01/08/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Cơn đau răng là nỗi ám ảnh lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cơn đau ngày càng dữ dội hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Tham khảo ngay những cách chữa đau răng tại nhà nhanh nhất của Nha khoa Paris sau đây để cảm thấy dễ chịu hơn nhé.
Nguyên nhân gây đau nhức răng phổ biến là sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu, mọc răng khôn, áp xe răng, gãy răng và thói quen nghiến răng. Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể gây đau răng như vết hàn hoặc trám răng bị nứt, bọc sứ hở chân răng, và viêm xoang (1).
– Sâu răng: do vi khuẩn tấn công và phá hủy men răng đã tạo nên những lỗ sâu lớn, đi sâu vào tủy răng thì những cơn đau buốt răng cũng tăng theo.
– Viêm nha chu: vi khuẩn tích tụ ở mảng bám quanh nướu khiến cho nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương các mô xung quanh răng, gây sưng đỏ, chảy máu.
– Áp xe răng: răng sâu nhiễm trùng không được điều trị kịp thời dẫn tới biến chứng áp xe. Bệnh gây ra cơn đau răng, nặng hơn thì vi khuẩn xâm nhập vào tủy và tích tụ mủ trong xương hàm tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
– Gãy răng: chấn thương hoặc tác động mạnh làm gãy răng, lớp ngà răng và những bộ phận bên trong răng như tủy răng, các dây thần kinh lộ ra bên ngoài.. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vùng tổn thương gây đau nhức
– Mọc răng khôn: Do lúc này xương hàm đã phát triển và các răng khôn đã mọc hoàn thiện, chèn ép vào răng khác, gây đau và sưng hơn bình thường
– Thói quen nghiến răng: nghiến răng khi ngủ diễn ra thường xuyên có thể làm mòn men răng, răng sẽ yếu dần đi và gây đau răng khi ăn nhai
Nếu cơn đau răng khiến bạn khó chịu, hãy áp dụng những cách giảm đau tại nhà dưới đây:
Cách thực hiện:
– Nghiền nhuyễn tỏi và gừng, thêm một ít muối và đắp trực tiếp lên vùng răng đau trong khoảng 15 – 20 phút
– Một phương pháp khác là xay nhuyễn 2 – 3 tép tỏi cùng vài lát gừng với 150ml nước, sau đó ngậm trong khoảng 15 phút
Kết hợp gừng và tỏi là phương pháp tự nhiên được nhiều người ưa chuộng để giảm đau do sâu răng. Tỏi chứa allicin, một chất có khả năng kháng khuẩn mạnh (2).
Để giảm tê buốt và đau nhức răng, chuẩn bị nước muối bằng cách hòa tan hai đến ba muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm. Sau đó, ngậm hỗn hợp này trong khoảng 15 phút.
Lưu ý không nuốt nước muối mà chỉ súc miệng để nước muối tiếp xúc với các kẽ răng và nướu. Phương pháp này đơn giản và không tốn kém nhưng lại rất hiệu quả trong việc giảm đau răng.
Cách thực hiện:
– Cạo vỏ gừng sạch, sau đó giã nhuyễn và đắp phần gừng này lên răng bị đau
– Giữ gừng trên răng khoảng 10 đến 15 phút
– Thực hiện biện pháp này liên tục trong vài ngày để cải thiện tình trạng đau răng một cách hiệu quả hơn
Gừng chứa các hợp chất như tecpen, oleoresin và zingibain, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm đau và trị hôi miệng hiệu quả.
Bạn cần rửa lá trà xanh tươi, đun với nưới sôi, dùng nước uống hoặc ngậm từ 3-5 phút sẽ giảm cơn đau răng và trị sâu răng.
Trà xanh có các thành phần như axit amin L-theanine, catechin, tannin, flour, vitamin và chất khoáng có công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và làm sạch khoang miệng (3).
Để giảm đau răng, bạn có thể sử dụng lá trầu không kết hợp với muối và rượu. Đầu tiên, rửa sạch 3 – 5 lá trầu không và giã nhuyễn chúng với một chút muối. Tiếp theo, thêm vào một chén rượu và để ngâm trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó lọc lấy nước. Sử dụng dung dịch này để súc miệng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày. Tiếp tục thực hiện phương pháp này cho đến khi cảm giác đau răng giảm hẳn.
Nhiều huyệt điểm điều trị đau răng nằm trên các đường kinh của đại trường và dạ dày, vì chúng liên quan đến vùng răng miệng. Các huyệt quan trọng bao gồm:
– Huyệt Thương Dương: nằm trên kinh đại trường, ở gần chân móng ngón trỏ, giúp giảm đau nhức răng và sưng hàm. Để bấm huyệt, dùng ngón tay bên đối diện ấn vào huyệt mà không cần day. Chọn huyệt cùng bên với cơn đau
– Huyệt Nhị Gian: tọa lạc ở chỗ lõm trước xương bàn tay ngón trỏ. Huyệt này hiệu quả trong việc giảm đau răng và sưng hàm. Sử dụng ngón tay cái của tay đối diện để ấn và day huyệt
– Huyệt Hợp Cốc: nằm giữa khe của ngón trỏ và ngón cái, là huyệt quan trọng của kinh đại trường. Có nhiều tác dụng, bao gồm giảm đau răng và đau đầu. Sử dụng ngón tay cái bên tay đối diện để bấm huyệt, giữ khoảng 1 – 2 phút. Không thực hiện cho phụ nữ mang thai
– Huyệt Đại Nghinh: trên kinh dạ dày, ở góc hàm dưới. Để xác định, cắn chặt răng trước cơ cắn. Huyệt giúp giảm đau răng và dây thần kinh số V. Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt bên đau trong 2 – 3 phút.
– Huyệt Giáp Xa: nằm trên kinh dạ dày, ở bờ trước cơ cắn. Khi cắn răng, tìm chỗ lồi cao nhất và ấn vào vị trí ngay trước bờ đó trong 2 – 3 phút.
– Huyệt Hạ Quan: cũng thuộc đường kinh dạ dày, ở chỗ lõm gần tai quanh khớp thái dương hàm. Huyệt giúp giảm đau răng và ù tai. Áp dụng như huyệt Giáp Xa và Đại Nghinh
– Huyệt Thái Khê: nằm giữa đường nối mép trong của gân gót và bờ sau mắt cá chân trong. Huyệt này thuộc kinh thận, có thể hỗ trợ giảm đau răng. Ấn huyệt Thái Khê mỗi bên trong 3 – 5 phút
Chuẩn bị dụng cụ: 6 – 8 viên đá lạnh và một chiếc khăn sạch hoặc miếng vải sạch.
Các bước thực hiện:
– Lấy 1 – 2 viên đá lạnh, gói vào khăn sạch
– Chườm lên má, quanh vùng răng đau. Giữ trong khoảng 10 – 15 phút hoặc cho đến khi cảm thấy không chịu được nữa thì bỏ ra
– Nghỉ ngơi trong khoảng 20 – 30 phút rồi tiếp tục chườm nếu vẫn còn đau
Chườm lạnh giúp dụng làm dịu cơn đau nhức răng tức thì. Nhiệt độ thấp của đá lạnh sẽ làm giảm quá trình lưu lượng máu đến vùng bị viêm, làm tê dây thần kinh tạm thời, hạn chế tình trạng sưng đau khó chịu (4).
– Chuẩn bị một lá nha đam
– Cắt lá để lấy phần gel bên trong
– Sử dụng gel bôi lên răng đau
– Chờ khoảng 10 – 15 phút rồi súc miệng bằng nước ấm. Cơn đau răng của bạn sẽ giảm đi đáng kể
Nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất thiết yếu như Ca, Mg, P,… Những thành phần này giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm và giảm đau hiệu quả.
Tinh dầu từ lá chanh không chỉ giúp giữ hơi thở thơm mát và chữa trị chảy máu chân răng mà còn có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức, ê buốt răng rất hiệu quả.
Cách làm:
– Rửa sạch một nắm lá chanh, đun sôi với 1 lít nước và thêm một thìa muối. Khi nước sôi, giảm lửa và tiếp tục đun từ 10 đến 15 phút. Để nước nguội, sau đó chắt vào chai sạch
– Sau khi vệ sinh răng miệng, bạn thấm nước lá chanh bằng bông sạch và chấm nhẹ lên vùng răng đau nhức. Lặp lại 3 – 4 lần để các tinh chất ngấm sâu vào chân răng và không bị trôi
Thuốc giảm đau răng được chia thành hai nhóm: thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.
Thuốc giảm đau răng không kê đơn bao gồm:
– Benzocain: đây là loại thuốc gây tê tại chỗ, có tác dụng làm dịu và giảm đau trực tiếp ở khu vực bị đau răng
– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): loại thuốc này thích hợp cho những người bị sâu răng, viêm nướu hoặc áp lực xoang. Ngoài tác dụng giảm đau, nó còn giảm viêm tại vị trí đau
– Acetaminophen: loại thuốc này chỉ giảm đau nhói hoặc đau dai dẳng do sâu răng gây ra, không có tác dụng giảm viêm như thuốc NSAIDs
Thuốc giảm đau răng kê đơn chủ yếu bao gồm thuốc giảm đau opioid như morphine, oxycodone, codeine, hydrocodone và thuốc giảm đau không opioid như ibuprofen, diclofenac. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ để tránh những hậu quả nghiêm trọng do tự ý sử dụng.
Trà bạc hà không chỉ mang lại hương thơm dễ chịu mà còn có tác dụng làm tê các vết sưng, giúp giảm đau. Hãy pha một muỗng bột bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm trong khoảng 20 phút.
Khi trà đã nguội, ngậm trà trong miệng để nước trà tiếp xúc trực tiếp với vùng răng đau. Bạn có thể nhổ ra hoặc uống phần nước trà đã ngậm trong miệng.
Mật ong từ lâu đã được biết đến là một dược liệu giúp giảm sưng lợi và đau răng. Đầu tiên, bạn cần xác định khu vực răng bị đau. Sau đó, lấy một thìa mật ong và đắp lên vùng đau, ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Lặp lại quá trình này vài lần để tạm thời làm dịu cơn đau.
Rượu hay Ethanol, là loại cồn có khả năng sát khuẩn. Do đó, nếu bạn đang bị đau răng, hãy ngậm một ít rượu để giảm đau. Bạn có thể sử dụng rượu trắng hoặc rượu ngâm từ hạt gấc, hạt cau. Giống như khi ngậm muối, bạn cũng nên ngậm rượu trong ít nhất 30 giây để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đau răng là tình trạng phổ biến nhưng cũng dễ dàng để khắc phục. Để tăng hiệu quả giảm đau tại nhà, nên chú ý những điều sau:
– Đánh răng với kem đánh răng chứa fluoride hai lần mỗi ngày, ít nhất 2 phút mỗi lần
– Hạn chế ăn uống các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều đường
– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để làm sạch khu vực giữa các răng và dưới đường nướu
– Tránh hút thuốc, vì thuốc lá có thể làm tình trạng răng miệng trở nên tồi tệ hơn
– Thực hiện kiểm tra răng miệng định kỳ
Khi bị đau răng, bạn nên thu xếp đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kiểm tra nguyên nhân và nhận được phương pháp điều trị phù hợp. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu:
– Cơn đau răng rất dữ dội
– Đau kéo dài hơn 2 ngày
– Đau răng kèm theo các triệu chứng như sốt, đau đầu, khó mở miệng, sưng hàm, hoặc sưng má
– Đau răng kèm theo khó nuốt hoặc khó thở
Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám tổng quát để xác định nguyên nhân gây đau răng và từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Các phương pháp điều trị nha khoa có thể bao gồm trám răng sâu, nhổ răng khôn, điều trị tủy, đeo máng chống nghiến, hoặc phục hình răng giả.
Khi điều trị đau nhức răng tại nha khoa, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau nhức răng ở mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các giải pháp phổ biến là: trám răng, lấy tủy răng, nhổ răng, dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật.
– Trám răng:
Trường hợp răng sâu, răng sứt mẻ nhẹ, bác sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị hỏng, sau đó dùng vật liệu composite để bù đắp phần thân răng bị khuyết, khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng của răng.
– Lấy tủy răng:
Nếu răng đã sâu đến tủy hoặc gặp phải tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ loại bỏ hết phần tủy viêm nhiễm, sau đó trám bít lại hoặc bọc răng sứ nhằm đảm bảo kết quả phục hình tốt nhất.
– Nhổ răng:
Nhổ răng được chỉ định khi răng bị sâu nặng và không thể phục hồi. Nhổ răng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.
– Uống thuốc kháng sinh:
Trường hợp bị đau răng nặng, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Thuốc có tác dụng chống lại và tiêu diệt vi khuẩn gây hại để làm giảm các cơn đau nhanh chóng. Các loại thuốc kháng sinh phổ biến như amoxicillin, Doxycycline, Tetracycline,…
– Phẫu thuật:
Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp phức tạp như áp xe răng hoặc u nang. Phẫu thuật sẽ loại bỏ nhiễm trùng, ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể.
Tình trạng đau răng có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp sau:
– Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng các loại kem đánh răng giàu canxi và fluor giúp giảm nguy cơ sâu răng. Thời gian đánh răng mỗi lần từ 2 – 3 phút để răng được làm sạch hiệu quả
– Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước và nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn kẽ răng
– Hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, đồ ngọt, đồ uống có gas. Ưu tiên ăn các thực phẩm tốt cho răng như sữa, sữa chua, phô mai, táo, các loại hạt,…
– Từ bỏ thói quen xấu ảnh hưởng đến răng như cắn móng tay, nghiến răng, gặm bút, cắn đồ vật cứng,…
– Khám nha khoa và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần
Dưới đây là 6 câu hỏi nhiều người thắc mắc về các cách chữa sâu răng tại nhà:
Cơn đau do viêm tủy răng, sâu răng nặng, áp xe răng, nứt vỡ răng,.. không thể tự biến mất mà cần sự can thiệp của bác sĩ răng hàm mặt giỏi. Phương pháp điều trị có thể bao gồm việc điều trị tủy răng hoặc nhổ bỏ răng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Quá trình điều trị có thể kết hợp việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh cùng với các kỹ thuật nha khoa chuyên biệt.
Cơn đau răng nhẹ do các nguyên nhân như mọc răng sữa, mọc răng khôn, kích ứng từ thực phẩm có thể tự khỏi sau vài ngày. Trong thời gian này nên hạn chế nhai quanh khu vực bị ảnh hưởng, ăn chế độ ăn mềm, tránh đồ ngọt, quá nóng hoặc lạnh.
Thực tế, thuốc giảm đau răng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong đợi. Thuốc chỉ giúp giảm cơn đau trong một khoảng thời gian nhất định và không có khả năng tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây viêm nhiễm và các vấn đề về răng miệng.
Để nhanh chóng giải quyết tình trạng đau răng, bạn nên đến nha khoa để được điều trị kịp thời và nhận sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
Chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn quan trọng đối với sức khỏe của răng và miệng:
– Ăn đủ các nhóm thực phẩm, bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt và sản phẩm từ sữa để cung cấp đủ dưỡng chất cho sức khỏe răng và miệng
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh khô miệng và giảm nguy cơ sâu răng
– Bổ sung canxi trong chế độ ăn uống hàng ngày
– Tránh thức ăn và đồ uống có độ pH thấp như nước ngọt có ga, cà phê, rượu và đồ uống năng lượng có thể ảnh hưởng xấu đến men răng
– Tránh thức ăn dính như kẹo cao su, kẹo cứng, bánh dẻo, kẹo dẻo có thể bám vào bề mặt răng và gây sâu răng
– Hạn chế đường như bánh kẹo, socola, trái cây khô, mứt,…
Đau răng do răng có thể chỉ đau ở một chiếc răng hoặc một vùng nhất định trong khoang miệng. Răng sẽ trở nên nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh, đồ chua hay quá ngọt.
Trong khi đó, đau răng do nướu dẫn đến nướu bị đỏ, sưng và chảy máu. Một nguyên nhân khác gây đau nướu là tụt nướu, với dấu hiệu là nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa và nướu có dấu hiệu bị rút lại, răng có thể bị lung lay.
Dưới đây là bảng so sánh giữa các phương pháp chữa đau răng bằng thảo dược và thuốc tây:
Thuốc tây | Thảo dược | |
Hiệu quả | Hiệu quả nhanh | Cần kiên trì thực hiện mới có hiệu quả tốt |
Thành phần | Thường chứa các thành phần hóa học như paracetamol, ibuprofen, aspirin | Có nguồn gốc từ thiên nhiên như tinh dầu bạc hà, trà xanh, nha đam,… |
Tác dụng phụ | Có thể gây tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, hoặc dị ứng | An toàn, ít gây ra tác dụng phụ |
Nếu còn phân vân về hiệu quả của việc chữa đau răng tại nhà và điều trị tại nha khoa, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau đây:
Chữa đau răng tại nhà | Điều trị tại nha khoa | |
Hiệu quả | Có thể giảm đau tạm thời, không điều trị triệt để nguyên nhân gây đau răng
Phù hợp cho các tình trạng đau nhẹ |
Giải pháp điều trị triệt để và hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát của bệnh |
Tính tiện lợi | Thường dễ thực hiện tại nhà, không cần đến nha khoa và có thể thực hiện ngay khi cần thiết | Mất thời gian tới nha khoa |
Phương pháp điều trị | Các phương pháp tạm thời như sử dụng thuốc giảm đau, tỏi, muối, trà xanh, trà bạc hà, lá trầu không,… | Trám răng, nhổ răng, điều trị tủy, phẫu thuật |
Chi phí | Dùng các nguyên liệu có sẵn tại nhà, không tốn nhiều chi phí | Tốn nhiều chi phí khi điều trị tại nha khoa |
Trên đây là những cách chữa đau răng tại nhà nhanh nhất. Để đảm bảo răng miệng được bảo vệ toàn diện nhất, hãy đến Nha khoa Paris ngay khi xuất hiện cơn đau răng. Nha khoa Paris sẽ giúp bạn loại bỏ dứt điểm cơn đau buốt nhức chịu, bảo vệ hàm răng chắc khỏe.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×