Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bọc răng sứ bị ê buốt: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Bọc sứ là phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn để khắc phục những khiếm khuyết của răng. Tuy nhiên, quá trình mài trụ khi phục hình sẽ gây tình trạng ê buốt trong vài ngày. Bọc răng sứ bị ê buốt là điều bình thường và bạn có thể điều trị ngay tại nhà. Riêng với trường hợp ê nhức dai dẳng, bạn cần tới gặp nha sĩ để được xử lý.

1. Bọc sứ có bị ê buốt răng không?

Bọc răng sứ có gây ê buốt răng (1). Nguyên nhân là do quá trình mài cùi răng để tạo sự kết nối giữa mão sứ và cùi thật. Mặc dù bác sĩ đã tính toán tỷ lệ mài kỹ lưỡng, việc mất đi một phần men răng vẫn làm răng nhạy cảm trong vài ngày. Khi răng và nướu ổn định, tình trạng ê buốt sẽ biến mất và bạn có thể sinh hoạt lại bình thường.

Đây là tình trạng phổ biến và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá đau nhức, nhạy cảm kéo dài thì nên liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám.

Lưu ý rằng những người có răng nhạy cảm nên cân nhắc trước khi bọc răng sứ. Bởi trong quá trình bọc răng sứ, mài mòn men răng có thể tăng sự nhạy cảm của răng.

Bọc răng sứ bị ê buốt

Bọc răng sứ bị ê buốt

2. Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt?

Tình trạng ê buốt sẽ kết thúc sau 2 – 3 ngày bọc sứ. Đây là thời gian đủ để nướu, răng và các bộ phận khác trong khoang miệng làm quen với sự hiện diện của mão sứ. Nếu như bạn ăn uống không đúng cách ngay sau khi làm răng thì tình trạng trên cũng là điều rất khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, bọc răng sứ bao lâu hết nhạy cảm còn phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, trình độ bác sĩ và cách chăm sóc răng miệng. Cụ thể:

– Cơ địa: những người có cơ địa tốt thường chỉ ê buốt răng sau khoảng vài giờ sau khi bọc sứ. Trong khi đó, hiện tượng trên cũng có thể kéo dài 4 – 5 ngày với người có cơ địa không tốt và răng nhạy cảm

– Trình độ bác sĩ: bác sĩ nha khoa giỏi sẽ thực hiện chuẩn xác các thao tác trong quá trình mài răng, hạn chế tối đa xâm lấn và cảm giác khó chịu sau khi bọc răng. Ngược lại, những bác sĩ non tay dễ tính toán sai tỷ lệ mài răng, khiến răng dễ gặp phải các cảm giác khó chịu kéo dài

– Chăm sóc răng tại nhà: nếu bạn vệ sinh răng miệng kỹ càng và ăn uống khoa học, tình trạng ê răng sau khi bọc nhanh chóng thuyên giảm. Ngược lại, khi bạn chải răng mạnh hoặc ăn đồ quá lạnh thì răng sẽ nhạy cảm quá mức

3. Nguyên nhân gây ra ê buốt răng sứ

Răng sứ thường bị ê buốt xảy ra do: răng nhạy cảm, vi khuẩn và nhiễm trùng, lỗi kỹ thuật trong quá trình bọc răng sứ.

3.1. Răng nhạy cảm

Răng sứ bị ê buốt có thể là do răng quá nhạy cảm. Khi có cơ địa nhạy cảm, các thủ thuật như mài răng hoặc bọc sứ dễ gây ra đau nhức. Cảm giác ê buốt càng tăng lên khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh như kem lạnh, nước đá, hoặc các loại thực phẩm chua, cay.

Nguyên nhân chính làm răng nhạy cảm thường do ngà răng bị lộ ra. Ngà răng là phần bên trong của răng, được men răng bảo vệ. Khi men răng bị mòn hoặc mất đi, ngà răng sẽ lộ ra ngoài và kích thích dây thần kinh, gây ra cảm giác ê buốt và đau nhức.

Ngà răng bị lộ ra ngoài gây nên tình trạng ê buốt

Ngà răng lộ ra ngoài làm răng sứ nhạy cảm quá mức

3.2. Vi khuẩn và nhiễm trùng

Vi khuẩn gây nhiễm trùng sau khi bọc răng sứ thường do vệ sinh răng miệng sai cách. Răng miệng không được làm sạch hết mảng bám sau khi ăn, vi khuẩn sẽ sản sinh và xâm nhập sâu vào trong răng sứ, gây nhiễm trùng.

Một số trường hợp có cơ địa dị ứng với thành phần của răng sứ có thể dẫn đến viêm nhiễm.

3.3. Lỗi kỹ thuật trong quá trình bọc răng sứ

Bọc răng sứ được thực hiện bởi bác sĩ không có chuyên môn giỏi và tay nghề kém dễ xảy ra nhiều lỗi kỹ thuật như (2):

– Răng miệng không sát khuẩn sạch trước khi bọc sứ, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ê buốt răng

– Mài răng sai tỷ lệ làm tổn thương ngà răng, nướu và ống tủy. Qua đó làm tăng nguy cơ ê buốt răng sau khi bọc sứ

– Tác động mạnh tới nướu, làm nướu bị kích ứng

– Lắp răng sứ vào cùi răng thật không sát khít, tạo kẽ hở là môi trường thuận lợi cho thức ăn mắc vào gây sâu răng, viêm nướu, viêm tủy,… làm răng nhạy cảm

– Dùng mão sứ có kích thước không phù hợp với cùi răng thật, trong quá trình ăn uống sẽ làm tăng áp lực lên chân răng và dây thần kinh

– Bác sĩ chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ nên lúc chụp mão sứ lên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ê buốt dai dẳng

4. Triệu chứng và tác động của ê buốt răng sứ

Răng sứ bị ê buốt thường có những triệu chứng như: đau nhức khi ăn nóng, lạnh hoặc ngọt; kích ứng và viêm nhiễm; mất cảm giác khi ăn uống.

4.1. Đau nhức khi ăn nóng, lạnh hoặc ngọt

Răng sứ đau nhức thường xuất hiện khi tiếp xúc với thực phẩm nóng như súp nóng, nước lẩu hoặc kem lạnh, uống nước đá,… Thậm chí, các loại thực phẩm chứa đường như kẹo, bánh, nước ngọt cũng làm kích thích tới răng.

4.2. Kích ứng nướu và viêm nhiễm

Răng sứ ê buốt sẽ làm kích ứng và viêm nhiễm vùng nướu xung quanh. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào vùng răng sứ và gây ra viêm, làm sưng, đau và viêm nướu, có thể chảy máu khi đánh răng hoặc ăn nhai.

Bọc răng sứ bị ê buốt

Nướu chưa kịp thích nghi khiến răng nhạy cảm quá mức

4.3. Mất cảm giác khi ăn uống

Trong trường hợp nghiêm trọng, răng sứ ê buốt quá mức có thể làm mất cảm giác khi ăn uống. Người bệnh ăn uống không ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe suy giảm.

5. Phương pháp chữa trị ê buốt răng sứ

Nếu gặp tình trạng làm răng sứ bị ê buốt, bạn có thể điều trị theo những cách sau, tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

5.1. Sử dụng kem chống ê buốt

Các loại kem chống ê buốt an toàn, được sử dụng phổ biến hiện nay là:

5.1.1. Gel chống ê buốt răng Sensikin

Gel chống ê buốt răng Sensikin được sản xuất bởi thương hiệu Laboratorios Kin S.A từ Tây Ban Nha (3). Sensikin Gel hỗ trợ điều trị ê buốt răng, giảm các cơn đau cấp tính ở răng miệng, nướu lợi do tác động từ bên ngoài.

Sản phẩm dùng cho các trường hợp như: cạo vôi răng, tẩy trắng răng, răng nhạy cảm nặng, nhạy cảm ngà răng do mòn men răng hay tụt nướu, bọc răng sứ,…

Thành phần chính:

Nước, Potassium Nitrate, Glycerin, Hydroxyethylcellulose, Sodium Methylparaben, Eugenol, Sodium Fluoride, Sodium Saccharin, Citric Acid, d-Limonene,…

Cách sử dụng:

– Lấy một lượng gel vào bông tăm hoặc ngón tay sạch, thoa trực tiếp lên vùng răng bị ê buốt, đau nhức. Sau đó dùng massage nhẹ nhàng khoảng 1 phút

– Với trường hợp ê buốt nặng muốn có hiệu quả nhanh chóng, có thể bôi gel 2 lần với lượng ít hơn

– Bôi Sensikin Gel khoảng 4 – 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau ít nhất 4 tiếng, duy trì bôi gel liên tục trong 7 ngày

Gel chống ê buốt răng Sensikin

Gel chống ê buốt răng Sensikin

5.1.2. Gel GC Tooth Mousse Plus giảm ê buốt

Gel chống ê buốt GC Tooth Mousse Plus có 3 vị mùi dâu, bạc hà, vani. Với thành phần Phosphate sinh học và Calci phủ đều lên răng và mô mềm miệng giúp làm giảm cơn ê buốt nhanh chóng và ngăn ngừa sâu răng.

Thành phần chính:

Nước, Glycerol, D-sorbitol, Titanium dioxide, Silicon dioxide, Xylitol, Propylene glycol, Sodium saccharin, Sodium Fluoride, Phosphoric acid, Flavoring,…

Cách sử dụng:

– Lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng răng ê buốt và để sau 3 phút kem sẽ tự tan và thấm vào răng

– Không cần súc miệng mà dùng khăn hoặc bông gòn lau đi lớp kem dư trên răng

Gel giảm ê buốt GC Tooth Mousse Plus

Gel giảm ê buốt GC Tooth Mousse Plus

5.1.3. Thuốc trị ê buốt răng Vecni-flour

Vecni-flour là thuốc trị ê buốt răng dạng gel bôi. Sản phẩm thuộc nhóm thuốc OTC không kê đơn và được nhập khẩu từ Mỹ.

Thành phần rất lành tính gồm Nà 5% và TCP, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thuốc có 2 dòng xanh và đỏ, dùng được cho cả trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

Thành phần chính:

NaF 5% (22.600ppm) và Calcium phosphate (TCP).

Cách sử dụng:

– Lấy một lượng vừa đủ thoa trực tiếp lên răng, để khô trong 2 phút và không ăn uống trong 4 tiếng

– Nên dùng Vecni-flour trước khi đi ngủ

Thuốc trị ê buốt răng Vecni-flour

Thuốc trị ê buốt răng Vecni-flour

5.1.4. Gel Emoform chống ê buốt răng

Đây là sản phẩm chăm sóc răng miệng, cải thiện ê buốt răng của Công ty Dr Wild & Co.AG từ Thụy Sỹ. Emoform. Gel Emoform cải thiện rõ rệt ê buốt chân răng, chống viêm sưng và hạn chế viêm nướu hoại tử lở loét, đồng thời ngăn ngừa sâu răng.

Thành phần chính:

Stannous Fluoride, Propylene Glycol, Glycerin, Sodium Saccharin,…

Cách sử dụng:

– Dùng tay sạch hoặc tăm bông để lấy gel thoa đều lên răng và vị trí nướu lợi bị ê buốt

– Đợi khoảng 1 phút cho gel thấm vào thì nhổ đi hoặc dùng bông gòn khô lau sạch

– Không cần súc miệng lại

– Sử dụng đều đặn khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày, liên tục 5 ngày để có hiệu quả tốt

5.1.5. Gel trị ê buốt Enamel Pro Varnish

Gel giảm ê buốt răng Enamel Pro Varnish Clear được sản xuất từ nước Mỹ bởi hãng Premier. Ngoài tác dụng chống ê buốt răng, gel Enamel Pro Varnish còn ngăn ngừa sâu răng hiệu quả và phù hợp với cả trẻ nhỏ. Đây là sản phẩm trị ê buốt răng hàng đầu được chuyên gia khuyên dùng.

Thành phần:

Amorphous Calcium Phosphate, Stabilised stannous fluoride, tá dược vừa đủ.

Cách dùng:

– Lấy gel vừa đủ chấm vào bề mặt răng ê buốt

– Gel sẽ khô lại sau 1 – 2 phút, không cần súc miệng lại

– Bôi sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ

Gel Emoform chống ê buốt răng

Gel Emoform chống ê buốt răng

5.2. Điều chỉnh kích thước và hình dáng răng sứ

Bọc răng sứ sai cách sẽ khiến răng sứ bị kênh cộm, khó chịu khi ăn nhai. Bác sĩ sẽ gỡ mão sứ ra, vệ sinh răng miệng, có thể cân nhắc việc mài thêm cùi răng, điều chỉnh lại mão sứ sao cho vừa khít nhất.

5.3. Sử dụng các mẹo dân gian để chữa ê buốt

Các nguyên liệu dân gian thường áp dụng để trị ê buốt là: lá bàng, mật ong, rượu cau và tỏi.

5.3.1. Trị ê buốt răng nhờ lá bàng

Lá bàng có chứa Flavonoid, Saponin, Phytosterol và Tanin có tác dụng sát khuẩn, trị các bệnh như sâu răng, viêm lợi. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra ê buốt răng.

Cách thực hiện:

– Lấy lá bàng non rửa sạch, để cho ráo nước

– Giã nát lá bàng với ít muối, chắt lấy nước cốt

– Pha nước cốt với một ly nước ấm rồi súc miệng

– Súc miệng trong 1 – 2 phút, sau đó nhổ bỏ

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày

Trị ê buốt răng nhờ lá bàng

Trị ê buốt răng nhờ lá bàng

5.3.2. Mật ong trị ê buốt răng

Mật ong có đặc tính sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, giảm đau các mô mềm bị viêm, đồng thời giảm kích ứng, ê buốt răng.

Hơn nữa, hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong mật ong giúp đẩy quá trình hồi phục men răng, cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn.

Cách thực hiện

– Hòa 1 thìa mật ong vào 1 cốc nước ấm rồi khuấy đều

– Dùng dung dịch để súc miệng mỗi ngày, mỗi lần 2 – 3 phút

– Vệ sinh lại khoang miệng với nước sạch

Mật ong trị ê buốt răng

Mật ong trị ê buốt răng

5.3.3. Rượu cau trị ê buốt răng

Theo dân gian, ngâm hạt cau với rượu để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Cau có tính kháng khuẩn, chống viêm, còn rượu có khả năng sát khuẩn cao. Sự kết hợp này đã tạo nên khả năng diệt khuẩn, chống viêm cực kỳ tốt để chữa trị và ngăn ngừa các bệnh răng miệng, trong đó có ê buốt răng.

Cách thực hiện:

– Lấy cau tươi rửa sạch, để ráo nước

– Quả cau bổ dọc, tách lấy hạt rồi bổ đôi hạt

– Cho hạt cau vào bình thủy tinh sạch và cho thêm nước với tỉ lệ: 1kg cau + 3 lít rượu

– Đậy kín nắp bình thủy tình, sau 30 đến 40 ngày là có thể dùng để súc miệng mỗi ngày

Rượu cau trị ê buốt răng

Rượu cau trị ê buốt răng

5.3.4. Tỏi trị ê buốt răng

Tỏi chứa nguồn nguồn allicin dồi dào, có dược tính mạnh, giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn trong cơ thể, đẩy lùi cơn ê buốt răng an toàn.

Cách thực hiện:

– Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, giã nát cùng ít muối

– Đắp trực tiếp hỗn hợp lên răng ê buốt trong 10 phút

– Đánh răng lại cho sạch, tránh để mùi tỏi lưu lại trong miệng

– Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày

Bọc răng sứ bị ê buốt

Tỏi trị ê buốt răng

5.4. Thay thế răng sứ mới

Với trường hợp bị dị ứng với chất liệu của răng sứ cũ, bác sĩ sẽ chỉ định đổi loại sứ mới. Nên chọn răng sứ toàn phần để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng nướu. Để không phải gặp phải tình trạng răng bị ê buốt và có kết quả tốt, bạn nên tìm địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có bác sĩ giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại.

6. Biện pháp phòng ngừa ê buốt sau khi bọc răng sứ

Để đảm bảo răng sứ bền đẹp và không bị ê buốt, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng cẩn thận sau khi bọc răng sứ. Sau đây là hướng dẫn cụ thể:

6.1. Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Bạn cần vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng cách chải răng 2 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ với bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride (4). Kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở kẽ răng.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng tăm nước mức độ nhẹ để làm sạch mảng bám hiệu quả. Sau cùng là dùng nước súc miệng để có hơi thở thơm tho.

6.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Sau khi bọc sứ, bạn cần hạn chế đồ ăn cay nóng, quá lạnh hoặc dai cứng để hạn chế cảm giác ê buốt răng. Nên ăn các thức ăn được nấu chín mềm, có nhiều canxi, Vitamin D và khoáng chất để tăng cường sức khỏe răng miệng.

Cần kiêng khem nhóm thực phẩm nhiều đường, có tính axit cao như nước ngọt có ga, rượu bia để bảo vệ men răng chắc khỏe. Tránh xa thuốc lá bởi đây là nguyên nhân hàng đầu làm răng bị bám màu, ố vàng.

6.3. Thăm khám và làm sạch răng định kỳ

Định kỳ thăm khám nha khoa 6 tháng 1 lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sứ và sức khỏe răng miệng tổng quát. Hơn nữa, bác sĩ còn lấy cao răng để răng duy trì độ trắng sáng, khỏe mạnh và ngăn chặn bệnh lý răng miệng.

Hy vọng rằng những thông tin đã chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục khi bọc răng sứ bị ê buốt. Trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để có được hiệu quả tốt nhất và hạn chế đau buốt răng.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Răng ê buốt sau khi bọc sứ có sao không? Cách giảm đau nhức?”
Shemen Dental: “How Long Will My Dental Crown Sensitivity Last?”
Arthur Glosman DDS: “What to Do About Sensitive Teeth After Crowns”
Verywell Health: “Tooth Sensitivity After Crown”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bọc răng sứ
10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

10 Hậu quả bọc răng sứ giá rẻ mang lại cho bạn? Ai cũng nên biết

Bọc răng sứ là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thực hiện

Ngày 13/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm – Giải pháp thay đổi hàm răng toàn diện

Làm răng sứ toàn hàm là biện pháp trong nha khoa có thể khắc phục các khuyết điểm như răng xỉn màu, hình thể xấu, không đồng đều. Tuy

Ngày 17/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Tổng hợp những trường hợp bọc răng sứ bạn cần biết

Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến trong nha khoa để cải thiện tình trạng, hình dáng và màu sắc của răng. Tuy nhiên, không phải bất cứ

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bọc răng sứ Vita giá bao nhiêu tiền? Có tốt không và Đắt hay Rẻ?

Bọc răng sứ Vita giá bao nhiêu tiền? Có tốt không và Đắt hay Rẻ?

Mức chi phí bọc răng sứ vita giá bao nhiêu trên thị trường ? So với các loại răng khác thì răng sứ titan vita có tốt không và chất

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Những ngôi sao làm răng sứ giúp đổi mới nụ cười

Những ngôi sao làm răng sứ giúp đổi mới nụ cười

Bọc răng sứ giờ không chỉ là biện pháp nha khoa để điều trị bệnh lý nữa mà đã trở thành xu hướng làm đẹp mới trong giới showbiz việt và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Răng sứ bị mẻ có trám được không? Khắc phục thế nào tốt nhất

Răng sứ bị mẻ có trám được không? Khắc phục thế nào tốt nhất

Răng sứ bị mẻ có trám được không là thắc mắc của rất nhiều người sau khi vô tình làm răng sứ bị mẻ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map