Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng và những lưu ý quan trọng

Quá trình niềng răng kết thúc khi răng đã di chuyển về đúng vị trí và ổn định trên cung hàm. Khi đó, bác sĩ sẽ tháo niềng răng và bạn được chỉ định đeo hàm duy trì để ngăn sự xô lệch răng và duy trì kết quả bền vững. Vậy hàm duy trì đeo trong bao lâu, có mấy loại và chi phí thế nào? Những thắc mắc này sẽ được Nha khoa Paris giải đáp qua bài viết sau.

1. Hàm duy trì là gì

Hàm duy trì là khí cụ quan trọng, được dùng sau khi hoàn tất quy trình niềng răng (1). Chúng giữ cho răng ổn định, chắc chắn và không dịch chuyển về vị trí ban đầu. Qua đó đảm bảo kết quả niềng răng mỹ mãn, hiệu quả lâu dài.

Do đó, sau khi tháo niềng mà không đeo hàm duy trì, răng của bạn có nguy cơ cao chạy về lại vị trí trước đây. Bao công sức, chi phí bỏ ra sẽ tan biến và bạn phải đeo niềng lại từ đầu.

Khí cụ duy trì cần đeo sau khi tháo niềng

Khí cụ duy trì cần đeo sau khi tháo niềng

2. Tại sao cần đeo hàm duy trì sau tháo niềng

Cần đeo hàm duy trì để đảm bảo vị trí mới của răng sau khi đã niềng răng. Sau quá trình niềng răng kết thúc, xương hàm và răng chưa ổn định chắc chắn, cố định, dễ bị dây chằng kéo về vị trí ban đầu. Do đó, sử dụng hàm duy trì sẽ giữ cho răng và tổ chức quanh răng cố định tại vị trí mới và duy trì kết quả chỉnh nha tốt hơn.

Ngoài ra, vì đã chịu một lực xiết quá lâu, cả xương hàm lẫn răng đều yếu, nhạy cảm hơn bình thường. Đồng thời răng cũng chưa ổn định mà khớp cắn lại phải hoạt động nhiều trong ăn uống. Vì thế, việc đeo khí cụ duy trì sẽ ngăn chặn tình trạng răng bị xô lệch và giúp xương, răng, nướu ổn định với sự thay đổi mới của hàm răng.

Khí cụ duy trì cũng kích thích tạo xương mới để răng ổn định với hàm. Bác sĩ thường chỉ định đeo khí cụ duy trì liên tục trong thời gian nhất định để quá trình niềng đảm bảo hiệu quả.

3. Các loại hàm duy trì thông dụng

Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, khí cụ duy trì được sử dụng phổ biến với 3 loại là: hàm duy trì cố định, hàm duy trì tháo lắp kim loại và khí cụ tháo lắp trong suốt.

3.1. Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định gắn trực tiếp lên thân răng giúp duy trì ổn định sau niềng, được làm từ dây thép có nhiều kích cỡ khác nhau. Dây thép có thể ở dạng thẳng hoặc xoắn. Hàm sẽ gắn cố định vào mặt trong của răng số 1, 2 và 3 bằng chất liệu composite. Do đó, hàm ít bị lộ ra bên ngoài, đảm bảo thẩm mỹ cao.

Vì được gắn cố định vào răng nên hiệu quả giữ răng rất tốt. Vật liệu thép không gỉ an toàn và có độ bền cao.

Ưu điểm như:

– Chi phí thấp, phù hợp mọi đối tượng, đặc biệt là với học sinh, sinh viên

– Cố định nên giữ răng tốt, hiệu quả nhanh chóng,hữu ích với trường hợp nhổ răng khi niềng

– Dây kim loại được gắn ở mặt trong của răng nên đảm bảo thẩm mỹ cao

Hạn chế:

– Cảm giác vướng và khó chịu khi đeo

– Cần nhiều thời gian để đảm bảo răng vệ sinh sạch sẽ

– Dễ bung tuột

– Dễ mắc thức ăn gây sâu răng, viêm nướu, hôi miệng (2)

Khí cụ duy trì cố định bằng kim loại

Khí cụ duy trì cố định bằng kim loại

3.2. Khí cụ duy trì tháo lắp kim loại

Hàm duy trì tháo lắp kim loại dễ dàng tháo ra và lắp vào bất kỳ khi nào. Hàm cũng được làm bằng thép không gỉ nên lành tính với sức khỏe răng, nướu.

Hàm tháo lắp kim loại được gắn vào giữa răng số 3 và 4 ở mỗi bên để giữ răng cố định. Kết cấu của hàm và dây kim loại chắc chắn nên đảm bảo hiệu quả cao.

Ưu điểm:

– Chất liệu bằng kim loại độ bền cao, khách hàng có thể đeo lâu ngày mà không cần thay mới

– Được thiết kế có thể tháo lắp nên tiện lợi để tháo ra khi ăn uống hoặc chơi thể thao

– Dễ dàng vệ sinh răng miệng

Nhược điểm:

– Tính thẩm mỹ thấp do thiết kế khá cồng kềnh, nhiều người ngại đeo ban ngày nên khả năng răng di chuyển khá cao

– Một số trường hợp có thể làm kích ứng tới nướu

– Trong quá trình vệ sinh răng miệng cần nhẹ nhàng nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng

3.3. Khí cụ tháo lắp trong suốt

Bác sĩ sẽ lấy mẫu dấu hàm để chuyển tới phòng kỹ thuật, chế tác khay nhựa trong suốt. Lưu ý khay duy trì này hoàn toàn khác với khay niềng trong suốt dùng trong nắn chỉnh răng. Bạn có thể đeo khay duy trì suốt ngày mà không lo ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đồng thời, loại hàm này có thể dễ dàng tháo lắp, thuận tiện cho việc làm sạch răng miệng.

Ưu điểm:

– Hàm làm bằng nhựa trong suốt nên có thể đeo suốt ngày mà không lo bị lộ hay khó chịu

– Hàm ôm khít thân răng, đảm bảo giữ răng rất hiệu quả

– Khí cụ duy trì tháo lắp nhựa được ưa chuộng nhờ sự trong suốt giúp đảm bảo thẩm mỹ khi cười nói

– Bạn có thể tháo ra được khi ăn uống, dễ dàng vệ sinh hơn

Nhược điểm:

Tháo ra lắp vào dễ dàng cũng chính là nhược điểm của khay duy trì trong suốt. Người dùng có thể quên không đeo, ảnh hưởng đến hiệu quả sau niềng răng.

4. Nên đeo hàm duy trì sau niềng trong bao lâu

Thời gian đeo hàm duy trì thường dao động từ 6 – 12 tháng. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà thời gian có thể thay đổi.

Trong 3 tháng đầu, bác sĩ khuyến cáo phải đeo hàm 24/24. Sau đó thời gian đeo hàng ngày có thể giảm xuống 20 giờ và càng về cuối thì càng ít hơn.

Trường hợp phải mang khí cụ duy trì trên 1 năm thì không cần đeo mỗi ngày, mà sẽ được chỉ định đeo hàm 3 – 4 ngày/ tuần để hỗ trợ kết quả niềng răng.

Trong thời gian đeo khí cụ duy trì sau tháo niềng, bạn vẫn cần phải tới nha khoa theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra răng. Nếu thấy ổn định, bác sĩ sẽ chỉ định dừng đeo hàm duy trì.

Thời gian đeo khí cụ duy trì

Thời gian đeo khí cụ duy trì

5. Hướng dẫn sử dụng hàm duy trì

Cách đeo hàm duy trì sẽ khác nhau với từng loại hàm. Với loại hàm cố định vào răng thì không thể tháo ra, chỉ có bác sĩ mới có thể gắn và tháo ra cho bạn. Bạn sẽ cần đeo cả ngày lẫn đêm đến khi kết thúc thời gian duy trì.

Với hàm duy trì tháo lắp thì khi đeo vào hay tháo ra đều cần thực hiện nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các loại hàm duy trì hiện nay đều có thiết kế vừa vặn với khuôn miệng từng người nên có độ bền vững khi đeo, không lo bong tróc hay rơi ra ngoài.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hàm duy trì, bạn cần phải lưu ý các vấn đề dưới đây:

– Trong 3 – 4 tuần đầu, cần đeo khí cụ duy trì 24/24h và không được tháo ra

– Vệ sinh răng miệng cẩn thận 2 – 3 lần/ngày, kết hợp cạo lưỡi, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng (3)

– Vệ sinh hàm duy trì để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn có hại

– Không ngâm hàm duy trì với nước nóng vì sẽ gây biến dạng

6. Đeo hàm duy trì an toàn không

Việc sử dụng hàm duy trì sau khi tháo niềng rất an toàn. Bởi các loại hàm duy trì đều được làm từ chất liệu lành tính và được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng mà không phải lo lắng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới răng hoặc niêm mạc miệng.

Tuy nhiên, trường hợp hàm duy trì bị hỏng và không được xử lý sớm thì có thể làm tổn thương tới răng hoặc làm kích ứng nướu. Hơn nữa, khi sử dụng hàm cố định, cặn thức ăn dư thừa sẽ dễ dàng bám lại. Nếu bạn không vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn gây hại nhanh chóng sinh sôi và gây các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… (4)

Khí cụ duy trì rất an toàn

Khí cụ duy trì rất an toàn

7. Bảng giá các loại hàm duy trì

Mỗi loại hàm duy trì sẽ có mức giá khác nhau. Hơn nữa chi phí của các cơ sở nha khoa cũng có sự chênh lệch tùy thuộc vào độ uy tín của thương hiệu, nghề bác sĩ và cơ sở vật chất.

Dưới đây là bảng giá hàm duy trì sau niềng răng tại Nha khoa Paris, bạn có thể tham khảo:

Dịch vụMức giá (VNĐ)
Duy trì dây cung mặt lưỡi (2 hàm)1.000.000
Hàm duy trì nhập khẩu từ Đức K Line (1 hàm)2.400.000
Hàm duy trì Vivera Invisalign (3 cặp/2 hàm)15.000.000
Ép máng duy trì chỉnh nha (đối với 1 hàm)1.200.000

8. Trải nghiệm thực tế từ những người đã sử dụng hàm duy trì

Dưới đây là những chia sẻ thực tế từ những khách hàng đã dùng hàm duy trì sau khi tháo niềng:

– Chị Mai An – 30 tuổi chia sẻ:

“Sau khi tháo niềng, tôi đã chọn hàm duy trì trong suốt để giữ cố định răng. Khi đeo lên răng, hàm gần như vô hình. Do vậy, tôi vẫn hoàn toàn tự tin khi giao tiếp với mọi người.”

– Anh Mạnh Trung – 25 tuổi chia sẻ:

“Tôi đã đeo hàm duy trì cố định sau tháo niềng. Ban đầu, hàm có hơi vướng víu nhưng chỉ sau vài ngày là đã thích ứng được. Sau gần 6 tháng, răng của tôi ổn định hoàn toàn nên có thể tháo hàm duy trì ra.”

– Chị Mai Trang – 29 tuổi chia sẻ:

“Được bác sĩ tại Nha Khoa Paris tư vấn, mình đã quyết định chọn hàm duy trì tháo lắp để đeo sau khi tháo niềng. Khí cụ dễ dàng tháo ra lắp vào nên không ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, hiệu quả giữ răng của khí cụ rất tốt. Chỉ sau 3 tháng, mình có thể tháo khí cụ hoàn toàn.”

Hàm trong suốt được đánh giá cao

Khí cụ duy trì trong suốt được đánh giá cao

9. Hướng dẫn vệ sinh khí cụ duy trì đúng cách

Khí cụ duy trì dễ bị ngả màu, ố vàng và không nên tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì thế bạn cần chú ý vệ sinh đúng cách sau khi tháo ra khỏi cung hàm để đảm bảo thẩm mỹ, độ bền của khay nhựa. Dưới đây là hướng dẫn cách vệ sinh, bảo quản khay duy trì mà bạn cần lưu ý:

– Bước 1: Chuẩn bị ít nước ấm, bàn chải đánh răng có lông mềm, bông tăm và nước ngâm chuyên dụng

– Bước 2: Vệ sinh hàm bằng nước ấm, dùng bàn chải và kem đánh răng vệ sinh hàm

– Bước 3: Dùng bông tăm đã nhúng vào nước sạch để lấy những mảng thức ăn còn bám lại ở khe nhỏ

– Bước 4: Thả hàm trong nước ngâm chuyên dụng 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại

– Bước 5: Lau khô, để ráo nước và bảo quản ở trong hộp đựng

10. Một số giải đáp về hàm duy trì

Dưới đây là thắc mắc liên quan đến khí cụ duy trì sau niềng răng được quan tâm nhiều nhất:

10.1. Tại sao khi đeo khí cụ duy trì vẫn bị chạy răng

Việc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng vẫn bị chạy răng là do hàm giả không tương thích với khuôn hàm tự nhiên, không tạo lực siết răng khiến răng trở lại vị trí cũ. Cách đeo hàm duy trì cũng đóng vai trò quan trọng, việc đeo sai cách có thể làm răng chạy nhanh chóng sau tháo niềng.

10.2. Đeo khí cụ duy trì có đau không

Đeo khí cụ duy trì không gây cảm giác đau hay thấy khó chịu chút nào. Lý do là vì bạn đã có khoảng thời gian làm quen với sự có mặt của khí cụ chỉnh nha trong khoang miệng. Do đó, đeo máng duy trì cũng giống như lúc bạn đeo khí cụ niềng răng, bạn sẽ không thấy bất tiện trong việc ăn uống hàng ngày.

Dùng hàm duy trì thường xuyên và đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả niềng răng của bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn và giải đáp được thắc mắc liên quan đến loại khí cụ này. Liên hệ ngay số hotline 1900 6900 để được Nha khoa Paris giải đáp thắc mắc chi tiết hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề hàm duy trì
Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Các loại hàm duy trì hiện nay – Ưu nhược điểm của từng loại

Sau khi chỉnh nha, khi răng đã vào đúng vị trí như mong muốn thì các khí cụ sẽ được tháo ra. Lúc này, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định sử

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì bao nhiêu tiền, 3 yếu tố ảnh hưởng tới chi phí

Hàm duy trì là một khí cụ có vai trò cực kỳ quan trọng khi chỉnh nha. Nếu không sử dụng hàm duy trì, các răng sẽ rất dễ dịch chuyển trở

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Ê răng khi đeo hàm duy trì do đâu – Biện pháp khắc phục

Hiện tượng ê răng khi đeo hàm duy trì thường xảy ra do hàm duy trì quá chặt, lực chải răng mạnh, mắc các bệnh lý răng miệng… Dần dần,

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Vì sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng: Giải pháp nhanh chóng

Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng thường do hai nguyên nhân là thiết kế của hàm duy trì không phù hợp hoặc dùng sai cách. Tùy vào từng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Hướng dẫn chăm sóc và đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Công dụng và cách dùng

Hàm duy trì trong suốt là khí cụ được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn sau khi niềng răng. Hàm có tính thẩm mỹ cao, an toàn và tiện

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map