Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Duy trì hàm cố định mặt trong: cấu tạo và ưu điểm nổi bật

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu

Hàm duy trì cố định mặt trong là một phương pháp quan trọng để duy trì vị trí mới của răng sau quá trình điều chỉnh bằng niềng răng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết về hàm duy trì cố định mặt trong, cung cấp thông tin về cấu tạo, ưu điểm, và cách giữ gìn hàm này.

1. Cấu tạo hàm duy trì cố định mặt trong

Trên thị trường có nhiều loại hàm duy trì với cấu tạo, đặc điểm khác nhau. Trong đó phải kể đến hàm duy trì kim loại mặt trong hay còn gọi là hàm duy trì cố định. 

Hàm duy trì cố định là loại hàm duy trì được làm từ những dây thép với hình dạng và kích cỡ khác nhau (thường sẽ là thẳng hoặc xoắn). Chất liệu thép không gỉ nên không gây kích ứng trong khoang miệng. Hàm được gắn cố định ở mặt sau của răng trước (ở vị trí răng số 1,2,3) bằng Composite.

Khi sử dụng hàm duy trì này sau khi tháo niềng, bạn không thể tự ý tháo rời. Nếu như bạn muốn điều chỉnh hàm thì cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Hàm duy trì cố định mặt trong

Hàm duy trì cố định

2. Ưu nhược điểm của hàm duy trì cố định mặt trong

2.1. Ưu điểm

Hàm duy trì cố định bên trong có những ưu điểm nổi bật như: đảm bảo tính thẩm mỹ, hiệu quả cao…

2.1.1. Đảm bảo tính thẩm mỹ

Hàm duy trì cố định bên trong có tính thẩm mỹ cao so với các loại hàm duy trì khác. Do khí cụ được đặt ở phía bên trong nên gần như không bị lộ ra bên ngoài ngay cả khi bạn nói chuyện và cười đùa thoải mái.

hàm duy trì mặt trong có chi phí rẻ

Hàm duy trì cố định có chi phí rẻ

2.1.2. Hiệu quả cao

Hàm duy trì cố định bên trong mang đến hiệu quả khá tốt. Loại hàm duy trì trên được làm bằng dây kim loại có độ bền cao, không gỉ, an toàn, rất phù hợp với những người có răng và khung xương hàm yếu.

2.1.3. Không cần quan tâm tháo lắp

Khí cụ được gắn chặt vào mặt sau của răng và không thể tự tháo. Bạn sẽ cần đeo hàm duy trì cả ngày. Vì thế, hiệu quả giữ răng tại vị trí mới luôn đảm bảo ở mức cao nhất và ít khi xảy ra tình trạng quên sử dụng hoặc mất khí cụ như hàm duy trì tháo lắp.

2.2. Nhược điểm

Hàm duy trì cố định bên trong chắc chắn không còn xa lạ gì với những người đã và đang niềng răng. Bên cạnh những ưu điểm nổi trội mà chúng tôi đã chia sẻ thì mẫu khí cụ chỉnh nha trên cũng tồn tại một số nhược điểm. Cụ thể: 

2.2.1. Vướng víu vùng hàm trong

Đầu tiên phải nhắc đến đó chính là tình trạng gây vướng víu bên trong khoang miệng. Vì được lắp ở bên trong, tác động trực tiếp tới lưỡi nên hàm duy trì cố định khiến nhiều người e ngại khi sử dụng. Chúng có gây cảm giác vướng víu và khó chịu khi miệng hoạt động. Bên cạnh đó, trong quá trình ăn nhai hàng ngày, nếu bạn không cẩn thận thì sẽ tác động xấu đến các mô nướu, lưỡi…

2.2.2. Dễ bám dính thức ăn

Bởi thiết kế đặc thù, có cấu tạo ở dạng xoắn nên khi sử dụng hàm duy trì mặt trong, bạn rất dễ bị mắc cặn thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Cũng giống như mắc cài, khi đeo hàm duy trì cố định, chức năng ăn nhai cũng gặp nhiều hạn chế. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng cẩn thận thì rất dễ gây hôi miệng, thậm chí là sâu răng. Các mảng bám xuất hiện càng nhiều trên răng cũng làm cho hàm duy trì cố định mặt trong không còn độ bám dính như trước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến hàm dễ bị bong ra ngoài và ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.

Hàm duy trì mặt trong dễ bám thức ăn trong quá trình ăn nhai

Hàm duy trì mặt trong dễ bám thức ăn trong quá trình ăn nhai

2.2.3. Cần phải đi đến nha khoa nhiều

Việc sử dụng hàm duy trì kim loại mặt trong còn khiến bạn mất nhiều thời gian để tới nha khoa hơn những loại hàm tháo lắp. Vì hàm được gắn vào răng bằng chất liệu composite nên độ chắc chắn không cao. Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là khi ăn nhai mạnh, hàm rất dễ bị bung, tuột. Khi đó, bạn không thể tự khắc phục tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý.

2.2.4. Khó vệ sinh

Vì được đặt ở bên trong khoang miệng nên việc vệ sinh là vô cùng khó khăn. Không chỉ vậy, khi làm sạch răng miệng, bạn cũng cần phải thực hiện thật nhẹ nhàng, cẩn thận để không khiến hàm duy trì bị bung hay tuột ra ngoài.

Mỗi loại hàm duy trì đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. Cho nên, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được phương án tốt nhất với tình trạng răng của mình.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

3. Các cách giữ gìn hàm duy trì cố định

Để sử dụng hàm duy trì cố định sau niềng răng một cách hiệu quả, bạn nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm có hại, vệ sinh răng miệng thường xuyên và tái khám định kỳ.

3.1. Hạn chế một số loại thực phẩm

Chế độ ăn uống phù hợp không những tốt cho sức khỏe toàn thân mà còn đảm bảo răng của bạn không bị tổn hại quá nhiều khi đeo hàm duy trì. Trong quá trình dùng hàm duy trì cố định bên trong, bạn cần phải hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm như:

– Các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường có độ bám dính rất cao. Nếu bạn không xử lý kịp thời, chúng sẽ bám dính lên trên hàm duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển.

– Không nên uống nhiều các loại đồ uống chứa hàm lượng đường, ga, axit… cao. Chúng không những gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động đến cả cấu trúc của hàm duy trì.

– Tránh ăn những đồ ăn quá cứng hoặc quá dai… Vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến độ ổn định của răng và hàm duy trì.

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để răng phát triển khỏe mạnh.

Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm cứng khi đang đeo hàm duy trì mặt trong

Bạn nên hạn chế ăn thực phẩm cứng khi đang đeo hàm duy trì cố định bên trong

3.2. Vệ sinh thường xuyên

Việc vệ sinh răng miệng sai cách vừa không làm sạch được các mảng bám trên răng, vừa vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nướu, sâu răng… Cho nên, nếu không muốn mất quá nhiều thời gian đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cụ thể như sau:

– Bạn nên ưu tiên sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, tăm nước… giúp dễ dàng loại bỏ những mảnh vụn thức ăn và các mảng bám cứng đầu còn sót lại trên răng.

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận như lúc đeo niềng. Bạn hãy đánh răng đều đặn 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra, bạn chỉ nên sử dụng lực nhẹ nhàng để tránh làm bong hàm duy trì.

– Kết hợp dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch bề răng.

Bàn chải kẽ giúp làm sạch răng miệng hiệu quả

Bàn chải kẽ giúp làm sạch răng miệng hiệu quả

3.3. Thăm khám định kỳ

Trong thời gian niềng răng bạn đã quá quen việc đi gặp bác sĩ hàng tháng để kiểm tra tình hình răng miệng. Sau khi tháo niềng, tần suất tái khám sẽ giảm dần. Vậy nên, bạn đừng quên đến nha khoa thăm khám định kỳ để đảm bảo hàm duy trì cố định bên trong của bạn vẫn bền, đẹp và hiệu quả. Thông thường, thời gian khám là từ 3 đến 6 tháng/lần. 

Việc thăm khám định kỳ giúp bạn nắm được mức độ ổn định của răng, xương hàm và phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng (nếu có).

Mong rằng những thông tin về hàm duy trì cố định mặt trong ở bài viết trên sẽ giúp được cho bạn phần nào trong việc lựa chọn hàm duy trì trong quá trình chỉnh nha. Nếu bạn còn bất kỳ vấn đề gì chưa được giải đáp thì hãy liên hệ ngay tới chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Hàm duy trì cố định
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map