Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bung tuột mắc cài niềng răng, Cách khắc phục nhanh

Bung tuột mắc cài niềng răng xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm chế độ chăm sóc răng miệng không đúng, ăn thực phẩm quá cứng/dai, răng mất độ bám dính và sử dụng vật liệu kết dính kém chất lượng. Để tránh tình trạng này, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, chải răng đúng cách và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín. Nếu bung tuột mắc cài niềng răng xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến lộ trình niềng răng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm dạ dày hoặc thủng ruột.

1. Nguyên nhân gây tuột mắc cài niềng răng

Bung tuột mắc cài khi niềng răng là tình trạng không hề hiếm gặp, thậm chí còn xảy ra rất nhiều lần trong suốt quá trình chỉnh nha của bạn.

Bởi có không ít nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như do cách chăm sóc răng miệng không đúng, ăn uống, vật liệu kết dính kém hoặc vì răng mất đi độ bám dính.

1.1. Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Theo các thống kê từ khách hàng đã thực hiện niềng răng tại hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Pháp, chăm sóc răng miệng chưa đúng cách là nguyên nhân chính chủ yếu dẫn đến tuột mắc cài.

Nhiều người thường có thói quen chải răng, chà xát với lực rất mạnh. Điều đó không chỉ gây tổn thương tới bề mặt răng và nướu mà còn khiến các chốt trên mắc cài lỏng dần, bung ra bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, việc sử dụng bàn chải lông cứng cũng có thể dẫn đến việc bung mắc cài. Do vậy bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha, dùng thêm các loại bàn chải kẽ chuyên dụng với phần lông mềm mại, giúp làm sạch sâu tất cả những mảnh vụn thức ăn bám trên các khí cụ.

Do cách chăm sóc răng miệng sai

Do cách chăm sóc răng miệng sai

1.2. Mắc cài bị bung khi ăn uống

Thực đơn ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tuột mắc cài khi niềng răng.

Theo đó, nếu bạn thường xuyên ăn các món quá cứng, quá dai cần nhiều sức để cắn, nhai thì rất dễ khiến mắc cài bị dính vào và kéo tuột ra. Nên đây cũng là lý do vì sao, bác sĩ thường hướng dẫn rất cẩn thận về chế độ ăn uống sau khi gắn mắc cài với khách hàng.

Hệ thống mắc cài thường chỉ được liên kết thủ công với các chốt đóng mở tạm thời. Do vậy khi ăn các thực phẩm quá cứng, rắn, dai hoặc dính thì những chốt cố định trên khí cụ niềng răng sẽ bị ảnh hưởng, bung tuột chỉ sau một thời gian ngắn.

1.3. Rớt mắc cài do răng mất độ bám dính

Trong quá trình niềng răng, mắc cài cần đảm bảo lực bám xiết chắc chắn để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Vì vậy, mắc cài có bám chắc hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Trong một số trường hợp khi bề mặt răng gặp phải những vấn đề như men răng quá vôi hóa, canxi hóa,… có thể khiến mắc cài mất đi độ bám dính và tuột ra.

Rớt mắc cài do răng mất độ bám dính

Rớt mắc cài do răng mất độ bám dính

1.4. Bung mắc cài do vật liệu kết dính kém chất lượng

Để cố định mắc cài trên thân răng bác sĩ cần sử dụng đến vật liệu kết dính nha khoa và đây chính là yếu tố quan trọng quyết định đến sự liên kết của các khí cụ, độ bền của mắc cài.

Thế nhưng, ở những cơ sở, phòng khám nha khoa không uy tín vì ham lợi nhuận cao nên thường sử dụng vật liệu kết dính kém chất lượng. Do đó, chỉ cần có một tác động ngoại lực nhỏ cũng có thế khiến mắc cài bị rớt ra ngoài.

2. Mắc cài niềng răng bị tuột có ảnh hưởng gì?

Có lẽ nhiều người vẫn thường cho rằng, việc bị tuột mắc cài sẽ không có gì đáng lo ngại. Nhưng trên thực tế, nếu chúng tuột ra sẽ gây ra những ảnh hưởng nhất định đó là giảm hiệu quả chỉnh nha, dễ nuốt vào bụng và làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng.

2.1. Giảm hiệu quả chỉnh nha

Mắc cài chính là khí cụ chỉnh nha giúp kiểm soát và ổn định lực tác động dịch chuyển răng.

Vì vậy, nếu mắc cài bị bung tuột thì trước hết sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống các khí cụ chỉnh nha. Dây cung sẽ bị lỏng lẻo dẫn đến lực nắn chỉnh răng bị giảm sút.

Nếu không phát hiện kịp thời phát hiện và xử lý sẽ làm giãn đoạn quá trình niềng răng, đồng thời có thể sẽ khiến răng dịch chuyển theo hướng khác.

2.2. Dễ nuốt mắc cài vào bụng

Mắc cài chỉnh nha khi bị bung ra sẽ rất dễ khiến chúng ta nuốt nhầm. Bởi kích thước tương đối nhỏ nên sẽ khó phát hiện ngay khi mới tuột.

Nếu là người tinh ý thì bạn sẽ cảm nhận được ngay khi mắc cài chạm vào môi, lưỡi. Tuy nhiên nếu đang ăn nhai thứ gì đó, tỷ lệ mắc cài bị trôi cùng thức ăn vào bụng là rất cao.

Đặc biệt là với trẻ nhỏ thì việc nuốt mắc cài vào bụng là điều rất dễ xảy ra, nhất là khi bé đang ăn uống hoặc ngủ.

2.3. Tổn thương các mô mềm trong miệng

Mắc cài bị tuột có thể làm tổn thương mô mềm trong miệng. Do chất liệu và kiểu dáng đặc thù nên chúng dễ làm trầy xước môi, lưỡi, má trong.

Ban đầu có thể chỉ là những vết trầy xước nhỏ, không có gì đáng quan ngại. Nhưng nếu vệ sinh, chăm sóc không cẩn thận hoàn toàn tăng nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm.

Mắc cài niềng răng bị tuột có ảnh hưởng gì không?

Mắc cài niềng răng bị tuột sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng

3. Lỡ nuốt mắc cài vào bụng có sao không?

Lỡ nuốt mắc cài vào bụng sẽ gây nguy hiểm trực tiếp cho cho dạ dày và thành đường ruột, gây nên các vết thương hở, vết loét khó lành. Lâu ngày nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm loét niêm mạc dạ dày hoặc nặng hơn có thể dẫn đến hoại tử.

Mắc cài được cấu tạo từ hợp kim không gỉ như titanium, niken,… với hình vuông 4 góc sắc nhọn và bao tử chúng ta không thể nào tiêu hóa được những vật liệu này. Do đó, khi nuốt thức ăn mắc cài sẽ đi cùng xuống khoang bụng, gây ra một số vấn đề sau đây:

– Gây viêm nhiễm khoang miệng: Góc nhọn trên mắc cài có thể va vào các mô trong khoang miệng gây ra vết thương hở. Đây cũng chính là nguyên nhân làm vi khuẩn có hại dễ xâm nhập gây viêm nhiễm khoang miệng và nguy hiểm hơn là bệnh viêm nha chu.

– Tổn thương dạ dày: Khi mắc cài rơi xuống khoang dạ dày, thành dạ dày không thể tiêu hóa, dẫn đến hình thành các vết thương hở. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm tăng mức độ tổn thương, thậm chí gây xuất huyết dạ dày gây nguy hại cho cơ thể.

– Gây tổn thương ruột: Mắc cài trôi vào đường ruột và bị co bóp dễ gây ra tình trạng thủng đường ruột hoặc làm viêm loét. Chỗ viêm theo thời gian sẽ làm thủng dạ dày, khi phát hiện ra có thể đã quá muộn.

Lỡ nuốt mắc cài vào bụng có sao không?

Lỡ nuốt mắc cài vào bụng nếu không xử lý kịp thời rất nguy hiểm

4. Phải làm gì khi bị tuột mắc cài hoặc nuốt mắc cài?

Khi mắc cài bị tuột thì điều đầu tiên bạn cần thực hiện là không nên hoảng loạn, giữ tâm lý thật sự bình tĩnh. Tùy thuộc vào từng trường hợp rớt mắc cài là nuốt hoặc không nuốt vào bụng, chúng ta sẽ có phương án xử lý khác nhau.

4.1. Trường hợp rớt mắc cài nhưng không nuốt

Trường hợp nếu phát hiện mắc cài bị lỏng hoặc tuột nhưng chưa nuốt xuống bụng thì cần lấy chúng ra rửa sạch và mang theo khi đến gặp bác sĩ.

Bác sĩ sẽ tiến hành thay thế mắc cài mới hoặc có thể sử dụng lại mắc cài cũ nếu vẫn đảm bảo chất lượng. Sau khi gắn lại mắc cài, bác sĩ còn điều chỉnh lại lực siết của dây cung nhằm đảm bảo tiến độ chỉnh nha diễn ra theo đúng lộ trình ban đầu.

4.2. Trường hợp lỡ nuốt mắc cài vào bụng

Trong trường hợp đã lỡ nuốt mắc cài vào bụng, bạn cần di chuyển ngay tới bệnh viện gần nhất để được loại bỏ dị vật. Tuyệt đối không cố gắng tự lấy mắc cài đang bị kẹt trong cổ họng, khoang miệng ra bằng tay.

Bên cạnh đó, cũng không nên sử dụng cách uống nhiều nước để dị vật trôi xuống. Bởi hành động như vậy không chỉ gây ra nhiều vết trầy xước, tổn thương mà còn làm mắc cài đi sâu vào cơ thể, khó lấy ra hơn.

Ngoài ra, nếu mắc cài làm trầy xước, tổn thương các mô mềm trong miệng thì bạn đừng quên sử dụng sáp nha khoa để bảo vệ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

Phải làm sao khi bị tuột mắc cài hoặc nuốt mắc cài

Nếu tuột mắc cài nhưng không nuốt vào bụng hãy đến gặp bác sĩ để gắn lại

5. Cách phòng tránh, hạn chế bung tuột mắc cài

Rớt mắc cài chỉnh nha là sự cố mà chắc chắn không một ai mong muốn gặp phải. Vì vậy, để hạn chế điều đó bạn nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng đúng cách và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín.

Có chế độ ăn uống khoa học

Trong suốt quá trình chỉnh nha, bạn cần phải có một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.

Nhằm tránh mắc cài bị tuột, dây cung bị bung ra thì bạn hãy ưu tiên các món mềm, dễ nhai như cháo, súp, mì.

Đối với các loại thịt, rau củ cần cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn trước khi ăn. Đồ ăn càng được cắt nhỏ thì sẽ đảm bảo không tạo ra nhiều tác động lực khi ăn nhai. Đồng thời bạn cũng không phải cắn xé nhiều làm ảnh hưởng đến độ bám dính của mắc cài.

Đừng quên luôn chuẩn bị cho mình một chiếc kéo nhỏ để cắt nhỏ thức ăn mỗi khi cần thiết.

Tất nhiên, các món quá cứng, quá dai hoặc dễ dính răng vẫn là những cái tên cần loại bỏ trong danh sách thực đơn ăn uống hàng ngày.

Có chế độ ăn uống khoa học

Có chế độ ăn uống khoa học

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nếu không muốn mắc cài bị lỏng, rớt ra ngoài thì bạn cần chịu khó vệ sinh răng miệng một cách cẩn thận hơn.

Sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ và tiến hành chải răng một cách thật nhẹ nhàng, cẩn thật để vừa làm sạch răng miệng vừa hạn chế những tác động xấu đến các khí cụ chỉnh nha.

Ngoài việc sử dụng bàn chải bạn nên dùng thêm cả chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng hơn.

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Cuối cùng hãy lựa chọn một địa chỉ nha khoa thực sự uy tín đối với nhu cầu niềng răng của mình.

Các đơn vị nha khoa uy tín bao giờ cũng có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy trình chuẩn Bộ Y tế. Hơn thế, các khí cụ, vật liệu chỉnh nha luôn được đảm bảo về mặt chất lượng nên cũng hạn chế rất nhiều tình trạng tuột mắc cài.

bung tuột mắc cài

Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín

Tuy rằng bung tuột mắc cài niềng răng là tình trạng dễ xảy ra, nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể “xem nhẹ” và chủ quan trong việc phòng tránh. Bởi mắc cài khi bị tuột ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha mà còn tiềm ẩn những rủi ro, nguy hiểm về mặt sức khỏe. Mong rằng, những thông tin trên đã cung cấp thật nhiều kiến thức bổ ích trong hành trình niềng răng của bạn.

Hiển thị nguồn

Sức khỏe 123: “Bung 1 mắc cài trong thời gian dài có sao không?”

Nhà thuốc Long Châu: “Xử lý sự cố dây cung tuột khỏi mắc cài khi niềng răng như thế nào?”

Yên tâm sống khỏe: “Hướng dẫn cách xử lý chuẩn khi bị tuột mắc cài niềng răng”

Verywell Health: “What to Do About Loose Braces”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài AI Design – Giải pháp chỉnh nha hoàn hảo

Niềng răng mắc cài AI Design – Giải pháp chỉnh nha hoàn hảo

Niềng răng mắc cài AI Design là phương pháp giúp nắn chỉnh răng mọc sai lệch tới đúng vị trí trên cung hàm. So với mắc cài truyền

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Công nghệ niềng răng mắc cài cá nhân hóa AI Design thế hệ mới

Công nghệ niềng răng mắc cài cá nhân hóa AI Design thế hệ mới

Sở hữu hàng loạt những ưu điểm vượt trội, công nghệ niềng răng mắc cài cá nhân hóa AI Design độc quyền tại Nha khoa Paris đã và đang

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Niềng răng mắc cài có đau không – Giải pháp giảm đau hiệu quả

Niềng răng mắc cài có đau không – Giải pháp giảm đau hiệu quả

Niềng răng mắc cài là giải pháp dịch chuyển răng mọc răng sai lệch về đúng vị trí. Khi răng dịch chuyển, những cơn đau nhức là điều

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng mắc cài trong suốt: Phân loại, ưu và nhược điểm

Niềng răng mắc cài trong suốt: Phân loại, ưu và nhược điểm

Niềng răng mắc cài trong suốt đang dần thay thế cho mắc cài truyền thống bởi đảm bảo về tính thẩm mỹ, không gây kích ứng… Đặc biệt,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Vì sao gọi là niềng răng mắc cài tự buộc? phù hợp với những ai

Vì sao gọi là niềng răng mắc cài tự buộc? phù hợp với những ai

Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp cải tiến từ mắc cài truyền thống. Phương pháp trên khắc phục được nhiều hạn chế của loại mắc

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng còn tốt không? Bảng giá 2023

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng còn tốt không? Bảng giá 2023

Niềng răng mắc cài kim loại tự đóng là phương pháp cải tiến từ mắc cài kim loại truyền thống. Phương pháp này khắc phục được nhiều hạn

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map