Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Để nhổ đi chiếc răng hàm bị sâu, bạn có thể sử dụng chỉ, nước muối ấm hoặc tự nhổ bằng tay. Tuy nhiên, những cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà có rất nhiều rủi ro như nhiễm trùng, sót chân răng và chảy máu kéo dài. Biện pháp nhổ răng an toàn nhất là tới cơ sở nha khoa uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận tình trạng răng miệng và tư vấn áp dụng một trong hai phương pháp sau: nhổ răng bằng kìm, bẩy và nhổ bằng công nghệ siêu âm Piezotome.

1. Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà

Nhổ răng bằng chỉ và nước muối ấm là phương pháp loại bỏ răng sâu ngay tại nhà đang được khá nhiều người áp dụng. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một sợi chỉ và cốc nước muối ấm. Sau đó, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Cuộn chỉ vào chiếc răng hàm bị sâu.
  • Bước 2: Giật mạnh sợi chỉ để chiếc răng rụng hẳn.
  • Bước 3: Súc miệng nhẹ với nước muối ấm.
  • Bước 4: Đưa bông sạch vào vết nhổ răng và ngậm chặt khoảng 30 phút để cầm máu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tay để nhổ răng. Tuy nhiên, bạn cần sát khuẩn tay sạch sẽ trước khi thực hiện, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào trong và khiến vết nhổ bị nhiễm trùng.

Bạn cần sát khuẩn tay trước khi tự nhổ răng tại nhà

Bạn cần sát khuẩn tay sạch sẽ trước khi tự nhổ răng tại nhà

2. Có nên nhổ răng hàm bị sâu tại nhà không

Bác sĩ Lê Quốc Huy tại Nha Khoa Paris chi nhánh Thái Thịnh cho biết, bạn không nên tiến hành nhổ răng hàm bị sâu tại nhà. Mặc dù, cách nhổ răng sâu tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều khoản chi phí thăm khám cũng như công sức đi lại nhưng chúng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đặc biệt là khi bạn thực hiện không đúng cách.

Không chỉ vậy, nếu như bạn kiểm soát lực nhổ răng không tốt, dùng lực quá mạnh thì sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức kéo dài. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyên bạn nên tới những cơ sở nha khoa uy tín để nhổ bỏ chiếc răng hàm bị sâu.

3. Những rủi ro khi nhổ răng tại nhà

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, việc tự nhổ răng hàm bị sâu tại nhà tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như: nhiễm trùng, sót chân răng và chảy máu kéo dài.

3.1. Nhiễm trùng

Biến chứng nhiễm trùng thường xảy ra do các vật dụng được sử dụng trong quá trình nhổ răng sâu không được vô trùng. Ngoài ra, nếu như bạn không rửa tay sạch sẽ trước khi nhổ răng cũng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong khoang miệng, tấn công vết thương và gây viêm nhiễm.

Những dấu hiệu điển hình của nhiễm trùng gồm có: thân nhiệt tăng cao, đau nhức kéo dài, xuất hiện mủ ở huyệt ổ răng… Nếu bạn không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm tới tính mạng.

3.2. Sót chân răng

Đây cũng là một trong những tình trạng mà nhiều người gặp phải khi nhổ răng hàm tại nhà, đặc biệt là với các răng có nhiều chân. Khi chân răng còn sót lại trong xương hàm, những cơn đau nhức dữ dội sẽ liên tục xuất hiện, khiến cho sinh hoạt của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong trường hợp, răng hàm bị nhổ bỏ là răng sữa, việc sót chân răng sau khi nhổ sẽ khiến cho răng vĩnh viễn không thể mọc lên hoặc mọc sai lệch vị trí. Do đó, bạn bắt buộc phải tới nha khoa để thực hiện tiểu phẫu gắp chân răng ra khỏi xương hàm.

Chân răng bị sót sau khi nhổ

Chân răng bị sót lại sau khi nhổ

3.3. Chảy máu kéo dài

Việc nhổ răng hàm tại nhà có thể khiến cho vết nhổ to hơn bình thường hoặc xâm lấn tới các mô mềm xung quanh. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là bạn dùng lực nhổ quá mạnh hoặc áp dụng không đúng cách. Khi đó, vết thương sau khi nhổ rất dễ bị chảy máu kéo dài và lâu hồi phục. 

4. Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nha khoa

Biện pháp nhổ răng sâu nhanh chóng và an toàn nhất chính là tới nha khoa. Hiện hai cách nhổ răng sâu đang được áp dụng phổ biến là sử dụng kìm và công nghệ siêu âm Piezotome.

4.1. Nhổ răng bằng kìm

Nhổ răng bằng kìm là phương pháp truyền thống. Các bác sĩ nha khoa sử dụng lực từ kìm và bẩy để nhổ bỏ chiếc răng bị sâu ra khỏi cung hàm.

Thông thường, quá trình nhổ răng gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng.
  • Bước 2: Bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ và tiến hành gây tê.
  • Bước 3: Nhổ răng hàm bị sâu bằng kìm, bẩy cùng các thiết bị chuyên dụng khác.
  • Bước 4: Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.

Các thiết bị được sử dụng trong quá trình nhổ răng bị sâu được nha khoa khử khuẩn theo một quy trình khép kín, giúp ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng cũng như tình trạng lây nhiễm chéo.

Cách nhổ răng hàm bị sâu bằng kìm, bẩy

Cách nhổ răng hàm bị sâu bằng kìm, bẩy

4.2. Nhổ răng bằng công nghệ siêu âm Piezotome

Đây là phương pháp nhổ răng hàm hiện đại, sử dụng công nghệ siêu âm hàng đầu để loại bỏ răng sâu. Sóng siêu âm Piezotome có thể dễ dàng cắt đứt dây chằng ở chân răng mà không gây tổn thương tới các mô mềm xung quanh như ở phương pháp truyền thống. 

Với công nghệ siêu âm Piezotome, việc nhổ răng hàm bị sâu sẽ diễn ra nhanh chóng, nhẹ nhàng và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy, Piezotome còn giúp tái tạo mô răng nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình lành thường.

Dưới đây là quá trình nhổ răng hàm bằng công nghệ siêu âm tại nha khoa:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
  • Bước 2: Bác sĩ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, giúp tránh tình trạng viêm nhiễm sau nhổ.
  • Bước 3: Nhằm mục đích giảm cảm giác đau nhức khi nhổ, bác sĩ sẽ tiêm hoặc xịt thuốc tê với liều lượng thích hợp.
  • Bước 4: Bác sĩ dùng thiết bị hiện đại để làm lung lay chân răng, tách chân răng ra khỏi phần nướu.
  • Bước 5: Bác sĩ lấy răng sâu ra khỏi cung hàm một cách nhẹ nhàng.
  • Bước 6: Bác sĩ cầm máu vết thương sau khi nhổ và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà.
Nhổ răng bằng công nghệ siêu âm Piezotome

Công nghệ siêu âm Piezotome giúp lành thương nhanh chóng

5. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng hàm

Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một vài thắc mắc liên quan đến vấn đề nhổ răng hàm đang được nhiều người quan tâm.

5.1. Nhổ răng hàm bị sâu có mọc lại không

Các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đã nhận định, nếu bạn nhổ răng sâu là răng sữa thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế khi đến tuổi thay răng. Tuy nhiên, trong trường hợp nhổ răng sâu là răng vĩnh viễn thì không có chiếc răng nào khác mọc lên nữa. Bởi quá trình thay răng chỉ diễn ra duy nhất một lần trong đời.

Do đó, sau khi nhổ răng vĩnh viễn, các bác sĩ luôn khuyến cáo nên trồng răng giả càng sớm càng tốt để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng.

5.2. Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không

Khi tiến hành nhổ bỏ răng hàm bị sâu, bạn sẽ phải đối mặt với một số vấn đề dưới đây:

  • Lựa nhai giảm sút: 

Răng hàm là nhóm răng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Vì vậy, bất kỳ chiếc răng hàm nào bị nhổ bỏ cũng sẽ khiến cho lựa nhai bị giảm sút đáng kể. Khi đó, quá trình nghiền nhỏ thức ăn trở nên khó khăn, dẫn tới tình trạng hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Nếu hiện tượng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý như viêm đại tràng, viêm dạ dày…

  • Ảnh hưởng tính thẩm mỹ:

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, trong trường hợp răng hàm bị nhổ bỏ là răng vĩnh viễn thì sẽ không có răng mọc lên thay thế. Dần dần, các răng mọc liền kề dịch chuyển sang khoảng trống tại vị trí răng bị nhổ bỏ. Nếu như bạn không có phương án xử lý kịp thời, hàm răng sẽ trở nên lệch lạc và mất tính thẩm mỹ.

  • Tiêu xương:

Khi một chiếc răng bị nhổ bỏ, vùng xương hàm tại vị trí đó sẽ không còn lực nhai tác động hàng ngày. Do đó, hiện tượng tiêu xương hàm chắc chắn sẽ xảy ra. Thông thường, trong khoảng 12 tháng đầu tiên, khoảng 25% xương hàm ở răng bị mất đã tiêu biến. Tiêu xương hàm sẽ khiến má hóp lại, da nhăn nheo và làm cho gương mặt già hơn so với tuổi thật.

Mất răng ảnh hưởng quá trình ăn nhai

Mất răng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình ăn nhai

5.3. Chăm sóc sau nhổ răng hàm thế nào để vết thương mau lành

Sau khi nhổ răng hàm, để vết thương mau chóng hồi phục, bạn nên chăm sóc đúng cách, cụ thể như sau:

  • Cắn chặt bông gòn trong vòng 30 phút để giúp vết nhổ nhanh chóng cầm máu.
  • Không khạc nhổ liên tục, đẩy lưỡi hoặc đưa các đồ vật vào vết thương, tránh tình trạng đau nhức và chảy máu kéo dài.
  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng những đồ có chứa chất kích thích khác như rượu, bia… Chúng không chỉ kéo dài thời gian lành thương mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải biến chứng nhiễm trùng.
  • Không chải răng trong vòng 1 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng hàm. Bạn chỉ nên súc miệng bằng nước ấm để làm sạch khoang miệng. Sang tới ngày thứ 2, bạn có thể đánh răng trở lại nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh tác động xấu tới vết thương.
  • Chườm lạnh bên ngoài má tại vị trí nhổ răng hàm. Hơi lạnh tỏa ra sẽ giúp giảm đau nhức tạm thời.
  • Ăn những thực phẩm ở dạng mềm, lỏng trong những ngày đầu tiên sau khi nhổ răng để răng, hàm không phải hoạt động nhiều.
  • Bổ sung rau xanh, trái cây trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Đây đều là những thực phẩm có hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất cao, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm quá cứng như mía, kẹo lạc, hạt cứng… Chúng cần dùng đến lực nhai mạnh nên có thể ảnh hưởng xấu tới vết nhổ.
  • Không sử dụng những thực phẩm giòn như bánh quy, đồ chiên… Các mảnh vụn của thức ăn có thể mắc lại trong vết nhổ và gây viêm nhiễm.

Bài viết trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cách nhổ răng hàm sâu mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mặc dù các cách nhổ răng hàm tại nhà tương đối đơn giản nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn.

Có 0 bình luận bài Tổng hợp các cách nhổ răng hàm bị sâu mà bạn không thể bỏ qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
TP. HÀ NỘI
  • Số 110-112 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 12 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội
  • Số 212 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
TP. HỒ CHÍ MINH
  • Số 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3
  • Số 97 Cộng Hòa, P4, Q.Tân Bình
  • 87 Nguyễn Thái Học, P.Cầu Ông Lãnh, Quận 1
TP. HẢI PHÒNG
  • Số 386 Tô Hiệu, Phường Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng
TP. Vinh
  • Số 143, Nguyễn Văn Cừ, TP Vinh, Nghệ An
TP. ĐÀ NẴNG
  • Số 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
TP. THỦ DẦU MỘT
  • Số 688A, Đường Cách Mạng Tháng 8, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
TP. HẠ LONG
  • Shop house 6 – 7, KĐT Times Garden, đường Lê Thánh Tông, Hạ Long, Quảng Ninh.
TP. BẮC NINH
  • Số 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
TP.THANH HÓA
  • Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Gọi tư vấn

Địa chỉ
Nhận khuyến mãi