ va đập mạnh vào răng.

Trong trường hợp bạn phải nhổ răng bị viêm tủy cũng không cần quá lo lắng, vì quá trình thực hiện rất nhanh chóng và cũng không đau chút nào. Hơn thế, đây cũng là chỉ định cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của chúng ta. Để tránh phải nhổ răng thì bạn cần đi khám bác sĩ nha khoa ngay khi có dấu hiệu viêm tủy răng..

Hiển thị nguồn

Cleveland Clinic: “Pulpitis: Types, Symptoms & Treatment”
National Library of Medicine: “Relationship between post-extraction pain and acute pulpitis”
Colgate: “Reversible And Irreversible Pulpitis: Causes And Treatment”
Healthline: “Pulpitis: Treatment, Types, Symptoms, Causes, and More”
SingHealth: “Pulpitis (Dental Pulp Inflammation)”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm tủy răng
Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Sau nhổ răng bao lâu thì cấy răng Implant là phù hợp nhất

Cấy răng Implant là phương pháp phục hình lại răng hiện đại nhất. Chiếc răng đã mất sẽ được thay thế bằng trụ răng Implant, với độ bền

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má không chỉ khiến người bệnh thấy đau nhức, khó chịu mà nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn gây nên những biến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Tủy răng được bảo vệ bởi một lớp mô cứng xung quanh, men răng và ngà răng nên không dễ bị tác động. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà tổ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Viêm tủy răng ngược dòng – Bệnh lý NGUY HIỂM ai cũng nên biết!

Viêm tủy răng ngược dòng – Bệnh lý NGUY HIỂM ai cũng nên biết!

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Viêm tủy răng ở bà bầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

Viêm tủy răng ở bà bầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

Điều trị viêm tủy răng cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết, đòi hỏi sự kịp thời và phương pháp phù hợp. Bởi nếu để tình trạng viêm

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Chữa viêm tủy răng tại nhà – Cách giảm đau viêm tủy răng

Chữa viêm tủy răng tại nhà – Cách giảm đau viêm tủy răng

Hầu hết các nguyên liệu được sử dụng để chữa viêm tủy răng tại nhà đều khá lành tính và an toàn với răng, nướu, vì vậy bạn hoàn toàn có

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga