Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thuốc Bisphosphonate là thuốc gì? Có tác dụng gì?

Thuốc Bisphosphonate là loại thuốc chống loãng xương được đánh giá rất cao về hiệu quả, thường dùng để hỗ trợ sau quá trình phẫu thuật tiêu xương răng hay ghép xương răng trong nha khoa. Tuy nhiên, loại thuốc trên có thành phần như thế nào? Có gây tác dụng phụ gì không? Cách sử dụng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây có để thông tin chính xác và cụ thể nhất.

1. Thuốc Bisphosphonate là gì

Thuốc Bisphosphonate là loại thuốc được sử dụng làm chậm quá trình hủy xương, giúp ngăn chặn tiêu xương hiệu quả (1). Thuốc được nghiên cứu từ thế kỷ 19 nhưng đến năm 1995 mới bắt đầu được Mỹ phê duyệt đưa vào sử dụng để điều trị.

Bisphosphonate có những thành phần chính là Risedronate, Alendronate, Ibandronate, Axit zoledronic… Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất trên sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng ngăn chặn hủy xương.

Bisphosphonates là loại thuốc thường được sử dụng sau quá trình phẫu thuật ghép xương

Bisphosphonate là loại thuốc thường được sử dụng làm chậm quá trình hủy xương

2. Cách hoạt động của thuốc Bisphosphonate

Cách thức hoạt động của Bisphosphonate là ức chế quá trình hủy xương và tác động lên quá trình tái hấp thu canxi của cơ thể.

– Ức chế quá trình hủy xương:

Sau khi bạn uống hoặc tiêm thuốc vào cơ thể, Bisphosphonate gắn với hydroxyapatit và được đưa vào trong nền xương. Do có cấu trúc đặc biệt nên khi kết nối với chất khoáng xương sẽ phóng thích rất chậm. Thuốc sẽ làm giảm hoạt động của các tế bào hủy xương, ức chế quá trình tiêu xương do hủy cốt bào. Nhờ vậy, thuốc Bisphosphonate có thể làm chậm quá trình hủy xương diễn ra.

– Tác động lên quá trình tái hấp thụ canxi:

Bên cạnh làm giảm sự hủy xương, Bisphosphonate còn tác động lên quá trình tái hấp thụ canxi của cơ thể. Điều đó là nhờ Bisphosphonate gia tăng sự tích lũy canxi lên xương. Hàm lượng canxi được cung cấp đủ sẽ làm tăng khối lượng xương, giúp xương chắc khỏe và ngăn gãy xương.

3. Thuốc Bisphosphonate chống chỉ định cho trường hợp nào

Thuốc Bisphosphonate chống chỉ định đối với những trường hợp dưới đây (2):

– Phụ nữ đang ở giai đoạn mang bầu hay cho con bú

– Bị dị ứng với thuốc

– Người dưới 18 tuổi

– Người bị bệnh suy thận ở mức độ từ trung bình đến nặng

– Người bị co thắt tâm vị, rối loạn thực quản

– Người không thể ngồi hoặc đúng thẳng trong vòng 30 phút sau khi đã uống thuốc

– Hàm lượng canxi trong máu quá thấp (nồng độ ion canxi hóa trong huyết thanh nhỏ hơn 4,7 mg/dL)

Bisphosphonate chống chỉ định dành cho phụ nữ mang thai

Bisphosphonate chống chỉ định dành cho phụ nữ mang thai

4. Các loại thuốc Bisphosphonate

Hiện trên thị trường sử dụng hai loại thuốc Bisphosphonate chính là thuốc đường uống và tiêm.

– Bisphosphonate đường uống:

Thuốc bisphosphonate đường uống thường được điều chế ở dạng viên nén. Bạn nên dùng thuốc lúc đói với nước lọc. Sau khi uống, bạn không nên ăn hay uống bất kỳ thức gì khác ngoài nước lọc. Tuy nhiên, với thuốc đường uống, cơ thể thường hấp thụ khá kém và có thể làm cho cổ họng bị kích ứng.

– Bisphosphonate đường tiêm:

Với những người không thể hấp thụ bisphosphonate bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ở dạng tiêm. So với thuốc uống, thuốc tiêm phát huy tác dụng nhanh hơn do thành phần trong thuốc nhanh chóng tác động đến xương, máu… Thời gian tiêm giữa mỗi lần cũng kéo dài. Thậm chí, với trường hợp thuốc chứa Zoledronate chỉ được tiêm mỗi năm 1 lần.

5. Cách sử dụng thuốc Bisphosphonate

Thuốc Bisphosphonate sẽ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng cách. Cụ thể như sau:

+ Thuốc đường uống:

– Thuốc đường uống thường có hàm lượng 1 tuần uống 1 lần.

– Nên uống thuốc lúc đói cùng với nước lọc để đảm bảo thuốc được hấp thu hiệu quả.

– Cần đứng, đi lại hoặc ngồi thẳng trong vòng 1 giờ, tuyệt đối không được nằm ngay sau khi uống thuốc để tránh tình trạng thuốc chảy ngược lên miệng.

+ Thuốc đường tiêm:

Với thuốc đường tiêm, quá trình tiêm cần được thực hiện bởi những bác sĩ, điều dưỡng có chuyên môn giỏi chứ không thể tự tiêm tại nhà. Quá trình tiêm tĩnh mạch chỉ mất vài giây. Với tiêm truyền, thời gian sẽ lâu hơn, mất khoảng 20 – 60 phút. Khoảng cách giữa các lần tiêm sẽ có sự khác biệt giữa những loại thuốc:

– Thuốc Pamidronate, Ibandronate : tiêm lại sau 3 tháng.

– Thuốc Zoledronate: tiêm lại sau 1 năm.

6. Tác dụng phụ của thuốc Bisphosphonate

Thuốc Bisphosphonate có thể gây ra những tác dụng phụ như (3):

+ Tác dụng phụ thường gặp:

– Sốt, nhức đầu

– Ợ chua

– Phát ban, ngứa, khó chịu

– Đau nhức xương

– Đau nhức cơ

– Niêm mạc tiêu hóa bị kích ứng

– Tiêu chảy

+ Tác dụng phụ nghiêm trọng:

– Chức năng thận bị suy giảm

– Hoại tử xương hàm (dễ gặp với những người bị ung thư, đang hóa trị, điều trị nha khoa… và sử dụng thuốc đường tiêm do nồng độ thuốc cao hơn)

– Ung thư thực quản

– Gãy xương

Những tác dụng phụ trên thường xảy ra đối với những người sử dụng thuốc quá lâu hoặc dùng thuốc không đúng cách. Bạn cần theo dõi sức khỏe cẩn thận trong thời gian sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ nếu như thấy dấu hiệu bất thường để được xử lý kịp thời.

Bisphosphonate có thể gây sốt li bì

Bisphosphonate có thể gây sốt li bì

7. Cẩn trọng khi dùng thuốc Bisphosphonate

Trong quá trình sử dụng Bisphosphonate, bạn cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:

– Không nên dùng thuốc liều cao hoặc kéo dài vì có thể làm giảm sự canxi hóa trong xương, gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như gãy xương đùi, hoại tử xương hàm…

– Thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân và cả những loại thuốc đang sử dụng.

– Bisphosphonate có thể tương tác với các dạng của canxi, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh gentamicin.

– Không nên uống thuốc với những loại thức uống khác ngoài nước lọc.

– Nên bổ sung thêm canxi và vitamin D trong quá trình điều trị.

– Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc những đồ có chứa chất kích thích bởi sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

– Tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao mỗi ngày.

– Không nên dùng các loại thuốc khác cùng lúc với bisphosphonate mà cần đợi ít nhất 2 giờ.

– Tuyệt đối không được tự ý sử dụng hay thay đổi liều lượng của thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

8. Thuốc Bisphosphonate sử dụng trong nha khoa như thế nào

Trong nha khoa, thuốc Bisphosphonate được sử dụng nhằm hỗ trợ quá trình trồng răng Implant, đặc biệt là với trường hợp cần ghép xương răng. Vì điều kiện cần và đủ để thực hiện kỹ thuật trồng răng Implant là xương hàm phải chắc khỏe, đảm bảo về mật độ và chất lượng thì mới đem lại hiệu quả phục hình răng tốt nhất.

Bisphosphonate hỗ trợ rất tốt cho quá trình tái tạo xương nhanh, giúp trụ Implant nhanh chóng tích hợp xương, giảm tối đa sự đau đớn do trồng răng mang lại. Tuy nhiên, tuyệt đối bạn không nên lạm dụng thuốc, chỉ nên dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

Bisphosphonate dùng chủ yếu để hỗ trợ lành xương sau khi trồng implant

Bisphosphonate dùng chủ yếu để hỗ trợ trồng Implant

9. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Bisphosphonate

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số vấn đề mà nhiều người quan tâm liên quan đến Bisphosphonate.

9.1. Thuốc Bisphosphonate có tác dụng trong bao lâu

Bisphosphonate có thể có tác dụng tới 3 – 4 năm nếu như bạn sử dụng đúng cách và đúng liều lượng cho phép. Sau khi bạn ngưng dùng thuốc, các hoạt chất trong thuốc vẫn tiếp tục phát huy hiệu quả trong thời gian dài. Tuy nhiên, để đạt được điều đó, thuốc cần sử dụng liên tục trong ít nhất 3 năm và kéo dài tối đa 5 năm.

9.2. Thuốc Bisphosphonate có tác dụng phụ về dạ dày không

Thuốc Bisphosphonate có thể gây tác dụng phụ đối với dạ dày (4). Bởi các thành phần trong thuốc rất nhạy cảm đối với niêm mạc dạ dày. Nếu như bạn uống thuốc với quá ít nước hoặc uống khi đang nằm thì cặn thuốc rất dễ bị lắng đọng tại niêm mạc dạ dày. Chúng sẽ gây kích ứng, viêm dạ dày kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng, đau, khó chịu, đầy bụng…

Trên đây là những thông tin cần thiết mà bạn nên biết liên quan đến thuốc Bisphosphonate. Để sức khỏe của bạn được đảm bảo an toàn, hãy chắc chắn không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bisphosphonate
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map