Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng bị nứt có tự lành được không | Nhận biết và cách xử lý

Một chiếc răng bị nứt có thể là hệ quả khi nhai thức ăn cứng, nghiến răng, chấn thương mạnh hoặc thậm chí là do tuổi tác. Đây là tình trạng phổ biến và nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Đối với tình trạng răng bị nứt có thể khắc phục bằng 3 phương pháp phổ biến là bọc sứ, trám răng và nhổ răng.

1. Nguyên nhân dẫn đến răng bị nứt

Mặc dù răng của con người rất chắc khỏe nhưng trong một vài trường hợp nó có thể bị nứt, vỡ hoặc gãy. Nguyên nhân chính dẫn đến răng nứt là:

– Áp lực từ tật nghiến răng vào ban đêm.

– Răng sâu nặng, lúc này nếu tác dùng lực nhai lớn có thể khiến răng nứt gãy.

– Nhai hoặc cắn thức ăn dai, cứng như gân bò, xương, đá lạnh, các loại hạt hoặc kẹo cứng.

– Tai nạn, chấn thương do chơi thể thao va chạm vào răng.

– Thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng như ăn đồ cực nóng và uống nước quá lạnh.

– Do độ tuổi, khi tuổi càng cao thì răng sẽ trở nên yếu hơn và dễ bị tổn thương về mặt cấu trúc. Các vết nứt răng có thể xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên.

Nguyên nhân tại sao răng bị nứt

Nguyên nhân tại sao răng lại nứt

Các kiểu răng nứt phổ biến:

– Răng có vết nứt nhẹ: Đây là những vết nứt siêu nhỏ trên bề mặt răng, chúng không gây đau đớn và không cần điều trị.

– Răng nứt xung quanh vết trám: Loại răng nứt này thường không ảnh hưởng đến tủy răng và không gây ra nhiều đau nhức.

– Răng nứt ngang: Răng thường bị nứt ngang thân và sau đó dẫn đến tình trạng mẻ, sứt răng, nếu không sớm điều trị có thể ảnh hưởng đến tủy răng.

– Răng cửa bị nứt dọc: Vết nứt xuất hiện trên bề mặt răng xuống tận dưới đường nướu. Với vết nứt lớn có thể dẫn đến răng cửa bị nứt đôi gây ra đau đớn, khó chịu.

Các triệu chứng thường gặp của răng nứt:

– Đau nhức khi nhai cắn đồ ăn.

– Cảm giác răng ê nhức khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc ngọt.

– Phần nướu xung quanh răng nứt, vỡ bị sưng, sẫm màu.

2. Nứt răng cửa và những trường hợp phổ biến

Nứt răng có thể xảy ra ở bất kỳ chiếc răng nào trên cũng hàm, nhưng thường xuyên xảy ra ở các răng cửa, đặc biệt là ở răng cửa trên.

Do đây là những chiếc răng nằm ở vị trí trung tâm, dễ lộ và đảm nhận chức năng cắn, xé thức ăn. Nên khi các tác động hay va chạm từ ngoại lực thì thường đây sẽ là vị trí dễ bị tổn thương đầu tiên.

Tương tự như các răng khác, răng cửa bị nứt cũng được chia thành nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là nứt theo chiều dọc, nứt ngang, nứt dọc rồi bị chẻ đôi ra và nứt ở đỉnh.

2.1. Nứt dọc răng cửa

Nứt dọc răng cửa là tình trạng khi răng nứt theo đường dọc, bắt đầu từ đỉnh răng xuống chân răng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lực cắn mạnh, tổn thương do tại nạn hoặc va chạm trong lúc chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…

Trường hợp vết nứt dọc xảy ra ở mặt ngoài của răng thì rất dễ nhận biết, vì răng cửa nằm ở vị trí chính giữa nên việc quan sát sẽ không gặp khó khăn gì.

2.2. Nứt ngang răng cửa

Trái ngược với trường hợp trên, răng cửa bị nứt ngang thì các vết nứt sẽ xuất hiện ngang thân răng và xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Răng cửa một khi bị nứt ngang không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn hoàn, trong nhiều trường hợp còn gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe răng miệng.

2.3. Răng nứt dọc thân chẻ đôi ra

Thông thường, đây chính là kết quả của việc răng cửa bị nứt dọc thân nhưng không xử lý kịp thời. Vậy nên, trong quá trình ăn nhai cũng như tác động từ sinh hoạt thường nhật đã khiến cho vết nứt ngày càng lớn và làm cho răng bị chẻ đôi ra thành hai phần.

Bên cạnh đó, một số trường hợp là do lực tác động quá mạnh cũng có thể khiến cho răng cửa bị chẻ đôi ra đột ngột.

Răng bị chẻ đôi ra là tình trạng rất nghiêm trọng, rất dễ dẫn đến mất răng cũng như gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng.

2.4. Nứt ở đỉnh răng cửa

Răng cửa ở nứt ở đỉnh hay mặt cắn của răng cũng là tình trạng thường gặp, đặc biệt là đối với những ai thường xuyên ăn đồ cứng hay dùng răng để mở lắp hộp/chai, cắn đầu bút.

Nếu như răng nứt ở phần đỉnh thì sau đó rất dễ bị sứt, mẻ do thường xuyên phải chịu lực ăn nhai. Chưa kể, nhiều trường hợp còn cảm thấy bị đau mỗi khi ăn.

3. Răng bị nứt ngang, dọc

Tình trạng răng nứt ngang dọc không chỉ gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Theo thời gian, chức năng nhai sẽ ngày càng yếu dần đi khiến việc ăn uống không ngon miệng, cơ thể suy nhược và nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác. Có 2 kiểu răng nứt phổ biến đó là răng nứt dọc và răng nứt ngang.

– Răng nứt dọc:

Răng nứt dọc sẽ có một đường nứt chạy từ mặt nhai của răng xuống chân răng. Đường nứt này có thể xuất hiện ở dưới đường viền nướu và trong chân răng. Răng nứt dọc dù chưa bị tách đôi nhưng bạn không được xem nhẹ. Hầu hết các trường hợp răng nứt dọc sẽ kéo theo các mô mềm bên trong đã bị ảnh hưởng và chịu những thương tổn nhất định.

– Răng nứt ngang:

Răng nứt ngang có những đường nứt nhỏ, thường xuất hiện trên bề mặt răng hoặc ngang thân răng. Ở các răng hàm thì khả năng răng nứt rạn theo chiều ngang thường xảy ra khi gặp các chấn thương, nhai cắn đồ dai cứng. Tuy nhiên nếu đường nứt này đã ăn sâu vào ngà răng và lan rộng, sẽ ảnh hưởng đến gờ bên của răng. Hơn nữa, vết nứt có thể phát triển vào chân răng, làm ảnh hưởng đến tủy răng, phân tách răng thành 2 mảng riêng biệt.

4. Răng nứt thì có tự lành lại được không?

Răng là bộ phận không có khả năng chữa lành vết thương như da, xương,… Vì vậy, một chiếc răng nứt vỡ sẽ không thể lành lại như ban đầu được.

Nếu răng chỉ nứt nhẹ và không gây ảnh hưởng đến ăn nhai và thẩm mỹ, bạn chỉ cần theo dõi một khoảng thời gian xem mô răng có tiến triển nặng hơn không. Nếu không ảnh hưởng thì cũng không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu răng nứt ngang, nứt dọc hoặc nứt đôi thì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và không thể phục hồi. Lúc này, cần đến ngay nha khoa uy tín để khắc phục sớm.

Răng nứt có tự lành được không?

Răng nứt không thể tự lành lại được

5. Trường hợp răng nứt có ảnh hưởng gì không?

Như chúng tôi đề cập tại phần trên thì răng nứt sẽ không sao nếu vết nứt siêu nhỏ trên bề mặt răng không gây đau nhức, khó chịu trong quá trình sinh hoạt.

Nhưng với vết nứt lớn, trước hết sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của bạn, bao gồm:

– Răng bị ê buốt kéo dài, nhất là khi ăn nhai.

– Vết nứt lâu ngày không được điều trị sẽ làm răng yếu đi.

– Vết nứt lớn có thể làm lộ ngà và tủy răng gây đau đớn, khó chịu ngay cả khi không ăn nhai.

Không những vậy, răng nứt vỡ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào tủy răng gây biến chứng nhiễm trùng răng.

Lúc này vi khuẩn có thể lây lan vào mạch máu, vào xương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, cần khắc phục kịp thời để có một sức khỏe răng miệng toàn diện.

Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nha khoa Quốc gia cho thấy rằng răng nứt có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Nghiên cứu này đã được thực hiện trên 422 người bệnh và cho thấy rằng hầu hết những người có răng nứt đều có nguy cơ cao hơn 70% nguy cơ phát triển các bệnh lý răng miệng như sâu răng và viêm nướu.

Trường hợp răng nứt có sao không?

Răng nứt gây ra không ít ảnh hưởng

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

6. Răng bị nứt thì có niềng được không

Bác sĩ Lê Thị Hải (Nha Khoa Paris chi nhánh Vinh) cho biết, nứt răng vẫn có thể tiến hành niềng răng để khắc phục các sai lệch về răng cũng như khớp cắn.

Tuy nhiên, trước đó bạn cần phải xử lý triệt để tình trạng răng nứt rồi sau đó mới niềng răng được. Tùy vào từng mức độ tổn thương của răng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Còn nếu bạn đang niềng răng và phát hiện rằng răng của mình bị nứt, hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và đưa ra phương án điều trị phù hợp cho trường hợp của bạn.

Răng bị nứt có niềng được không

Răng nứt vẫn có thể niềng được

7. Răng bị nứt có hàn được không?

Với những răng nứt nhẹ thì bác sĩ sẽ hàn trám lại để tránh vết nứt thêm lớn hơn và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào tủy và ngà tủy răng gây các bệnh lý răng miệng.

Nếu răng nứt nhiều thì không thể sử dụng hàn trám được và phương pháp tối ưu nhất đó là dán sứ Veneer hoặc bọc răng sứ. Với những răng bị nứt chân, để bảo vệ nướu và xương hàm thì cần phải nhổ chiếc răng bị nứt chân đi.

Khi hàn trám răng, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám để phục hình thẩm mỹ vị trí răng nứt. Sau đó dùng các thiết bị chuyên dụng làm miếng trám bám chặt vào thân răng. Phương pháp này không mất nhiều thời gian, chi phí thực hiện thấp, không cần tác động nhiều lên răng và có thể ngăn chặn sự xâm lấn của vi khuẩn. Tuy nhiên, miếng trám có độ bền không cao, dễ bị đổi màu gây mất thẩm mỹ.

8. Răng bị nứt chân phải làm sao?

Tùy theo mức độ lớn hay nhỏ của vết nứt chân răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị nha khoa. Bác sĩ sẽ có những chỉ định dựa vào tình trạng của mỗi người như:

– Điều trị chân răng nứt bằng trám răng thẩm mỹ Composite.

– Phục hình chân răng nứt bằng bọc răng sứ.

Theo các bác sĩ thì trám răng thẩm mỹ là phương pháp có nhiều khuyết điểm như vật liệu có độ bám dính không tốt, dễ bong tróc và bị kích thích với nhiệt độ. Do đó, bọc răng sứ chính là biện pháp khắc phục chân răng nứt hiệu quả nhất.

9. Răng bị nứt phải làm gì để khắc phục?

Răng nứt nên làm gì là băn khoăn của nhiều người, nhưng đừng lo lắng, bởi nếu răng nứt mà không ảnh hưởng đến thẩm mỹ hay quá trình ăn nhai, bác sĩ có thể sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên chăm sóc răng miệng và không cần đến sự tác động của các biện pháp nha khoa phức tạp.

Nhưng với trường hợp vết nứt lớn gây đau đớn, ê buốt, các bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào kích thước của vết nứt, vị trí và triệu chứng cụ thể để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thông thường sẽ có 3 cách điều trị sau đây:

9.1. Hàn trám răng

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám Composite hoặc sứ để lấp đầy vết nứt, khôi phục lại vẻ ngoài và chức năng ăn nhai của nó.

Hàn trám là một kỹ thuật đơn giản trong nha khoa, bác sĩ chỉ cần vệ sinh răng, tạo hình chất trám và hóa cứng bằng tia laser chuyên dụng là hoàn tất quá trình phục hình.

Đây là biện pháp có thể khắc phục tình trạng răng nứt nhẹ, bảo vệ ngà răng và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Hàn trám răng

Hàn trám răng

9.2. Bọc răng sứ

Mão sứ là một phương pháp phục hình trong nha khoa phù hợp với răng bị hư hỏng, đặc biệt là nứt gãy.

Bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng bên ngoài của răng nứt để “nhường chỗ” khi lắp mão sứ. Sau đó, bác sĩ thiết kế mão sứ với màu sắc và kiểu dáng răng như răng thật, phù hợp cho bạn.

Quá trình bọc sứ tại một vài nha khoa có thể mất khoảng 1 – 2 tuần, tuy nhiên tại Nha Khoa Paris nhờ việc ứng dụng công nghệ Nano 5S vào điều trị, bọc sứ chỉ mất 2 – 3 lần hẹn và đồng thời duy trì tuổi thọ sử dụng lâu dài.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ

9.3. Nhổ răng

Khi các dây thần kinh, tủy răng bị hư hỏng nặng không thể bảo tồn bằng bất kỳ biện pháp nha khoa nào thì nhổ răng là lựa chọn duy nhất của bạn.

Đừng quá lo lắng nhổ răng gây đau đớn bởi tại Nha Khoa Paris hiện đang ứng dụng công nghệ nhổ răng không đau, không biến chứng và liền vết thương nhanh chóng – Piezotome.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa biến chứng do tình trạng mất răng lâu ngày bạn nên trồng Implant để đảm bảo thẩm mỹ, ăn nhai tối và ngăn ngừa tiêu xương hàm hiệu quả nhất.

10. Nứt răng hàm nên khắc phục như thế nào?

Đối với trường hợp răng hàm bị nứt thì các phương pháp điều trị thông thường vẫn là trám răng, điều trị nội nha hoặc nhổ răng tùy vào tình trạng của đường nứt, mức độ triệu chứng và khả năng bảo tồn răng gốc.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý trong quá trình khắc phục răng hàm bị nứt là cần đảm bảo về khả năng chịu lực tác động và ăn nhai.

Vì răng hàm là những chiếc răng đảm nhận chức năng nhai, nghiền nát thức ăn. Nếu như các vật liệu hoặc phương án xử lý không có độ bền, khả năng chịu lực tốt thì cần cân nhắc lại.

Hy vọng rằng, những thông tin về răng bị nứt trên đây giúp bạn có cho biết nên làm thế nào khi gặp tình trạng này. Nếu còn băn khoăn, vui lòng liên hệ tới Nha Khoa Paris để được giải đáp chi tiết nhất nhé!

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Răng bị nứt có niềng được không?”

Wiki nhakhoa: “Răng Cửa Bị Nứt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nhanh”

Báo Hà Nội: “Nguyên nhân và cách khắc phục răng bị nứt tốt nhất hiện nay”

American Association of Endodontists: “Cracked Teeth”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Trám răng
Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Giải đáp: Trám răng nhiều lần thì có làm tổn hại gì không

Trám răng là một phương pháp nha khoa thường được áp dụng với trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu răng… Tuy nhiên, rất nhiều người

Ngày 01/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Trám kẽ răng bị đen, hở, thưa có nên hay không? Bác sĩ giải đáp

Rất nhiều người gặp phải tình trạng răng bị đen ở kẽ, các răng bị thưa, cách xa nhau. Và có rất nhiều phương pháp để cải thiện tình

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Có nên Trám răng CẤM không? Giá bao nhiêu tiền? Dùng vật liệu gì

Trám răng cấm là phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng, phục hồi chức năng cho chiếc răng cối số 6 đơn giản và tiết kiệm nhất. Vậy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Amalgam là gì? Trám răng bằng Amalgam có tốt không?

Trám răng Amalgam là một kỹ thuật phục hình để lấp đầy mô răng, tạo hình thể răng khi răng mắc bệnh lý và hư hỏng cấu trúc. Vậy hàn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Địa chỉ trám răng ở đâu tốt, an toàn & chất lượng nhất toàn quốc

Địa chỉ trám răng ở đâu tốt, an toàn & chất lượng nhất toàn quốc

Tìm kiếm địa chỉ trám răng ở đâu tốt rất quan trọng. Tuy chỉ là kỹ thuật nha khoa khá đơn giản, nhưng nếu không thực hiện đúng cách

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Miếng trám răng bị vỡ, rớt không trám lại có sao không?

Miếng trám răng bị vỡ, rớt không trám lại có sao không?

Miếng trám răng bị rớt, vỡ, hỏng là tình trạng rất nhiều người gặp phải sau khi hàn trám răng. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình ăn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map