Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng số 7 và những thông tin quan trọng bạn không thể bỏ qua

Răng số 7 là một trong những chiếc răng giữ vai trò chính trong quá trình ăn nhai hàng ngày. Do đó, nhổ răng số 7 có được không là vấn đề mà rất nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, răng số 7 vẫn có thể bị nhổ bỏ nhưng chỉ khi gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, sau khi nhổ răng, bạn cũng cần chăm sóc cẩn thận để vết thương mau lành.

1. Vị trí và vai trò răng số 7

Răng số 7 là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 7 trên cung hàm, ở ngay phía trước răng khôn. Chúng còn được gọi với một cái tên khác là răng cối lớn hay răng cấm.

Răng số 7 đảm nhận vai trò chủ lực trong quá trình ăn nhai hàng ngày, giúp thức ăn được nghiền nát kỹ trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, chúng còn giúp cho cung hàm được cân đối, đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng.

Răng hàm số 7 giữ vai trò chủ lực trong quá trình ăn nhai hàng ngày

Răng hàm số 7 giữ vai trò chủ lực trong quá trình ăn nhai hàng ngày

2. Quy trình nhổ răng số 7

Quá trình nhổ bỏ răng số 7 được tiến hành theo những bước như sau:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng để xác định tình trạng của răng cần nhổ, chụp phim X-quang, xây dựng phương án nhổ răng tối ưu và chuẩn bị những dụng cụ cần thiết.

– Bước 2: Bác sĩ làm sạch khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại, ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Sau đó, bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ để bạn cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình thực hiện.

– Bước 3: Các niêm mạc và dây chằng nha chu được bóc tách ra khỏi răng cần nhổ.

– Bước 4: Bác sĩ dùng bẩy tách chân răng và sử dụng kìm để nhổ răng ra khỏi xương ổ răng. Nếu như răng khó, chân răng phức tạp, bác sĩ sẽ chia chân, mở xương ổ răng để quá trình nhổ diễn ra suôn sẻ.

– Bước 5: Bác sĩ nha khoa kiểm tra xem còn bị sót tổ chức viêm nhiễm hay mảnh vụn nào hay không. Nếu không, bác sĩ sẽ làm nhẵn xương ổ răng.

– Bước 6: Bác sĩ khâu đóng huyệt ổ răng trong trường hợp chân răng to và hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống tại nhà.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng hàm số 7

Sau khi nhổ bỏ răng số 7, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, cụ thể như sau:

– Có chế độ nghỉ ngơi khoa học, tránh làm việc nặng trong những ngày đầu sau khi nhổ răng để vết thương mau hồi phục.

– Cắn chặt miếng gạc tại vết nhổ trong vòng 1 tiếng để cầm máu.

– Tránh súc miệng bằng nước muối, khạc nhổ mạnh bởi sẽ khiến cho cục máu đông nhanh bị tan ra.

– Uống thuốc giảm đau theo đúng đơn của bác sĩ để giảm đau nhức, sưng tấy và kháng viêm nhiễm.

– Chườm đá lạnh lên vùng má bên ngoài sau khi nhổ bỏ răng trong vòng 10 – 15 phút để giảm đau nhức.

– Không nên sử dụng ống hút bởi chúng sẽ tạo ra lực tác động mạnh, làm tan cục máu đông sớm.

– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

– Tránh sử dụng những loại thực phẩm giòn, có nhiều vụn vì chúng rất dễ rơi vào huyệt ổ răng và gây viêm.

– Không hút thuốc lá bởi các chất độc hại ở trong thuốc như hắc ín, nicotine… sẽ khiến cho vết thương tại vị trí nhổ răng dễ bị nhiễm trùng và lâu hồi phục.

Người mới nhổ răng số 7 không nên ăn thực phẩm giòn để tránh viêm nhiễm

Người mới nhổ răng hàm số 7 không nên ăn thực phẩm giòn để tránh viêm nhiễm

4. Khi nào cần nhổ răng hàm số 7

Răng số 7 chỉ phải nhổ bỏ trong những trường hợp dưới đây:

– Răng số 7 mọc ngầm, gây đau nhức dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến các răng khác ở trên cung hàm.

– Răng số 7 bị sâu quá nặng, vi khuẩn gây bệnh đã ăn sâu vào trong tủy và phá hủy phần lớn cấu trúc răng.

– Chấn thương hoặc va đập mạnh khiến răng bị gãy, vỡ mảng lớn, không thể tiếp tục giữ lại.

– Viêm nha chu ở mức độ nặng khiến cho các tổ chức nâng đỡ quanh răng bị phá hủy và răng lung lay nghiêm trọng.

5. Những rủi ro sau khi nhổ răng số 7

Sau khi nhổ răng hàm số 7, bạn sẽ gặp phải tình trạng sau: suy giảm chức năng ăn nhai, tiêu xương hàm và xô lệch răng.

5.1. Suy giảm chức năng ăn nhai

Khi bị mất răng số 7, lực nhai của hàm răng chắc chắn sẽ bị yếu hơn rất nhiều, làm suy giảm chức năng ăn nhai. Thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đi xuống hệ tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới quá trình chuyển hóa thành chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài, cơ thể sẽ không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết và bị suy nhược.

5.2. Tiêu xương hàm

Chỉ 3 tháng sau khi mất răng số 7, tình trạng tiêu biến xương hàm đã bắt đầu xảy ra. Nguyên nhân là do xương hàm không còn chịu những tác động cơ học từ quá trình ăn nhai hàng ngày. Theo thời gian, mức độ tiêu xương sẽ càng trở nên nghiêm trọng. Sau 3 năm, mật độ xương đã bị tiêu biến tới 45 – 60%. Khi đó, má sẽ bị hóp lại và khiến cho khuôn mặt của bạn bị già hơn nhiều so với tuổi thật.

Mật độ xương hàm bị tiêu biến sau một thời gian nhổ bỏ răng hàm số 7

Mật độ xương hàm bị tiêu biến sau một thời gian nhổ bỏ răng hàm số 7

5.3. Xô lệch răng

Không chỉ riêng răng số 7, việc mất đi bất kỳ một chiếc răng nào cũng sẽ để lại khoảng trống trên cung hàm. Khi đó, các răng ở vị trí lân cận sẽ có xu hướng dịch chuyển tới khoảng trống đó và khiến cho cả hàm răng bị xô lệch, gây sai khớp cắn.

6. Lợi ích sau khi nhổ răng số 7 bị bệnh

Đối với những chiếc răng số 7 đang mắc phải bệnh lý viêm nha chu, sâu răng… ở mức độ nặng, việc nhổ bỏ sớm sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Nhờ vậy, bạn sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm lây lan sang những răng ở vị trí lân cận.

Trong trường hợp bạn không nhổ bỏ răng, bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn khiến cho vi khuẩn gây bệnh vẫn tiếp tục sinh sôi và phát triển. Chúng sẽ dần dần tấn công vào niêm mạc miệng và cả các răng khác. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ bị mất răng toàn hàm.

7. Nhổ răng hàm số 7 giá bao nhiêu

Nhổ răng hàm số 7 có mức giá từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng/răng. Nếu như bạn nhổ càng nhiều răng thì chi phí sẽ càng cao.

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Chi phí nhổ răng bằng PiezotomeRăng1.000.000
Nhổ chân răng, răng có nhiều chânRăng700.000
Nhổ răng hàm số 7Răng1.000.000

8. Có cần trồng răng sau khi nhổ răng số 7 không

Sau khi nhổ bỏ răng hàm số 7, bạn cần trồng lại răng càng sớm càng tốt để đảm bảo tính thẩm mỹ của hàm răng, khôi phục chức năng ăn nhai và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng. Có 3 phương pháp trồng răng giả đang được áp dụng phổ biến là hàm tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant.

Trong 3 phương pháp trên, trồng răng Implant được đánh giá là phương pháp phục hình răng toàn diện. Sau khi trồng răng, chức năng ăn nhai được khôi phục gần như hoàn toàn. Ngoài ra, trụ Implant còn thay thế cho chân răng bị mất, giúp duy trì lực tác động cơ học lên xương hàm qua quá trình ăn nhai hàng ngày. Nhờ vậy, tình trạng tiêu biến ở xương hàm sẽ không xảy ra.

Răng Implant cũng có độ bền cao nhất. Tuổi thọ trung bình của trụ là 25 năm. Thậm chí, nếu như bạn chăm sóc răng miệng cẩn thận theo đúng như hướng dẫn của bác sĩ thì hoàn toàn có thể sử dụng trụ lâu hơn mà không hề gây ảnh hưởng xấu tới xương hàm.

Cấy ghép răng Implant sau khi bị mất răng hàm số 7

Cấy ghép răng Implant sau khi bị mất răng hàm số 7

Với những thông tin mà Nha Khoa Paris đã chia sẻ ở trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về nhổ răng số 7. Nhìn chung, đây là chiếc răng giữ vai trò rất quan trọng trên cung hàm nên chỉ phải nhổ bỏ trong trường hợp gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Sau khi nhổ răng, bạn cần phải trồng càng sớm càng tốt để phục hồi những chức năng cơ bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng số 7
Trồng răng số 7 hết bao nhiêu tiền? Có những cách nào?

Trồng răng số 7 hết bao nhiêu tiền? Có những cách nào?

Trồng răng số 7 là việc làm cần thiết phải thực hiện sớm khi bạn mất đi chiếc răng này. Bởi nếu không phục hình lại sớm, việc mất răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Răng hàm số 7 là răng nào? Hậu quả khi mất răng số 7

Răng hàm số 7 là răng nào? Hậu quả khi mất răng số 7

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không – Giải đáp từ bác sĩ nha khoa

Bác sĩ Nha Khoa Paris đưa ra khuyến cáo chỉ nên nhổ răng số 7 trong trường hợp đã sâu quá nặng, vi khuẩn đã ăn vào đến tủy răng, chân

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Vai trò của răng số 7? Các phương pháp nhổ răng số 7

Vai trò của răng số 7? Các phương pháp nhổ răng số 7

Răng số 7 là chiếc răng hàm quan trọng giúp duy trì chức năng nhai nghiền thức ăn và giữ độ cân đối cho cung hàm. Một số trường hợp cần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Nhổ răng số 7 có phải trồng lại không – Những hậu quả cần biết

Răng số 7 bị mất cần phải trồng lại trong thời gian sớm nhất có thể để ngăn chặn kịp thời những ảnh hưởng xấu. Vì vậy, đối với vấn đề

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu tiền là hợp lý?

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không? Giá bao nhiêu tiền là hợp lý?

Răng số 7 tập trung khá nhiều dây thần kinh, mạch máu xung quanh nên khả năng rủi ro là rất cao. Việc quyết định có nên nhổ răng số 7

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map