Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu có phải nhổ răng không

Khớp cắn sâu là một dạng sai lệch khớp cắn rất phổ biến, với đặc trưng là hàm dưới khuất sâu ở trong hàm trên. Để khắc phục hiện tượng trên, niềng răng được xem là một giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, có rất nhiều người còn đang băn khoăn về vấn đề “niềng răng khớp cắn sâu có cần phải nhổ răng không?”. Câu hỏi trên sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết sau.

1. Niềng răng khớp cắn sâu có phải nhổ răng không

Thực tế không phải trường hợp niềng răng nào cũng cần phải tiến hành nhổ răng. Điều đó sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như chỉ định của bác sĩ.

Bởi về bản chất, niềng răng là quá trình nắn chỉnh răng mọc lệch nên cung hàm cần phải có đủ khoảng trống để cho răng dễ dàng dịch chuyển. Nếu như hàm đủ rộng hoặc xương hàm vẫn còn đang phát triển thì bạn không cần phải nhổ răng mà vẫn có thể đạt kết quả như ý.

Tuy nhiên, trong trường hợp khoảng trống trên cung hàm quá hẹp, xương hàm cứng, chắc do đã phát triển toàn diện thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng. Mục đích là để tạo ra chỗ trống giúp di chuyển và sắp xếp các răng thuận lợi hơn. Nếu như răng không nhổ bỏ, các răng mọc lệch sẽ không thể trở về đúng vị trí chuẩn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.

Niềng răng khớp cắn sâu có cần phải nhổ răng không

Bác sĩ chỉ nhổ răng khi niềng trong trường hợp không có đủ khoảng trống

2. Niềng răng khớp cắn sâu cần nhổ răng khi nào

Để đảm bảo quá trình niềng răng đạt được kết quả tốt nhất, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ bỏ răng trong những trường hợp dưới đây:

– Các răng trên cung hàm mọc lệch lạc nhiều.

– Hàm răng bị khớp cắn sâu ở mức độ nghiêm trọng.

– Cung hàm có quá nhiều răng do không rụng răng sữa hoặc răng mọc chìm.

Răng khôn mọc lệch lạc, mọc ngầm làm ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm răng.

3. Trường hợp không cần nhổ răng khi niềng khớp cắn sâu

Bạn sẽ không cần phải tiến hành nhổ răng nếu như thuộc những trường hợp dưới đây:

Răng thưa, các răng trên cùng một hàm mọc khá xa nhau, ở giữa hai răng liền kề có khe hở.

– Mức độ khớp cắn sâu không nhiều.

– Các răng trên cung hàm chỉ bị lệch lạc ở mức độ nhẹ.

– Cung hàm rộng, còn đủ khoảng trống để các răng di chuyển trở về đúng vị trí.

– Niềng răng sớm, khi xương hàm vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên có thể dễ dàng uốn nắn bằng phương pháp nong rộng hàm mà không cần nhổ răng.

Trẻ em chỉnh nha thường không phải nhổ răng

Trẻ em chỉnh nha thường không phải nhổ răng

4. Niềng răng khớp cắn sâu nhổ bỏ những răng nào

Các răng thường được bác sĩ nha khoa chỉ định nhổ bỏ trong quá trình niềng răng khớp cắn sâu gồm có: răng số 4, răng số 5 và răng khôn.

– Răng số 4:

Răng số 4 nằm ở giữa nên việc nhổ bỏ sẽ giúp cho cả nhóm răng cửa và răng hàm đều dễ dàng dịch chuyển. Hơn nữa, răng số 4 cũng không giữ vai trò quá quan trọng trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Ngay cả khi răng số 4 có bị mất đi thì các răng khác trên cung hàm vẫn hoàn toàn có thể đảm nhận tốt chức năng ăn nhai. Chính vì vậy, nếu phải nhổ răng khi niềng khớp cắn sâu, các bác sĩ thường chọn răng số 4.

– Răng số 5:

Nếu như răng số 4 không đủ điều kiện do kích thước quá to hoặc quá nhỏ thì các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nhổ răng số 5 khi niềng răng khớp cắn sâu. Ngoài ra, đối với trường hợp răng số 5 bị viêm, tổn thương nghiêm trọng thì cũng cần nhổ sớm để tránh ảnh hưởng xấu với các bộ phận lân cận.

– Răng khôn:

Răng khôn cũng là nhóm răng bác sĩ chỉ định nhổ bỏ nhiều khi chỉnh nha. Nguyên nhân là vì răng khôn gần như không đảm nhiệm chức năng nhai, nghiền nát thức ăn. Hơn nữa, mọc cuối cùng trên hàm nên răng khôn rất dễ mọc sai lệch, mọc ngầm… Do đó, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để giúp răng mọc lệch dễ dịch chuyển, tránh làm ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha.

Răng khôn mọc lệch cần nhổ bỏ khi niềng

Răng khôn mọc lệch cần nhổ bỏ khi niềng

5. Nhổ răng khi niềng khớp cắn sâu có ảnh hưởng gì không

Việc nhổ bỏ răng khi niềng khớp cắn sâu hoàn toàn không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Bởi trước khi nhổ răng, các bác sĩ luôn cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Các răng bị nhổ bỏ cũng đều ở vị trí ít quan trọng hoặc có thể gây ảnh hưởng xấu tới răng miệng.

Đặc biệt, quá trình nhổ răng còn có sự hỗ trợ của những trang thiết bị, công nghệ hiện địa. Điển hình như máy nhổ răng siêu âm Piezotome, máy chụp X-quang răng… Với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại, quá trình nhổ răng sẽ diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hạn chế tối đa xâm lấn tới mô xung quanh. Nhờ vậy, vết nhổ răng sẽ mau chóng hồi phục mà không gây ra bất kỳ hệ lụy nào đối với sức khỏe.

Hơn nữa, khoảng trống trên hàm sau khi nhổ bỏ răng sẽ dần được lấp đầy. Do các răng được đưa về khít lại với nhau nên bạn không cần phải lo lắng về tình trạng tiêu biết xương hàm sau khi mất răng.

Tóm lại, niềng răng khớp cắn sâu có phải nhổ răng không sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng của từng người. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng khi niềng cũng không hề nguy hiểm nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng khớp cắn sâu
Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu bao lâu mới có hiệu quả

Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu bao lâu mới có hiệu quả

Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn, trong đó có

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu có bị đau không

Giải đáp: Niềng răng khớp cắn sâu có bị đau không

Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn, hàm dưới bị khuất sâu ở sau hàm trên. Với trường hợp trên, các bác sĩ nha khoa luôn tư

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Khớp cắn sâu là như thế nào? Khớp cắn sâu có niềng được không

Khớp cắn sâu là như thế nào? Khớp cắn sâu có niềng được không

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang