19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bệnh thiểu sản men răng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn có nhiều tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tại bài viết sau đây để hiểu sâu hơn về bệnh lý này, cũng như các khắc phục triệt để nhé.
Thiểu sản men răng hiện tượng men răng hình thành không đều, ít hoặc thậm chí rất ít. Điều này sẽ khiến lớp men răng trở nên mỏng hơn, dễ gây sâu răng hoặc ê buốt răng.
Thiếu sản men răng thường xảy ra ở những răng đang trong quá trình phát triển (răng sữa trẻ em). Nếu không được điều trị kịp thời, răng vĩnh viễn sau khi mọc cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
Chứng thiểu sản men răng không quá khó để nhận biết, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau đây:
Ngoài ra, dựa vào từng biểu hiện, các nhà khoa học còn chia ra thành 4 dạng thiếu sản men răng sau:
Dạng Pit (Rỗ): Đây là dạng phổ biến và thường gặp nhất. Bề mặt răng sẽ có những vết lõm tròn với nhiều kích thước khác nhau. Các vết lõm có thể tạo thành hàng hoặc xuất hiện rải rác.
Dạng Plane: Là dạng men răng không phát triển hết. Phần men răng ở đỉnh răng thường sẽ bị khiếm khuyết. Do vậy nhìn tổng quan sẽ trông giống răng bị sứt, mẻ.
Dạng Line: Bề mặt răng có những vệt ngang màu nâu vàng với kích thước khác nhau.
Dạng Localised: Là dạng thiểu sản men răng cục bộ hiếm gặp. Biểu hiện là ở phần chân răng sát bở nướu kéo dài tới giữa thân răng sẽ bị khiếm khuyết men răng. Phần còn lại vẫn có men răng bình thường.
Chứng giảm sản men răng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định đúng căn nguyên sẽ giúp việc điều trị trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.
Có nhiều trường hợp, thiểu sản men răng ở trẻ em là do yếu tố di truyền. Cha mẹ hoặc người trong gia đình bị giảm sản men răng sẽ khiến đứa trẻ sinh ra có tỷ lệ cao gặp phải.
Cách sinh hoạt và chăm sóc răng miệng của người mẹ trước khi sinh cũng có thể gây giảm sản men răng cho bé.
Một số thói quen xấu như: người mẹ hút thuốc lá, dùng ma túy, thiếu vitamin D, không vệ sinh răng miệng,.. là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Hoặc ở các bà mẹ không may bị sinh non, bé sinh ra thiếu cân cũng rất dễ gặp tình trạng thiểu sản men răng.
Flour giúp bảo vệ răng khỏi sâu và vi khuẩn, tuy nhiên quá nhiều Flour sẽ lại không tốt cho răng. Khi lượng Flour dư thừa quá nhiều, răng sẽ xuất hiện các đốm trắng và lâu dần tạo ra hiện tượng giảm sản men răng.
Trẻ em hoặc người lớn sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường, tinh bột, axit,.. sẽ gây mòn men răng. Kết hợp với việc vệ sinh răng miệng kém, men răng ngày càng bị tổn thương và ảnh hưởng tới khả năng sản xuất men răng.
Một vài bệnh lý cơ thể như đái tháo đường, thiếu canxi, bệnh gan, bệnh celiac,.. cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị giảm sản men.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Theo các chuyên gia nha khoa, thiểu sản men răng nếu không được điều trị sớm sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn và có thể không khắc phục được bằng cách biện pháp nha khoa thông thường.
Đối với trẻ, nếu bị sản men răng nặng gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí dẫn đến mất răng sớm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.
Với người lớn, quá trình ăn uống sẽ bị ảnh hưởng nhất là khi ăn đồ nóng lạnh răng dễ bị kích thích. Ban đầu chỉ xảy ra những cơn ê buốt nhẹ, nhưng dần dần cơn ê buốt kéo dài dẫn đến đau nhức và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Không những vậy, thiếu sản men răng lâu ngày sẽ làm mòn sát chân răng, dẫn tới tụt nướu và sâu răng tấn công dễ dàng dàng hơn, ảnh hưởng đến tủy răng.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh lý tiến triển nặng có thể làm răng lung lay, mất răng vô cùng nguy hiểm.
Tùy thuộc vào mức độ thiểu sản men răng ở mỗi người, bác sĩ nha khoa sẽ có phương pháp khắc phục phù hợp. Với mục đích điều trị nhằm ngăn ngừa sâu răng, bảo tồn cấu trúc răng và tăng tính thẩm mỹ.
Nếu tình trạng thiếu sản men răng được phát hiện sớm, bệnh lý đang ở mức độ nhẹ thì cách khắc phục rất đơn giản. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn khắc phục bằng cách dùng thuốc và bổ sung flour vào cơ thể.
+ Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc flour bôi lên bề mặt răng kết hợp với chỉ dẫn bệnh nhân dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa flour tỉ lệ 0.05% để dùng hàng ngày.
+ Bổ sung Flour: Bệnh nhân nên sử dụng thêm muối ăn, nước máy và có thể uống thuốc dạng viên để bổ sung canxi và flour vào cơ thể dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Hàn trám răng sẽ phù hợp trong các trường hợp bị giảm sản men răng mực độ nhẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu như GIC, Composite để bịt kín những vùng men răng bị thiếu.
Trong trường hợp thiểu sản men răng nặng, còn quá ít men răng khỏe mạnh để thực hiện trám thì bắt buộc phải bọc răng sứ.
Mão răng giả được thiết kế phù hợp với hàm răng, sau đó chụp lên toàn bộ thân răng thật để bảo vệ men răng khỏi tác động môi trường.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Để hạn chế thiểu sản men răng, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản để giảm tối đa tỷ lệ gặp phải chứng bệnh này.
Bổ sung các chất dinh dưỡng để giữ cho răng xương luôn chắc khỏe. Cụ thể là vitamin A, C, D.
Tránh sử dụng những thực phẩm quá chua, quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh.
Thay bàn chải răng 3 tháng/lần. Nên lựa chọn bàn chải đánh răng mềm
Tìm hiểu phương pháp chăm sóc răng đúng cách. Nên đánh răng 2 lần/ngày, lưu ý tránh đánh răng quá mạnh.
Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ để bé sinh ra hạn chế được bệnh thiểu sản men răng.
Kiểm tra định kỳ răng ít nhất 6 tháng/lần. Từ đó có thể phòng tránh được bệnh thiểu sản men răng và những bệnh răng miệng khác.
Với những chia sẻ về chứng thiểu sản men răng, Nha Khoa Paris hi vọng bạn đã nắm được nguyên nhân cũng như cách điều trị tốt nhất. Bạn vui lòng gọi tới tổng đài 19006900 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×