01/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng bị hô là một dạng sai lệch khớp cắn mà răng, xương hoặc cả răng và xương đều bị nhô ra phía trước khiến chức năng ăn nhai bị hạn chế và gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. Không chỉ vậy, tình trạng trên còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và phát âm. Hiện 3 phương pháp đang được áp dụng phổ biến để khắc phục răng hô là bọc răng sứ, niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm.
Bác sĩ Lê Thị Thu Hương tại Nha Khoa Paris đã nhận định, răng bị hô thường xảy ra vì răng mọc lệch hoặc cấu trúc xương hàm gây ra. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hô ở mức độ nặng do cả răng lẫn xương hàm.
Trên thực tế, có không ít người bị hô do răng mọc lệch gây ra. Răng cửa thường không mọc theo phương thẳng đứng như bình thường mà có xu hướng nhô ra phía bên ngoài. Điều đó khiến cho răng hàm trên bao phủ lên răng hàm dưới.
Ngoài ra, hô do răng còn có thể xảy ra nếu răng có kích thước quá to. Trong khi đó khung hàm lại có kích thước quá nhỏ nên không còn đủ chỗ trống để răng có thể phát triển như bình thường. Vì vậy, răng rất dễ mọc chen chúc nhau hoặc chìa ra phía bên ngoài, dẫn tới tình trạng răng hô.
Hô do hàm là tình trạng cấu trúc xương hàm bị sai lệch so với bình thường. Thông thường, với trường hợp trên, răng vẫn có thể mọc đúng vị trí, đúng hướng. Tuy nhiên, xương hàm trên lại phát triển quá mức hoặc cả hai hàm đều quá phát so với cấu trúc gương mặt, gây nên hiện tượng hô.
Hầu hết những người hô do hàm đều sẽ bị cười hở lợi. Khi nhìn từ góc nghiêng, bạn có thể thấy khuôn miệng bị nhô ra phía trước khá nhiều so với trán, gây mất thẩm mỹ tới tổng thể khuôn mặt.
Đây là tình trạng sai lệch khớp cắn nặng và rất phức tạp, xảy ra do sự sai lệch của cả răng lẫn cấu trúc xương hàm. Đối với trường hợp trên, môi thường không thể bao phủ được toàn bộ răng ở hàm trên.
Theo nhận định của nhiều bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, hô do răng và hàm rất khó điều trị. Bạn cần kết hợp nhiều phương pháp thì mới có thể chữa được dứt điểm.
Hiện tượng răng hô còn có thể xảy ra do các thói quen xấu từ nhỏ, điển hình là bú bình, ngậm ti giả thường xuyên. Chúng hoàn toàn không tốt cho sự phát triển răng và xương hàm của trẻ. Bởi khi còn nhỏ, răng và xương hàm vẫn chưa có sự phát triển ổn định. Việc bú bình hoặc ngậm ti giả thường xuyên hoàn toàn có thể khiến cho răng trẻ có xu hướng đẩy về phía trước, làm mất cân đối giữa hai hàm và dẫn tới hô.
Bên cạnh đó, tật mút tay và đẩy lưỡi cũng là những tật xấu ảnh hưởng tới răng và xương hàm. Khi trẻ thực hiện những hành động trên sẽ vô tình tạo một lực đẩy cả răng và hàm về phía trước. Điều đó khiến cho trẻ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng răng bị hô.
Hiện tượng răng hô thường có các dấu hiệu điển hình sau:
Các răng ở hàm trên bị chìa ra phía bên ngoài quá mức, vượt qua giới hạn của môi.
Hai môi không thể khép kín một cách tự nhiên khi đang ở tư thế môi nghỉ.
Môi không thẳng với sống mũi, bị đội lên do răng chìa ra phía bên ngoài.
Nếu nhìn ở góc nghiêng, khuôn miệng sẽ có sự bất thường so với cấu trúc của cả gương mặt.
Khi cười, phần nướu ở hàm trên bị lộ ra nhiều làm cho nụ cười trở nên kém duyên.
Để dễ dàng nhận biết tình trạng răng hô, bạn có thể dựa trên những hình ảnh mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Răng hô là tình trạng sai lệch khớp cắn mà nhiều người gặp phải, khiến chức năng ăn nhai bị hạn chế và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Không chỉ vậy, hô còn tác động xấu tới sức khỏe răng miệng và phát âm.
Chức năng ăn nhai: Khớp cắn của hai hàm bị sai lệch nghiêm trọng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nhai, xé và nghiền nát thức ăn. Thậm chí, nếu hiện tượng răng hô không được khắc phục sớm, bạn còn có nguy cơ mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng…
Tính thẩm mỹ: Đặc điểm chung của răng hô là răng ở hàm trên chìa ra phía bên ngoài, gây mất thẩm mỹ tới tổng thể gương mặt. Do đó, những người bị hô thường hay rụt rè, tự tin và mặc cảm khi tiếp xúc với mọi người xung quanh. Điều đó sẽ gây cản trở rất nhiều tới học tập, sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
Sức khỏe răng miệng: Các răng trên cung hàm mọc không đều nhau chắc chắn sẽ làm cho quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Khi đó, mảng bám dễ dàng hình thành và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Vi khuẩn sẽ tấn công răng, nướu và gây nên những bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu…
Phát âm: Một trong những chức năng quan trọng nhất của răng là phát âm. Khi khớp cắn hai hàm không có sự tương quan, âm thanh phát ra thường không được tròn vành rõ chữ.
Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây hô, bạn có thể áp dụng các cách sau để sở hữu hàm răng đều và đẹp như mong muốn: bọc răng sứ, chỉnh nha và phẫu thuật.
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng đang được khá nhiều người ưa chuộng bởi thời gian thực hiện nhanh chóng. Răng sau khi được bọc sứ không chỉ được cải thiện về hình dáng mà còn cả màu sắc. Đặc biệt, những dòng răng toàn sứ cao cấp còn có độ trắng sáng và đường vân giống với răng thật tới 99%.
Nhờ khả năng chịu lực tốt, bạn có thể ăn nhai thoải mái sau khi bọc răng sứ. Bên cạnh đó, độ bền của răng sứ cũng được đánh giá rất cao. Nếu bạn lựa chọn những loại răng sứ chất lượng, kết hợp với chăm sóc răng miệng đúng cách thì hoàn toàn có thể sử dụng răng tới 20 năm.
Tuy nhiên, kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ chỉ được các bác sĩ nha khoa tư vấn đối với trường hợp hô do răng ở mức độ nhẹ. Bởi các bác sĩ cần mài bớt men răng để điều chỉnh hình thể của răng, đồng thời tạo kết nối chặt chẽ giữa răng thật và mão sứ. Nếu như răng bị hô nhiều, tỉ lệ mài răng sẽ khá nhiều, làm tổn thương nghiêm trọng tới cấu trúc của răng.
Chỉnh nha luôn được xem là một giải pháp tối ưu dành cho trường hợp hô do răng mọc sai lệch. Mặc dù quá trình niềng sẽ mất khoảng 18 – 24 tháng nhưng kết quả nhận lại chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng.
Hiện hai phương pháp niềng răng hô đang được áp dụng phổ biến là:
Niềng răng mắc cài: Các bác sĩ nha khoa sử dụng mắc cài, dây cung… gắn trực tiếp lên bề mặt hàm răng. Khí cụ chỉnh nha sẽ tác động lực để kéo răng mọc sai lệch tới đúng vị trí.
Niềng răng khay trong: Thay vì phải gắn cố định khí cụ lên răng, bạn chỉ cần sử dụng một bộ khay niềng để nắn chỉnh răng hô. So với niềng mắc cài, phương pháp trên có tính thẩm mỹ cao hơn do khay niềng được thiết kế ôm khít vào răng và có màu trong suốt.
Tất cả các trường hợp răng bị hô do cấu trúc xương hàm đều bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật thì mới có thể khắc phục được triệt để. Các bác sĩ răng hàm mặt sẽ sử dụng những công nghệ và trang thiết bị cần thiết để cắt, đẩy lùi hàm về phía sau. Sau đó, bác sĩ dùng nẹp vis để cố định hàm tại vị trí mới.
Trong 3 phương pháp khắc phục răng bị hô, phẫu thuật hàm là kỹ thuật cực kỳ phức tạp do can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương hàm. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cơ sở thực hiện để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nhìn chung, nếu như hiện tượng răng bị hô không có phương án xử lý kịp thời, sức khỏe và cả sinh hoạt hàng ngày đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và đưa ra giải pháp tối ưu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×