Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Khí cụ chỉnh nha niềng răng là gì? 11 loại khí cụ niềng răng tốt nhất

Niềng răng là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người áp dụng để nắn chỉnh răng mọc sai lệch về đúng vị trí, giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Khí cụ chỉnh nha là những dụng cụ được bác sĩ sử dụng để hỗ trợ trong suốt quá trình niềng răng. Tuy nhiên, không phải ai niềng răng cũng cần dùng tất cả các khí cụ. Dựa theo tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn khí cụ phù hợp nhất.

1. Khí cụ chỉnh nha là gì

Khí cụ chỉnh nha là những công cụ được sử dụng trong việc niềng răng, giúp điều chỉnh và cải thiện vị trí của răng và hàm. Nhờ vào khí cụ chỉnh nha, những sai lệch về vị trí răng có thể được điều chỉnh, từ đó giúp mang lại một nụ cười đều đặn và khỏe mạnh.

Có nhiều loại khí cụ khác nhau được sử dụng trong niềng răng, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ sai lệch của răng và xương hàm. Một số khí cụ có thể được gắn cố định để đảm bảo độ chắc chắn và duy trì lực kéo ổn định trong quá trình niềng răng. Còn những khí cụ khác có thể tháo lắp để thuận tiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày, ví dụ như khay niềng trong suốt hoặc hàm duy trì tháo lắp.

Khí cụ chỉnh nha hỗ trợ quá trình nắn chỉnh răng

Khí cụ chỉnh nha hỗ trợ quá trình nắn chỉnh răng

2. Tổng hợp các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến nhất

Mỗi phương pháp niềng răng sẽ cần dùng các loại khí cụ tương ứng để răng có thể dịch chuyển tới vị trí chuẩn theo đúng phác đồ. Với kỹ thuật niềng răng mắc cài, các bác sĩ nha khoa thường dùng các khí cụ như: dây cung, mắc cài, hooks, band… Trong khi đó, khay niềng và attachment được sử dụng khi chỉnh nha khay trong.

2.1. Khí cụ chỉnh nha đối với niềng răng có mắc cài

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật nắn chỉnh răng truyền thống nhưng đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Với phương pháp trên, các bác sĩ sẽ gắn trực tiếp mắc cài cùng các khí cụ chỉnh nha khác như thun buộc, dây cung minivis. thu liên hàm… lên răng để kéo răng mọc sai lệch về đúng vị trí.

2.1.1. Dây cung (Archwires)

Đây là một trong những khí cụ không thể thiếu đối với kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài. Dây cung được thiết kế dài, mảnh và thường được gắn cố định với những mắc cài nằm trên thân răng bằng thun buộc hoặc chốt tự động có sẵn trên mắc cài.

Các loại dây cung được sử dụng phổ biến tại nha khoa là dây cung kim loại quý, dây cung Cobalt – Chromium, dây cung Stainless Steel, dây cung Niken – Titan và dây cung Titan – Beta.

Nhiệm vụ chính của dây cung là tạo lực kéo giúp dịch chuyển các răng mọc sai lệch. Áp lực do dây cung tạo ra sẽ khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn giữa hai hàm một cách hiệu quả. Trong quá trình niềng răng, bác sĩ sẽ điều chỉnh lực siết của dây cung định kỳ để răng dịch chuyển theo đúng tiến độ.

2.1.2. Mắc cài (Bracket)

Mắc cài là khí cụ được các bác sĩ gắn trực tiếp lên bề mặt của răng. Chúng có vai trò giúp răng trên cung hàm dịch chuyển theo đúng hướng với lực kéo mà bác sĩ mong muốn.

Mắc cài có thể được chế tác từ nhiều vật liệu khác nhau. Điển hình nhất là kim loại, sứ hoặc pha lê. Trong đó, mắc cài làm từ sứ và pha lê có tính thẩm mỹ cao hơn do màu sắc tương đồng với răng thật.

Hiện mắc cài đang được chia ra thành hai loại là mắc cài thường và mắc cài tự buộc:

– Mắc cài thường: Bác sĩ cần sử dụng thun buộc để giữ chắc dây cung trong mắc cài. Khi sử dụng loại mắc cài thường, bạn cần tới nha khoa thăm khám nhiều lần hơn để bác sĩ thay thun và siết răng định kỳ. Tuy nhiên, chỉ sau một khoảng thời gian, độ đàn hồi của dây thun sẽ bị giảm đi rõ rệt. Khi đó, khả năng giữ chắc dây cung trên mắc cài chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

– Mắc cài tự buộc: Đây là một sự cải tiến đột phá so với mắc cài thường. Các nắp trượt tự động chính là bộ phận thay thế cho thun buộc để cố định dây cung trong rãnh mắc cài. Nhờ đó, lực tác động lên răng giữ được độ ổn định, giúp răng nhanh chóng dịch chuyển tới vị trí chuẩn.

Mắc cài được gắn trực tiếp lên bề mặt răng

Mắc cài được gắn trực tiếp lên bề mặt của răng

2.1.3. Hook

Hook là một loại khí cụ niềng răng có dạng móc và thường được sử dụng để gắn thun. Thông thường, hook sẽ được bác sĩ gắn ở răng nanh, răng cối nhỏ, band hoặc mắc cài của răng cối lớn.

Tùy từng trường hợp chỉnh nha, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng những loại hook khác nhau như hook thẳng, hook cong, hook 1 móc, hook 3 móc hoặc hook chặn đuôi. Thông thường, hook được kết hợp với các khí cụ khác như minivis, dây thun, dây cung… để kéo liên kết hai hàm lại với nhau.

2.1.4. Band (khâu)

Band hay khâu chỉnh nha là một vòng kim loại nhỏ, có cấu tạo theo hình dáng răng và được gắn vào răng hàm số 6 hoặc số 7 để tạo ra một điểm tựa giúp giữ chắc hệ thống mắc cài. Band niềng thường bao gồm:

– Móc phía ngoài để móc chun hoặc lò xo.

– Ống phía má được dùng để luồn dây cung.

– Ống phía lưỡi dùng để gắn các khí cụ.

Band niềng là khí cụ được dùng xuyên suốt từ đầu cho tới cuối quá trình niềng răng. Chúng sẽ hỗ trợ tác động lực lên hàm răng. Ngoài ra, theo một nghiên cứu của Kravitz cùng các đồng nghiệp vào năm 2010, việc sử dụng band chỉnh nha còn giúp giảm đáng kể thời gian đeo niềng.

Tuy nhiên, không phải mọi các trường hợp chỉnh nha đều cần phải gắn band niềng. Chúng chỉ được bác sĩ sử dụng nếu như cần tới khí cụ nong hàm hoặc thân răng ngắn và gắn mắc cài có thể bị bung.

2.1.5. Thun liên hàm (Rubber bands)

Thun liên hàm được bác sĩ chỉ định sử dụng với trường hợp răng mọc lệch hẳn về phía trên, răng khểnh và điều chỉnh khớp cắn hai hàm. Mặc dù hình dáng tương tự như những chiếc thun thông thường nhưng chúng lại có độ đàn hồi cao. Ngoài ra, thun liên hàm được làm từ chất liệu cao su đã được kiểm định về mức độ an toàn đối với răng, nướu.

Một đầu của thun liên hàm được đặt trực tiếp vào mắc cài hàm trên, đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới nhằm tạo lực kéo vừa phải giúp răng dịch chuyển. Vị trí gắn thun sẽ khác nhau đối với từng trường hợp.

2.1.6. Minivis (vít niềng răng)

Minivis hay vít niềng răng là một khí cụ được thiết kế với hình xoắn ốc. Minivis thường có kích thước khá nhỏ (đường kính là 1,4 – 2 mm và chiều dài từ 6 – 12 mm). 

Vít chỉnh nha được bác sĩ dùng với mục đích tạo điểm neo vững chắc để kết nối với hệ thống mắc cài, giúp răng mọc lệch nhanh chóng về đúng vị trí trên cung hàm và điều chỉnh khớp cắn chuẩn hơn. Ngoài ra, nghiên cứu của Ercan và đồng nghiệp vào năm 2016 đã cho thấy rằng sử dụng minivis có thể giảm thời gian chỉnh nha lên tới 3 – 9 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải tất cả các trường hợp chỉnh nha đều cần phải bắt vít chỉnh nha. Minivis thường được sử dụng khi: răng bị hô, cung hàm quá cứng, mất nhiều răng, phải nhổ răng 4 hoặc 5 để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển…

Mininis giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha

Mininis giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha

2.1.7. Lò xo

Lò xo cũng là một loại khí cụ chỉnh nha chuyên được sử dụng đối với phương pháp niềng răng mắc cài. Chúng thường được làm từ vật liệu thép không gỉ và có nhiều vòng tròn nối tiếp với nhau.

Trong lĩnh vực chỉnh nha, lò xo được chia thành 3 loại chính là:

– Lò xo đẩy: tạo thêm khoảng trống giữa các răng.

– Lò xo kéo: đóng lại khoảng trống do răng thưa hoặc nhổ răng.

– Lò xo duy trì: duy trì khoảng trống giữa các răng trên cung hàm.

Lò xo sẽ được gắn vào răng hàm kết nối với dây cung phía sau răng số 3. Tất cả những loại lò xo chỉnh nha đều bắt buộc phải có độ đàn hồi tốt để không gây trở ngại cho các hoạt động của răng hàm. 

2.1.8. Thun chuỗi (Energy/Power/Memory Chain)

Thun chuỗi là một dải cao su gồm nhiều vòng hình chữ O được kết nối với nhau. Chúng sẽ được gắn lên hệ thống mắc cài và có công dụng đóng những khoảng trống giữa các răng trong quá trình niềng.

Thun chuỗi chỉnh nha thường được làm từ cao su thân thiện với cơ thể con người và có tính đàn hồi hoàn hảo. Ngoài ra, thun có tới 28 màu sắc khác nhau nên bạn có thể dễ dàng lựa chọn theo sở thích cá nhân.

2.1.9. Thiết bị nong hàm

Thiết bị nong hàm là một khí cụ được các bác sĩ sử dụng khá nhiều trong quá trình chỉnh nha để gia tăng diện tích vòm miệng. Đồng thời, nong hàm cũng hỗ trợ tạo khoảng trống, giúp các răng mọc lệch dễ dàng dịch chuyển.

Thông thường, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định nong hàm trong những trường hợp sau: vòm hàm quá hẹp, hàm bị lệch, méo, không đủ chỗ sắp xếp răng… Nong hàm được thực hiện trước khi gắn các khí cụ như mắc cài, dây cung,… lên răng. Thời gian đeo nong hàm dao động trong vòng 1 – 6 tháng, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.

2.1.10. Dây thun tách kẽ (dây cao su)

Thun tách kẽ là những miếng cao su hình tròn hoặc các thanh kim loại hình chữ L được gắn trực tiếp vào kẽ của các răng hàm số 5, 6 hoặc 7. Trong đó, thun làm từ cao su được các nha khoa sử dụng phổ biến hơn. Khí cụ có nhiệm vụ nới rộng khoảng cách giữa hai răng để đặt band niềng.

Dây thun tách kẽ có tác dụng nới khoảng cách giữa các răng

Dây thun tách kẽ có tác dụng nới khoảng cách giữa các răng

2.1.11. Kìm chỉnh nha

Kìm chỉnh nha cũng là một khí cụ không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Kìm thường làm từ chất liệu thép không gỉ, có nhiều hình dạng và được sử dụng với mục đích khác nhau. Dưới đây là một số loại kìm chỉnh nha đang được sử dụng phổ biến:

– Kìm bẻ đuôi dây Niti: Kìm có công dụng bẻ phần đuôi dây cung trong quá trình chỉnh nha. Kìm bẻ đuôi dây Niti có thiết kế thông minh, lòng máng cong giúp các bác sĩ dễ dàng thao tác hơn.

– Kìm bấm Hook TC: Loại kìm trên được sử dụng bấm các hook trên dây trong trường hợp cần hook để mang thun hoặc lò xo. Kìm bấm Hook có thiết kế gọn nhẹ, cầm vừa tay, đảm bảo bấm chặt hook, không bị xoay.

– Kìm tháo mắc cài: Đúng như tên gọi, loại kìm trên được bác sĩ sử dụng để tháo mắc cài trên răng khi kết thúc quá trình chỉnh nha. Kìm có thể kẹp chặt mắc cài theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Đầu kìm có 2 mỏ cong đặt bên trên và dưới mắc cài để dễ dàng tháo ra mà không cần sử dụng quá nhiều lực.

– Kìm Weingart: Kìm Weingart được sử dụng để đặt dây cung trong các rãnh mắc cài và uốn cong phần cuối của dây. Đầu kìm có răng cửa giúp giữ dây cung chắc chắn ở mọi góc độ. Ngoài ra, đầu kìm thon, hơi cong và được làm tròn để dễ dàng kẹp dây giữa 2 mắc cài một cách an toàn và chính xác.

– Kìm chỉnh nha cạo vật liệu dư: Kìm được sử dụng để loại bỏ các vật liệu dư thừa trên răng sau khi tháo mắc cài. Kìm có thiết kế vừa với vòm miệng giúp bác sĩ có thể dễ dàng kiểm soát, tránh làm tổn thương tới các mô trong khoang miệng.

2.2. Khí cụ chỉnh nha đối với hệ thống niềng răng khay trong

Niềng răng khay trong cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tốt. So với niềng răng mắc cài, các khí cụ được sử dụng trong quá trình chỉnh nha bằng khay trong suốt được giản lược đi rất nhiều. Hai khí cụ chính mà bạn cần dùng khi áp dụng phương pháp trên là khay trong và attachment.

2.2.1. Khay trong suốt

Khay niềng có màu trong suốt, được thiết kế với bề mặt trơn nhẵn và phù hợp với kích thước hàm của mỗi người. Đây chính là bộ phận chính của niềng răng trong suốt với vai trò tác động lực để nắn chỉnh răng mọc lệch.

Khay chỉnh nha chế tác từ những chất liệu cao cấp và đã được kiểm định nghiêm ngặt về mức độ lành tính đối với các bộ phận trong khoang miệng. Đặc biệt, nhờ bề mặt nhẵn nên khay không làm tổn thương má, môi, lưỡi…

Điểm nổi bật của khay trong so với mắc cài truyền thống là dễ dàng tháo lắp khay khi cần thiết. Nhờ vậy, trong quá trình niềng răng, bạn vẫn hoàn toàn có thể thoải mái khi ăn nhai hoặc chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Khay trong suốt được thiết kế với bề mặt trơn, nhẵn

Khay trong suốt được thiết kế với bề mặt trơn, nhẵn

2.2.2. Attachment

Attachment là những nút đặt lực làm bằng nhựa Composite. Chúng được bác sĩ gắn lên răng bằng một loại keo nha khoa chuyên dụng. Attachment có nhiều hình dáng khác nhau nhưng màu sắc tương đồng với răng thật nên đảm bảo tính thẩm mỹ.

Tác dụng chính của attachment là hỗ trợ tạo lực cho khay trong, đóng khoảng vị trí nhổ răng và giúp răng di chuyển đúng hướng như phác đồ bác sĩ. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai chỉnh nha khay trong cũng đều cần gắn attachment. Các bác sĩ thường sử dụng khí cụ trên đối với những trường hợp răng khó kiểm soát như: răng xoay vào trong, răng lệch ra ngoài…

2.3. Khí cụ chỉnh nha chung

Hàm duy trì là loại khí cụ có thể sử dụng đối với cả phương pháp niềng răng mắc cài và khay trong. Khí cụ trên sẽ cố định răng tại vị trí chuẩn, ngăn chặn tình trạng xô lệch răng sau chỉnh nha. Sau khi tháo niềng, bạn cần tiếp tục đeo hàm duy trì trong khoảng 6 – 12 tháng.

Hiện hàm duy trì được chia thành 3 loại chính là hàm tháo lắp bằng nhựa trong suốt, hàm tháo lắp kim loại và hàm cố định. Trong đó, hàm nhựa trong suốt và hàm cố định có tính thẩm mỹ cao nhất. Căn cứ theo nhu cầu và tình trạng răng miệng của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn loại hàm duy trì phù hợp nhất.

Hàm duy trì có nhiệm vụ ngăn răng dịch chuyển trở lại vị trí cũ sau niềng

Hàm duy trì có nhiệm vụ ngăn răng dịch chuyển trở lại vị trí cũ sau niềng

3. 5 Sự thật thú vị về các loại khí cụ chỉnh nha cần biết

Dưới đây là những sự thật liên quan đến khí cụ chỉnh nha mà bạn nên biết:

– Nhiều người vẫn đang cho rằng khí cụ chỉnh nha chỉ bao gồm mắc cài hoặc khay trong suốt. Thực tế, chúng còn có nhiều loại khác như dây cung, thun liên hàm, minivis, attachment, thun tách kẽ…

– Những khí cụ niềng răng rất ít khi được bán lẻ. Các bác sĩ sẽ sử dụng chúng trong quá trình chỉnh nha.

– Các loại thun buộc được dùng trong niềng răng khá đa dạng về màu sắc. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn màu mà mình yêu thích để thể hiện cá tính của bản thân.

– Không phải cứ niềng răng là cần sử dụng toàn bộ các loại khí cụ niềng răng mà chúng tôi đã kể đến ở phần trên. Dựa theo tình trạng răng miệng của mỗi người, bác sĩ sẽ lựa chọn các khí cụ phù hợp để đem đến hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

– Một số khí cụ như thun buộc, mắc cài, dây cung… hoàn toàn có thể bị bung, tuột trong quá trình chỉnh nha nếu như phải chịu lực tác động mạnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về các loại khí cụ chỉnh nha. Mỗi khí cụ sẽ được bác sĩ nha khoa sử dụng với mục đích khác nhau nhưng đều giúp cho quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến khí cụ niềng răng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng và chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề khí cụ chỉnh nha
Đặt thun tách kẽ: Cải thiện tình trạng răng đan xen với thun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ: Cải thiện tình trạng răng đan xen với thun tách kẽ

Đặt thun tách kẽ răng nhằm mục đích tạo khoảng cách cần thiết giữa các răng để nha sĩ gắn khâu niềng răng một cách dễ dàng hơn. Sau khi

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Dây cung niềng răng: Phân loại, tác dụng và câu hỏi thường gặp

Dây cung niềng răng: Phân loại, tác dụng và câu hỏi thường gặp

Dây cung niềng răng là khí cụ không thể “vắng mặt” trong kỹ thuật chỉnh nha bằng mắc cài mà chúng ta vẫn thường biết đến. Hiện tại đang

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền