08/08/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm lợi trùm răng khôn là bệnh lý phổ biến gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng lan rộng, hoại tử rất nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Paris sẽ nêu ra một số dấu hiệu đầu của mọc răng khôn bị viêm lợi trùm và cách xử lý hiệu quả nhất.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, viêm lợi trùm là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc lợi khi răng khôn bắt đầu mọc. Nếu răng khôn không có đủ không gian để phát triển đúng cách hoặc nếu răng mọc nghiêng hoặc nằm ngang, có thể tạo ra áp lực lên niêm mạc lợi, dẫn đến tình trạng viêm (1).
Tình trạng viêm lợi trùm thường gặp ở độ tuổi từ 17 đến 25, khi răng khôn đang trong giai đoạn phát triển.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi trùm là do răng khôn mọc nghiêng hoặc nằm ngang, tạo áp lực lên niêm mạc lợi, từ đó làm gia tăng sự phát triển của vi khuẩn và gây viêm nhiễm. Răng khôn phát triển có thể đè lên các răng xung quanh, dẫn đến tình trạng sưng, đau và khó chịu.
Ngoài ra, viêm lợi trùm cũng có thể xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng kém hoặc chấn thương tại vùng lợi. Nếu việc vệ sinh không được thực hiện đúng cách, vi khuẩn có thể phát triển và gây ra viêm nhiễm. Tương tự, chấn thương vùng lợi có thể làm tổn thương niêm mạc và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng viêm.
Khi bị viêm lợi trùm, vùng lợi xung quanh răng khôn sẽ sưng đỏ và gây đau đớn. Trong một số trường hợp, khi ấn vào vùng lợi, có thể thấy dịch mủ chảy ra. Tình trạng này làm cho việc ăn uống, giao tiếp và thậm chí là mở miệng trở nên đau đớn và khó khăn.
Hơn nữa, viêm lợi trùm có thể gây ra nhiều rắc rối trong sinh hoạt và công việc hàng ngày. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sốt, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và có thể nổi hạch ở cổ. Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng viêm có thể tái phát nhiều lần trong thời gian dài.
Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, viêm lợi trùm do răng khôn có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như (2):
– Nhiễm trùng lan rộng: viêm lợi trùm cấp tính có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm đang lan đến các khu vực khác như hộp sọ, xoang, tuyến nước bọt, hoặc thậm chí mắt
– Viêm lợi loét hoại tử: đây là tình trạng viêm cấp tính nghiêm trọng, làm hủy hoại mô nha chu do vi khuẩn hoặc các yếu tố như căng thẳng và hút thuốc. Biểu hiện của tình trạng này bao gồm vết loét màu nâu, có hình dạng giống miệng núi lửa, kèm theo hơi thở hôi, chảy máu và đau đớn
Dưới đây là một số cách chữa viêm lợi trùm do răng khôn tại nhà an toàn hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Tinh dầu đinh hương giúp giảm sưng và đau nhức và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.
Cách sử dụng rất đơn giản: chỉ cần thoa một ít tinh dầu đinh hương lên vùng nướu bị viêm và chảy máu. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy hơi nóng và cay nhẹ, nhưng sau đó cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm nhờ vào tác dụng gây tê tự nhiên của đinh hương.
Tỏi với các thành phần kháng sinh tự nhiên, không chỉ giúp giảm sưng viêm mà còn làm sạch khoang miệng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng tỏi để điều trị viêm lợi trùm răng khôn theo cách đơn giản sau:
– Lột vỏ tỏi, rửa sạch, rồi nghiền nát cùng một chút muối
– Thoa hỗn hợp này lên vùng nướu bị viêm trong khoảng 2 đến 5 phút
– Sau đó, súc miệng bằng nước sạch để làm sạch khoang miệng
Hãy thực hiện đều đặn mỗi khi cảm thấy đau, bạn sẽ thấy tình trạng viêm lợi trùm và cơn đau giảm dần theo thời gian.
Súc miệng bằng nước muối hàng ngày có tác dụng tích cực trong việc chữa lành tổn thương ở lợi và giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Thêm vào đó, muối biển còn cung cấp các khoáng chất cần thiết giúp thúc đẩy quá trình phục hồi các mô lợi bị tổn thương.
Cách thực hiện:
– Cho một thìa cà phê muối biển vào một ly nước ấm
– Khuấy đều đến khi muối hoàn toàn tan trong nước
– Ngậm một ngụm nước muối, súc miệng nhẹ trong vài giây rồi nhổ ra
– Ngậm thêm một ngụm nước muối nữa và giữ trong khoảng 1 – 2 phút trước khi nhổ ra
– Thực hiện lặp lại nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ, để giảm sưng viêm ở lợi trùm
Nhiều loại tinh dầu tự nhiên có khả năng kháng khuẩn hiệu quả và thường được dùng để điều trị viêm lợi trùm tại nhà. Vì chúng chiết xuất từ thiên nhiên, nên chúng tương đối an toàn và lành tính cho sức khỏe.
Dưới đây là một số loại tinh dầu mà bạn có thể sử dụng:
Dầu dừa:
Dầu dừa chứa axit lauric, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong miệng và làm giảm sưng lợi trùm. Nghiên cứu cho thấy sử dụng dầu dừa như nước súc miệng hàng ngày có thể ngăn ngừa mảng bám, làm trắng răng, giảm hôi miệng, và cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm lợi.
Cách sử dụng:
– Chấm 5 – 10 ml dầu dừa vào miệng
– Súc và ngậm dầu trong ít nhất 10 phút trước khi nhổ ra
– Sau đó, súc miệng lại bằng nước ấm và uống một ly nước đầy
– Chải răng lại để làm sạch khoang miệng
Tinh dầu sả:
Tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt mảng bám trên răng, hiệu quả khi điều trị viêm lợi tốt hơn nhiều so với các sản phẩm nước súc miệng chứa chlorhexidine.
Cách sử dụng:
– Pha 2 – 3 giọt tinh dầu sả cùng 225ml nước
– Súc miệng với dung dịch này trong 30 giây – 1 phút
– Lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày
Tinh dầu tràm trà:
Tinh dầu tràm trà có đặc tính sát khuẩn mạnh, hữu ích trong việc điều trị các vấn đề về da liễu và bệnh lý răng miệng, bao gồm viêm nướu và viêm lợi có mủ.
Cách sử dụng:
– Thêm 3 giọt tinh dầu tràm trà vào 1 ly nước ấm
– Khuấy đều và súc miệng trong 30 giây
– Nhổ ra và lặp lại 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Lá trầu không chứa khoảng 2,4% tinh dầu, gồm peta-phenol và chavicol, các chất này có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn trong miệng. Chính vì vậy, lá trầu không thường được dùng trong các phương pháp điều trị viêm lợi và các vấn đề về răng miệng khác.
Dưới đây là một số phương pháp dùng lá trầu không để điều trị viêm lợi:
Cách 1: Rửa sạch lá trầu không, vò nát và đun sôi với nước để chiết xuất tinh chất. Sau đó, bảo quản nước lá trầu trong tủ lạnh và dùng để súc miệng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút.
Cách 2: Rửa sạch lá trầu không, giã nát và đắp lên vùng lợi bị viêm. Nên tránh uống nước hoặc súc miệng trong khoảng 30 phút sau khi đắp để tinh chất từ lá trầu không có thời gian thẩm thấu và làm giảm sưng tấy, mang lại cảm giác dễ chịu.
Cách 3: Giã nát lá trầu không với muối và ngâm trong rượu trắng để tinh chất hòa tan hoàn toàn trong khoảng 15 phút. Sau đó, gạn lấy nước cốt và dùng để súc miệng như cách đầu tiên.
Nha đam chứa nhiều thành phần như chlorhexidine, axit salicylic và saponin, giúp sát trùng, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và giảm sưng đau ở lợi trùm. Thêm vào đó, nhờ các vitamin E và C, nha đam cung cấp khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ quá trình lành thương hiệu quả.
Cách thực hiện:
– Rửa sạch lá nha đam và gọt bỏ lớp vỏ ngoài
– Cắt phần ruột bên trong thành từng miếng nhỏ và xay nhuyễn để tạo thành gel
– Thoa gel nha đam lên vùng lợi bị tổn thương để giảm kích ứng và thúc đẩy quá trình chữa lành
– Thực hiện việc này 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Lá bàng chứa lượng tanin dồi dào, giúp sát khuẩn và giảm sưng viêm ở lợi, đồng thời hỗ trợ điều trị sâu răng nhẹ.
Cách thực hiện:
– Lấy một ít lá bàng non, rửa sạch và ngâm trong nước muối
– Sau khi lá ráo nước, thái nhỏ và cho vào máy xay cùng 1 thìa cà phê muối biển và 100ml nước
– Lọc hỗn hợp qua rây để lấy nước cốt
– Ngậm nước cốt trong miệng từ 5 – 7 phút
– Phần nước dư còn lại có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và dùng để súc miệng khoảng 3 lần mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm răng khôn gây đau nhức khó chịu, có thể điều trị bằng những loại thuốc sau:
Spiramycin thuộc nhóm kháng sinh macrolid, có tác dụng ức chế sự phân chia và tổng hợp protein của vi khuẩn. Hiệu quả của thuốc thường đạt được khi nồng độ thuốc đủ cao trong mô.
Để điều trị hiệu quả, Spiramycin nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ dựa trên tình trạng bệnh cụ thể. Để tối ưu hóa hiệu quả của thuốc, người bệnh nên uống Spiramycin trước bữa ăn 2 giờ hoặc sau khi ăn 3 giờ.
Metronidazol là loại kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole, có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Thuốc thường được dùng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, đặc biệt là trong các vấn đề về răng miệng.
Vì đây là thuốc kê đơn, nên bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo liều lượng và cách sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Metronidazol có thể được uống cùng với thức ăn hoặc một ly nước/ sữa để giảm nguy cơ gây khó chịu cho dạ dày.
Khi bị viêm lợi trùm răng khôn, việc sử dụng thuốc chống phù nề có thể rất hữu ích. Khi răng khôn mọc, vùng lợi thường bị sưng, phù nề và gây đau. Thuốc chống phù nề giúp giảm tình trạng này, mang lại sự thoải mái cho người bệnh (3).
Nếu sưng lợi chỉ ở mức nhẹ, thuốc kháng sinh Spiramycin có thể là lựa chọn phù hợp, với liều lượng 2 viên mỗi lần, uống 3 lần mỗi ngày.
Trong trường hợp sưng nề nghiêm trọng hơn, thuốc chống phù nề toàn thân như Alphachymotrypsin sẽ hiệu quả hơn. Loại men này giúp giảm viêm và phù nề, được các bác sĩ khuyên dùng. Liều khuyến cáo là 2 viên mỗi lần, 3 – 4 lần một ngày, hoặc có thể đặt dưới lưỡi với số lượng 4 – 6 viên hàng ngày.
Khi điều trị viêm lợi trùm răng khôn, bác sĩ thường khuyến cáo sử dụng các loại thuốc giảm đau như Paracetamol hoặc Aspirin để làm giảm đau và khó chịu. Những thuốc này có sẵn dưới nhiều dạng khác nhau, bao gồm gel, siro, tiêm và viên nén. Để đảm bảo hiệu quả và tránh tác dụng phụ, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
Ibuprofen là loại thuốc chống viêm không steroid có hiệu quả trong việc giảm đau liên quan đến răng khôn. Thuốc giúp làm giảm tình trạng viêm và đau nhức thường gặp ở các vấn đề về răng miệng. Thuốc có nhiều dạng bào chế, bao gồm viên nén, hỗn dịch uống và viên nang gel lỏng.
Cách dùng: uống 1 viên khi bị đau, với khoảng cách giữa các lần uống ít nhất là 6 giờ.
Alaxan có hiệu quả giảm đau tốt nhờ sự kết hợp của Paracetamol và Ibuprofen, giúp giảm đau do mọc răng khôn và những cơn đau lan ra vùng đầu và thái dương
Cách dùng: uống 1 viên mỗi lần đau, có thể dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày tùy theo mức độ đau. Để đảm bảo liều lượng chính xác và an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Dorogyne có tác dụng điều trị các tình trạng nhiễm trùng răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi và giảm đau khi mọc răng khôn.
Có thể uống từ 1 đến 2 viên mỗi lần đau răng, với tổng liều lượng từ 2 đến 6 viên mỗi ngày. Để liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn, nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, thường được dùng để làm giảm đau răng, đặc biệt cho những người không thể sử dụng ibuprofen. Thuốc có sẵn dưới dạng viên nén, viên nang gel lỏng hoặc hỗn dịch uống. Mặc dù hiệu quả trong việc giảm đau, acetaminophen không có tác dụng chống viêm.
Tuỳ vào tình trạng viêm lợi răng khôn hiện tại, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp bao gồm cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn.
Khi viêm lợi trùm do răng khôn, bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ phần lợi trùm. Phương pháp này giúp tạo không gian cho răng khôn tiếp tục phát triển. Sau phẫu thuật, có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu hoặc cảm giác đau, vì vậy cần theo dõi chặt chẽ và thông báo cho nha sĩ về tình trạng. Phần lợi sẽ hồi phục trong 1 đến 2 tuần (4).
Nhổ răng khôn được chỉ định trong trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, răng khôn không đủ không gian mọc, răng dị dạng, răng nhiều chân. Đây là phương pháp điều trị viêm lợi trùm hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng và biến chứng tối đa.
Nắm được cách phòng ngừa viêm lợi trùm do răng khôn sẽ giúp bạn tránh được những cơn đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. Đồng thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm đi kèm.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng ít nhất 2 lần/ngày theo chiều xoay tròn để tránh tổn thương nướu và men răng
– Sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride hoặc chlorhexidine gluconate và chỉ nha khoa sau khi chải răng để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý 1 lần/ngày trước khi đi ngủ để loại bỏ vi khuẩn
– Đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Đặc biệt là răng khôn mọc ngầm, mọc lệch và có biện pháp điều trị kịp thời
– Hạn chế thức ăn cứng, dai, thức ăn cay nóng, đồ uống có chứa chất kích thích để tránh gây tổn thương nướu
Liên quan đến vấn đề viêm lợi trùm từ răng khôn, Nha Khoa Paris sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc trong phần dưới đây:
Sở dĩ răng khôn làm tăng nguy cơ gây viêm lợi hơn những răng khác là bởi vị trí mọc trong cung hàm hẹp, khó vệ sinh, tạo điều kiện vi khuẩn sinh sôi. Ngoài ra, việc thiếu không gian mọc khiến răng mọc ngang, mọc ngầm, mọc lệch tạo áp lực lên nướu gây viêm nhiễm.
Viêm lợi trùm từ răng khôn nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều nguy hiểm tới sức khoẻ như nhiễm trùng diện rộng, tiêu xương răng, hoại tử, nhiễm trùng huyết, tê liệt mặt.
Khi bị viêm lợi trùm, ngoài việc tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp như sau:
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau, củ, quả, trái cây tươi để làm sạch mảng bám và kích thích tiết nước bọt
– Uống trà hàng ngày để giảm đau và chống viêm nhờ khả năng kháng khuẩn của trà
– Tránh ăn thực phẩm như xôi, thịt gà vì chúng có thể làm lợi sưng tấy hơn
– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột như kẹo, bánh ngọt
– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
Viêm lợi trùm khi mọc răng khôn có thể tự hết trong trường hợp viêm lợi rất nhẹ. Thông thường, lợi bị viêm khi răng vẫn còn nằm dưới nướu. Khi răng đã mọc hoàn toàn và nhô lên khỏi nướu, tình trạng viêm và sưng đau sẽ chấm dứt, lợi sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, viêm lợi trùm răng khôn hiếm khi tự khỏi hoàn toàn mà không cần can thiệp điều trị. Nếu không được điều trị triệt để, viêm lợi kéo dài có thể trở thành bệnh mãn tính.
Không phải ai mọc răng khôn cũng sẽ bị viêm lợi trùm. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng này, tốt nhất nên cắt lợi trùm hoặc nhổ răng khôn để điều trị dứt điểm, tránh gây biến chứng thành các bệnh lý răng miệng khác ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Viêm lợi trùm do răng khôn thường sưng viêm tại vị trí nướu bao phủ răng khôn. Còn viêm lợi thường sưng ở bất kỳ vị trí nào. Viêm lợi trùm do răng khôn mọc tạo áp lực lên lợi gây viêm. Còn viêm lợi thường nguyên nhân chính là vệ sinh kém, không đúng cách.
Trên đây là những dấu hiệu mọc răng khôn bị viêm lợi trùm và một số biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Người bệnh cần chú ý theo dõi tiến triển của bệnh để thăm khám kịp thời. Mời bạn đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×