Chào Hải,
Niềng răng có thể ăn cơm ngay lập tức hoặc sau 2 – 5 ngày, tùy thuộc vào cảm giác đau, khả năng thích nghi với khí cụ của từng người. Tuy nhiên, Hải nên chuyển sang các món ăn mềm như cháo, súp,.. nếu cảm thấy đau nhức, khó chịu khi nhai cơm nhiều.
Đặc biệt sẽ có 2 thời điểm ăn uống trở nên bất tiện, việc nhai cơm cũng khó khăn do lực kéo từ dây cung tác động lên răng gây cảm giác ê buốt, khó chịu:
Mới gắn mắc cài và siết răng sẽ gây khó khăn khi ăn
– Giai đoạn mới niềng răng: Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức trong 1 – 2 tuần đầu vì chưa quen với khí cụ trong miệng. Việc ăn cơm hoặc thức ăn cứng có thể làm tăng cảm giác đau răng. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên bạn nên ăn các món mềm, không phải nhai nhiều, dễ nuốt như súp, sinh tố, hoa quả mềm,… để giảm áp lực lên răng.
– Giai đoạn siết răng định kỳ: Trung bình mỗi tháng Hải cần tái khám một lần để nha sĩ điều chỉnh mắc cài, siết dây cung hoặc thay chun. Mỗi lần tái khám như vậy có thể xuất hiện những cơn ê buốt, đau nhức trong khoảng 1 – 3 ngày, khiến việc ăn uống bị ảnh hưởng. Sau đó bạn có thể ăn cơm trở lại, nhưng nên ưu tiên các món mềm như cơm nhão hoặc cơm chan canh để hạn chế phải nhai nhiều và giúp răng tránh bị tổn thương.
Nên các món dễ nhai, nuốt để tránh làm tổn thương răng
Ngoài ra, Hải cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn trong quá trình niềng răng, bởi có nhiều loại thực phẩm cần kiêng để đảm bảo hiệu quả niềng răng. Cụ thể:
– Đồ ăn cứng: Các món như kẹo cứng, mía… có thể gây bung mắc cài và ảnh hưởng đến dây cung khi nhai.
– Món ăn dai, dính: Bánh nếp, bánh dẻo, kẹo dẻo… là những món cần nhai nhiều, dễ bám dính vào mắc cài nên sẽ khó vệ sinh và gây ra các vấn đề về răng miệng như sâu răng.
– Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Kem, lẩu, nước đá… có thể khiến răng ê buốt do chân răng đang yếu.
– Đồ ăn giòn, nhiều vụn: Các món giòn như bánh quy, bim bim, bánh mì… có thể để lại vụn nhỏ bám vào mắc cài, tăng nguy cơ viêm nhiễm, hôi miệng nếu không chăm sóc kỹ.
Đồ ăn cần kiêng khi niềng răng
Như vậy, Hải có thể ăn cơm bình thường ngay sau khi niềng răng hoặc chờ 2 – 5 ngày để làm quen với khí cụ và chờ cơn đau thuyên giảm. Thông thường, ngoài giai đoạn đầu và các đợt siết răng định kỳ thì hoàn toàn có thể ăn uống bình thường khi niềng răng.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×