Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Người 40 tuổi có niềng răng được không

Niềng răng là một phương pháp trong lĩnh vực nha khoa sử dụng những khí cụ cần thiết như mắc cài, khay trong, dây cung… để kéo các răng mọc sai lệch tới đúng vị trí trên cung hàm. Trên thực tế, độ tuổi vàng để niềng răng là từ 12 – 18 tuổi. Tuy nhiên, người 40 tuổi có niềng răng được không? Nếu có thì niềng mất bao nhiêu thời gian? Bài viết ở dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc trên.

1. 40 tuổi có niềng răng được không

Người 40 tuổi hoàn toàn có thể để cải thiện tình trạng răng khấp khểnh, thưa, hô, móm… và đem lại tính thẩm mỹ cao hơn cho hàm răng. Bởi trên thực tế, phương pháp niềng răng không hề giới hạn độ tuổi mà chủ yếu căn cứ vào tình trạng răng miệng. Nếu như sức khỏe răng miệng tốt, xương hàm, chân răng và nướu vẫn chắc khỏe thì dù 40 hay 50 tuổi vẫn có thể chỉnh nha bình thường.

Tất nhiên, quá trình niềng răng cho người 40 tuổi sẽ phức tạp hơn so với trường hợp niềng răng ở độ tuổi vàng từ 12 – 18 tuổi. Nguyên nhân là do xương hàm đã phát triển hoàn thiện, răng cũng cứng chắc và ổn định vị trí.

Tuy nhiên, điều đó chỉ khiến cho quá trình niềng kéo dài hơn chứ không hề làm ảnh hưởng đến kết quả. Sau khi tháo niềng, các răng mọc sai lệch trên cung hàm đã trở về đúng vị trí chuẩn, giúp cải thiện khớp cắn, ăn nhai thoải mái và nâng cao tính thẩm mỹ cho hàm răng.

Người 40 tuổi có niềng răng được không

Người 40 tuổi vẫn niềng răng được bình thường

2. Các phương pháp niềng răng dành cho người 40 tuổi

Người 40 tuổi có thể áp dụng các phương pháp niềng răng sau: niềng bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ và khay trong suốt. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mỗi người.

2.1. Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là một phương pháp chỉnh nha truyền thống với mắc cài, dây cung, thun buộc… được gắn cố định lên hàm răng. Hệ thống các khí cụ chỉnh nha sẽ phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng để tác động lực nhằm kéo những răng mọc lệch tới đúng vị trí chuẩn.

Hiện niềng răng mắc cài kim loại được chia ra thành hai loại chính là mắc cài thường và tự buộc. Trong đó, mắc cài thường cần sử dụng thêm thun buộc để giữ dây cung ổn định, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục.

Mắc cài tự buộc được cải tiến từ mắc cài thường với các chốt có thể đóng mở tự động. Do đó, các bác sĩ nha khoa không cần sử dụng thêm thun buộc mà vẫn đảm bảo được hiệu quả niềng răng.

Ưu điểm:

– Chi phí rẻ.

– Hiệu quả chỉnh nha cao, phù hợp cả với trường hợp phức tạp.

– Lực kéo duy trì ổn định.

Nhược điểm:

– Gây cộm cấn và dễ làm tổn thương má trong, lưỡi, niêm mạc miệng…

– Mắc cài lộ rõ trên hàm răng, gây mất thẩm mỹ.

– Gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng và ăn uống hàng ngày.

– Thức ăn dễ dính vào mắc cài.

2.2. Niềng răng mắc cài sứ

Xét về cơ chế hoạt động thì mắc cài sứ cũng tương tự như mắc cài kim loại. Bên cạnh đó, mắc cài sứ cũng có 2 loại chính là mắc cài sứ thường và tự buộc.

Điểm khác biệt lớn nhất mắc cài kim loại và sứ là chất liệu làm mắc cài. Nếu mắc cài kim loại làm từ hợp kim thì mắc cài sứ được làm từ sứ cao cấp. Nhờ vậy, mắc cài sứ có màu sắc tương đồng với răng thật và ít bị lộ khi nói chuyện hoặc cười đùa.

Ưu điểm:

– Chi phí phải chăng.

– Đảm bảo tính thẩm mỹ.

– Mắc cài trơn, được thiết kế bo tròn, giúp tránh tình trạng làm tổn thương niêm mạc miệng.

– Độ tương thích với răng, nướu cao hơn kim loại.

Nhược điểm:

– Dễ bị mẻ khi va chạm mạnh.

– Khó khăn khi chải răng và ăn nhai.

– Gây cộm cấn khi đeo niềng

Niềng răng móm bằng mắc cài sứ

Niềng răng móm bằng mắc cài sứ đảm bảo về tính thẩm mỹ

2.3. Niềng răng trong suốt

Hiện niềng răng trong suốt được xem là phương pháp nắn chỉnh răng tiên tiến nhất, khắc phục được nhiều khuyết điểm của mắc cài. Thay vì gắn khí cụ cố định lên hàm răng, các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng một bộ khay niềng để khắc phục tình trạng răng mọc sai lệch.

Tùy vào mức độ sai lệch của răng, số lượng khay niềng cần sử dụng sẽ khác nhau nhưng thường dao động trong khoảng 20 – 55 khay. Mỗi khay sẽ được sử dụng trong vòng 2 tuần với khoảng cách di chuyển răng là 0,25mm.

Ưu điểm:

– Tính thẩm mỹ cao, phù hợp với người phải giao tiếp nhiều.

– Khay trong ôm khít vào hàm và có bề mặt trơn láng nên không làm tổn thương tới niêm mạc miệng.

– Không gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.

– Hiệu quả chỉnh nha tốt.

– Khay niềng làm từ chất liệu cao cấp, an toàn với răng miệng.

Nhược điểm:

– Chi phí cao.

– Mặc dù khay trong có thể dễ dàng tháo ra lắp vào nhưng cần được đeo đủ 22 giờ mỗi ngày để đảm bảo tiến độ dịch chuyển của răng.

Niềng răng với khay trong suốt

Niềng răng với khay trong suốt có thể dễ dàng tháo lắp tại nhà

3. 40 tuổi niềng răng mất bao lâu

Người 40 tuổi cần niềng răng trong khoảng 2,5 – 3 năm mới có thể sở hữu một hàm răng đẹp. Sau khoảng thời gian trên, các răng mọc sai lệch trên cung hàm đã dịch chuyển trở về đúng vị trí, giúp hàm răng trở nên cân đối và nâng cao tính thẩm mỹ của nụ cười.

So với độ tuổi nhỏ hơn, người 40 tuổi cần mất nhiều thời gian đeo niềng mới đạt được kết quả như mong muốn. Điều đó là bởi vì xương hàm đã cứng, không phát triển thêm về kích thước. Các răng vĩnh viễn cũng đã ổn định vị trí trên cung hàm nên khó dịch chuyển hơn.

Bên cạnh đó, thời gian đeo niềng ở người 40 tuổi còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sai lệch của răng. Nếu như các răng trên cung hàm mọc chen chúc nhau, sai lệch nặng thì quá trình niềng răng chắc chắn sẽ kéo dài. Thậm chí, có người phải đeo niềng tới hơn 3 năm mới đạt được kết quả như ý.

4. Những lưu ý khi niềng răng dành cho người 40 tuổi

Người 40 tuổi khi niềng răng cần phải lưu ý những vấn đề dưới đây:

– Chải răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.

– Sử dụng thêm bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch toàn bộ những cặn thức ăn còn bám lại ở kẽ răng và khí cụ chỉnh nha.

– Dùng nước súc miệng chuyên dụng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần súc trong khoảng 30 – 60 giây để tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, canxi, vitamin… để răng, nướu thêm chắc khỏe.

– Tránh ăn những loại thực phẩm quá cứng, dai như gân bò, mía, ổi, hạt cứng… vì sẽ gây đau nhức răng dai dẳng, đặc biệt là ở thời điểm mới đeo niềng.

– Hạn chế sử dụng đồ có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, bắp rang bơ… bởi đường sẽ làm mảng bám hình thành nhanh chóng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

– Kiêng những loại thực phẩm có độ bám dính cao như bánh dẻo, bánh nếp… Chúng sẽ dễ dàng bám dính vào mắc cài và khó có thể làm sạch hoàn toàn.

– Tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch để bác sĩ làm sạch răng miệng tổng quát, kiểm tra tiến độ dịch chuyển và điều chỉnh lực siết của khí cụ (nếu như cần thiết).

Người niềng răng mắc cài nên sử dụng bàn chải kẽ để vệ sinh răng miệng

Người niềng răng mắc cài nên sử dụng bàn chải kẽ để vệ sinh răng miệng

Như vậy, với câu hỏi “40 tuổi có niềng răng được không” thì câu trả lời chính xác là có. Chỉ cần quá trình niềng được thực hiện tại địa chỉ uy tín với bác sĩ giỏi và công nghệ hiện đại thì những răng mọc sai lệch hoàn toàn có thể dịch chuyển tới đúng vị trí trên cung hàm. Điều quan trọng là răng miệng cần được chăm sóc cẩn thận theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để ngăn chặn bệnh lý răng miệng, tránh làm gián đoạn quá trình niềng.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Người lớn tuổi niềng răng được không?”
WebMD: “Is It Too Late to Straighten Your Teeth as an Older Adult?”
Shirck Orthodontics: “Can You Get Braces if You’re Over 40?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề câu hỏi niềng răng
Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Sụt cân sau khi niềng răng có sao không, cách khắc phục

Niềng răng là một kỹ thuật trong nha khoa nhằm nắn chỉnh các răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí. Tuy nhiên, rất nhiều người còn lo

Ngày 04/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng có tác dụng gì? Các loại dây thun hiện nay

Dây thun niềng răng được sử dụng để tạo lực kéo cần thiết để di chuyển răng và đạt được kết quả niềng răng mong muốn. Vậy dây thun

Ngày 19/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Răng như thế nào thì nên niềng, 7 trường hợp phổ biến

Niềng răng là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ, giúp cải thiện khớp cắn của hàm răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai, phát âm… cũng trở nên

Ngày 16/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Tổng hợp những tác hại của niềng răng mà bạn nên biết

Niềng răng được xem là một giải pháp nha khoa hoàn hảo để khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay có thể bạn chưa biết

Niềng răng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng thưa, mọc chen chúc, hô, móm… Ở bài viết sau, chúng

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng – 5 điều cần chú ý

Đối với cách chăm sóc răng sau khi tháo niềng cần tập trung vào vệ sinh răng miệng, hạn chế thói quen xấu, đeo hàm duy trì, ăn uống đầy

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam