31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Được giải đáp bởi Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – GIÁM ĐỐC HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA PARIS.
Giữ lại răng sau khi nhổ hiện đang là xu hướng rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều thông tin trái chiều. Vậy có nên giữ lại răng sau khi nhổ không? Hãy cùng tìm kiếm đáp án dưới đây.
Theo Tiến sĩ – Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, cha mẹ nên giữ lại răng sữa cho bé sau khi nhổ bỏ để lưu trữ, bảo quản để lấy tế bào gốc phục vụ cho việc điều trị một số bệnh lý nhất định.
Ở răng sữa có khoảng 10 – 20 tế bào gốc, nhưng lại sở hữu khả năng sản sinh rất cao. Nên chỉ cần lưu trữ, bảo quản đúng cách các tế bào gốc sẽ sinh sản nhanh chóng.
Tế bào gốc không chỉ có ở răng sữa mà còn có cả ở răng vĩnh viễn, nên sau khi nhổ răng khôn nếu có điều kiện kinh tế bạn cũng nên giữ lại.
Việc lưu trữ tế bào gốc ở răng khôn đã được Viện Công nghệ và Khoa học Nhật Bản kiểm chứng về mức độ thành công cao, sau nhiều năm lưu trữ vẫn sử dụng được.
Các tế bào gốc được lấy từ răng khôn còn có thể sản sinh ra nhiều mã gen, mang đến nhiều ứng dụng trong việc điều trị.
Việc giữ lại răng sữa hoặc răng khôn để lấy tế bào gốc chữa bệnh đang là một xu hướng nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người.
Bản chất tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự “sửa chữa”, thay thế những tế bào bị tổn thương và tân tạo lại mạch máu. Trong đó, các tết bào gốc ở tủy răng còn có một khả năng đặc biệt là khôi phục tủy sống bị tổn thương.
Các nhà khoa học đã nhận định tế bào gốc ở răng còn có những tác dụng sau:
– Tái tạo mô sụn.
– Tái tạo mô xương.
– Tái tạo tim.
– Các chứng bệnh về suy giảm hệ thần kinh.
– Các chứng bệnh suy thoái hệ thần kinh.
Thế nhưng, việc lưu trữ và lấy tế bào gốc ở răng sữa vẫn khả thi hơn răng khôn.
Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, không phải bất kỳ chiếc răng nào trên hàm cũng có thể lấy được tế bào gốc.
+ Đối với răng tự rụng (răng sữa):
– Răng sữa mới rụng.
– Tủy răng phải có màu đỏ tươi.
– Vẫn còn tối thiểu ⅔ chân răng.
– Răng không bị nhiễm trùng, sâu hay mòn.
– Tủy răng không viêm.
– Răng chưa trám.
+ Đối với răng được nhổ (răng sữa/răng khôn):
– Ưu tiên các răng cửa.
– Răng chưa trám.
– Răng không bị sâu.
– Răng không bị viêm tủy.
– Răng không bị gãy, mòn.
Theo bác sĩ Trâm, lưu trữ, bảo quản răng sau khi nhổ để lấy tế bào gốc bắt buộc phải tiến hành ở các cơ sở y tế lớn, máy móc đầy đủ. Bởi việc này đòi hỏi quy trình rất phức tạp cùng trang thiết bị tân tiến.
Quy trình lưu trữ, bảo quản bao gồm các bước:
– Nhổ răng.
– Lưu trữ răng trong dung dịch đặc biệt.
– Chuyển đến phòng lưu trữ.
– Phân lập tế bào răng.
– Nuôi cấy, kiểm tra.
– Đánh giá chất lượng tế bào.
– Mang đi trữ lạnh ở nhiệt độ -196 độ C.
– Lưu trữ tế bào gốc của răng trong nitơ lỏng.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây ắt hẳn đã giúp bạn có được đáp án cụ thể đối với vấn đề “Có nên giữ lại răng sau khi nhổ không?”. Đây là một việc quan trọng, bạn nên gặp bác sĩ nha khoa hoặc các chuyên gia trong ngành để tư vấn trực tiếp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×