Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

20 Tuổi niềng răng bao lâu mới xong? Bác sĩ nha khoa tư vấn

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

20 tuổi niềng răng bao lâu là vấn đề được không ít bạn quan tâm đến. Bởi niềng răng là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, mất nhiều thời gian thực hiện. Thế nhưng “Dục tốc bất đạt”, muốn sở hữu hàm răng đều đẹp vĩnh viễn thì cần phải kiên trì.

1. 20 tuổi niềng răng bao lâu

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, 20 tuổi niềng răng sẽ mất khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng, còn đối với các trường hợp phức tạp hơn thì cần tới hơn 36 tháng, thời gian chỉnh nha niềng răng có thể thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.

Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải đến nha sĩ thường xuyên để kiểm tra và tiến hành điều chỉnh khí cụ nếu cần thiết. Nha sĩ sẽ chỉnh các dây cung, thun liên hàm và các khí cụ khác để tạo ra áp lực nhằm di chuyển răng của bạn vào đúng vị trí.

20 tuổi niềng răng bao lâu

20 tuổi niềng răng sẽ mất khoảng thời gian 18 – 24 tháng

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng lúc 20 tuổi

2.1. Phương pháp thực hiện

Hiện tại đang có rất nhiều phương pháp chỉnh nha khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, sứ, pha lê hoặc là khay trong suốt.

Theo bác sĩ Ngô Quý Vinh, mỗi một phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau và quan trọng là có sự chênh lệch nhất định về thời gian chỉnh nha, đặc biệt là ở các ca phức tạp.

Đối với những ca chỉnh nha phức tạp, răng sai lệch nhiều, niềng răng bằng mắc cài kim loại tự buộc sẽ giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha từ 6 – 8 tháng nhờ lực kéo mạnh, đồng đều.

2.2. Tình trạng răng

Tình trạng răng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc 20 tuổi niềng răng bao lâu mới xong. Răng sai lệch nhiều, khấp khểnh, cần nhổ răng tạo khoảng trống thì sẽ mất nhiều thời gian để nắn chỉnh hơn.

Ngược lại, nếu răng chỉ bị sai lệch nhẹ thì bạn chỉ cần đeo niềng khoảng 12 tháng và đeo khay duy trì thêm 6 tháng là đã đạt được kết quả như mong muốn.

2.3. Tay nghề bác sĩ

Chuyên môn, kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian niềng răng của bạn.

Một bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn và chuyên môn cao, bao giờ cũng thực hiện quy trình niềng răng một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.

2.4. Mức độ tuân thủ quy trình niềng

Sự tuân thủ và thực hiện đúng quy trình chỉnh nha từ phía người niềng cũng rất quan trọng để đạt được kết quả tốt và nhanh chóng.

Trong suốt quá trình chỉnh nha, bạn cần tuân thủ một số điều như:

– Tuân thủ lịch hẹn kiểm tra, thăm khám định kỳ.

– Vệ sinh răng nướu hàng ngày đúng cách.

– Đeo khay chỉnh nha đúng hướng dẫn.

– Chế độ ăn uống phù hợp.

Nếu bạn không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chỉnh nha, không chỉ thời gian thực hiện kéo dài mà kết quả còn không đạt được như mong muốn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng lúc 20 tuổi

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian niềng răng lúc 20 tuổi

3. Các phương pháp niềng răng phổ biến cho người 20 tuổi

3.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp đã có từ rất lâu, nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn rất được ưa chuộng. Bên cạnh phương pháp mắc cài kim loại truyền thống, bạn còn có thêm một sự lựa chọn khác là mắc cài kim loại tự buộc.

+ Ưu điểm:

– Chi phí thấp.

– Thời gian niềng nhanh chóng.

– Lực nắn chỉnh răng mạnh.

– Phù hợp với mọi tình trạng răng sai lệch.

+ Nhược điểm:

– Tính thẩm mỹ kém.

– Khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng, ăn uống.

– Dễ bị trầy xước các mô mềm bên trong khoang miệng.

– Mắc cài kim loại có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại

3.2. Niềng răng mắc cài pha lê

Đây là một phương pháp niềng răng được đánh giá cao về tính thẩm mỹ hơn so với mắc cài bằng kim loại. Theo đó, với mắc cài được làm từ vật liệu pha lê trong suốt nên sẽ ít bị lộ hơn.

Trên thực tế, phương pháp niềng răng mắc cài pha lê được phát triển từ chính mắc cài kim loại. Nên về nguyên lý chỉnh nha sẽ không có sự khác biệt.

+ Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ cao.

– Lực nắn chỉnh răng mạnh.

– Chất liệu mắc cài pha lê an toàn, không gây kích ứng.

– Phù hợp với cả tình trạng răng sai lệch nhiều.

+ Nhược điểm:

– Mắc cài pha lê có thể bị vỡ.

– Dễ bị nhiễm màu thực phẩm nếu vệ sinh răng miệng không tốt.

– Khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng, ăn uống hàng ngày.

– Chi phí chỉnh nha đắt hơn mắc cài kim loại.

Niềng răng mắc cài pha lê

Niềng răng mắc cài pha lê

3.3. Niềng răng mắc cài sứ

Tương tự như trên, đây là phương pháp niềng răng bằng mắc cài với hệ thống mắc cài được làm từ sứ. Bạn cũng có thể lựa chọn niềng răng mắc cài sứ thường hoặc tự buộc.

Niềng răng sứ có tính thẩm mỹ cao hơn so với niềng răng mắc cài kim loại, vì  mắc cài sứ được chế tác với màu sắc tư tượng răng thật.

+ Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ cao.

– Mắc cài sứ lành tính, không gây kích ứng.

– Lực nắn chỉnh răng mạnh.

– Phù hợp với cả những ca răng sai lệch nhiều.

+ Nhược điểm:

– Mắc cài sứ có thể bị ố vàng nếu vệ sinh không tốt.

– Gặp tác động mạnh, mắc cài sứ có thể bị vỡ.

– Khó khăn khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày.

– Chi phí đắt đỏ hơn phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ

3.4. Niềng răng khay trong

Theo bác sĩ Vinh, niềng răng khay trong là phương pháp chỉnh nha hiện đại bậc nhất hiện nay. Thay vì hệ thống các khí cụ “cồng kềnh”, quá trình chỉnh nha sẽ sử dụng đến các khay niềng bằng nhựa trong suốt.

Bạn sẽ cần sử dụng từ 20 – 40 khay niềng, mỗi khay dùng khoảng 2 tuần. Khay niềng sẽ được chế tác theo cung hàm, phù hợp với từng giai đoạn nắn chỉnh răng theo đúng phác đồ điều trị.

+ Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ hàng đầu.

– Hạn chế đau nhức, khó chịu.

– Không gây kích ứng, tổn thương niêm mạc miệng.

– Vệ sinh răng miệng, ăn uống không gặp khó khăn.

– Biết trước kết quả cũng như thời gian niềng răng.

– Không phải đến nha sĩ thăm khám nhiều lần.

+ Nhược điểm:

– Chi phí đắt đỏ.

– Không mang đến hiệu quả cao đối với trường hợp răng sai lệch quá nhiều.

– Đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt thời gian đeo khay, thay khay niềng.

Niềng răng khay trong

Niềng răng khay trong

4. Câu hỏi

4.1. 20 tuổi tiến hành niềng răng có hiệu quả không

Theo bác sĩ nha khoa Ngô Quý Vinh, 20 tuổi vẫn là độ tuổi niềng răng hiệu quả, đạt tỷ lệ thành công cao.

Vì lúc 20 tuổi xương hàm vẫn chưa quá cứng, nên việc di chuyển các răng về đúng vị trí vẫn chưa gặp nhiều khó khăn.

Việc niềng răng ở độ tuổi 20 có hiệu quả không hay có thành công không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm.

– Tay nghề bác sĩ chỉnh nha.

– Mức độ sai lệch của răng.

– Tình trạng sức khỏe răng.

– Khí cụ, công nghệ chỉnh nha.

– Mức độ tuân thủ quy trình niềng.

4.2. 20 tuổi niềng răng có đau không

Dù là 20 tuổi hay ít tuổi hơn niềng răng thì vẫn sẽ bị đau, đặc biệt là trong khoảng thời gian đầu hoặc mỗi lần tăng lực siết.

Lý do là vì ban đầu bạn chưa thể quen và thích ứng ngay được với các khí cụ chỉnh nha nên khó tránh khỏi cảm giác đau nhức, khó chịu. Còn mỗi lần tăng lực siết, do có sự thay đổi về lực tác động nên cũng không tránh khỏi được tình trạng trên.

Nhìn chung mức độ đau không quá nghiêm trọng và cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Khi bạn đã bắt đầu quen với sự xuất hiện của “người bạn mới” trong miệng, cảm giác khó chịu cũng sẽ giảm đi.

4.3. 20 tuổi niềng răng có phải nhổ răng không

Theo bác sĩ Vinh, đối với những bạn 20 tuổi khi niềng răng vẫn sẽ phải nhổ răng nếu như cung hàm quá nhỏ, răng số 8 mọc lệch, răng thừa, răng hô/móm.

Chỉ định nhổ răng là nhằm mục đích tạo khoảng trống cho các răng di chuyển về đúng vị trí và bảo vệ kết quả chỉnh nha lâu dài.

Quá trình nhổ răng sẽ được thực hiện sau khi gây tê cùng với sự hỗ trợ của máy móc, công nghệ hiện đại nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Hy vọng rằng bạn đã tìm kiếm được đáp án chính xác cho câu hỏi “20 tuổi niềng răng bao lâu?” mà mình đang quan tâm. Thời gian chỉnh nha sẽ có sự khác biệt nhất định ở mỗi người. Vậy nên, để biết chính xác, đối với trường hợp của mình khi niềng sẽ mất bao lâu bạn nên đến trực tiếp Nha Khoa Paris để được thăm khám và tư vấn.

Hiển thị nguồn

ACC GROUP: “20 tuổi niềng răng được không?”
Healthline: “How Long Do Braces Take? Duration, Tips & More”
Braces Know How: “Is 20 Too Old for Braces? Advantages of Starting Late”
WebMD: “Is It Too Late to Straighten Your Teeth as an Older Adult?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề 20 tuổi niềng răng bao lâu
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng được sử dụng để tạo lực kéo cần thiết để di chuyển răng và đạt được kết quả niềng răng mong muốn. Vậy dây thun

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Đối với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần tập trung vào vệ sinh răng miệng, hạn chế thói quen xấu, đeo hàm duy trì, ăn uống đầy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam