Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em có tốt không – 2 loại phổ biến

Chỉnh nha bằng mắc cài sứ được các bác sĩ nha khoa đánh giá là kỹ thuật nắn chỉnh răng tốt dành cho trẻ em bởi những ưu điểm như: tính thẩm mỹ tốt, an toàn, hiệu quả cao… Hiện hai phương pháp niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em đang được áp dụng phổ biến là niềng mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự buộc. Trong đó, mắc cài sứ tự buộc tạo lực siết ổn định hơn và giảm thiểu cảm giác đau nhức trong quá trình đeo niềng.

1. Các phương pháp niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em

Để nắn chỉnh răng mọc sai lệch cho trẻ em, cha mẹ có thể lựa chọn mắc cài sứ thường hoặc mắc cài sứ tự buộc. Cả hai phương pháp đều đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhưng có một vài điểm khác biệt trong cấu tạo.

1.1. Niềng răng mắc cài sứ thường

Mắc cài được làm từ chất liệu sứ cao cấp và có rãnh nhỏ để gắn dây cung. Với phương pháp trên, các bác sĩ cần sử dụng dây thun để cố định dây cung trong các rãnh mắc cài. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, dây thun sẽ bị giãn ra.

Vì vậy, các bé cần tới nha khoa thường xuyên để các bác sĩ kiểm tra và thay thế dây thun mới. Nếu dây chun không được thay kịp thời sẽ làm cho lực kéo tác động lên răng không có sự ổn định và khả năng giữ dây cung cũng bị giảm xuống đáng kể. Khi đó, lực ma sát giữa mắc cài và dây cung khá lớn, khiến cho trẻ phải chịu những cơn đau buốt dai dẳng.

1.2. Niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Mắc cài sứ tự buộc là một sự cải tiến so với mắc cài thông thường. Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại trên là cấu tạo của mắc cài. Các mắc cài tự buộc có các chốt tự động với nhiệm vụ tương tự như dây thun trong phương pháp niềng răng bằng mắc cài truyền thống.

Tuy nhiên, các chốt tự động có thể giữ dây cung chắc hơn và không bị mất đi độ đàn hồi sau một thời gian dài sử dụng. Vì thế, trẻ sẽ không cần phải tới nha khoa thăm khám quá nhiều lần.

Bên cạnh đó, chốt tự động trên mắc cài giúp lực siết ổn định và tác động lực vừa phải lên răng. Nhờ vậy, cảm giác đau nhức trong quá trình niềng răng sẽ được giảm bớt đi đáng kể so với niềng bằng mắc cài thường.

Niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em

Niềng răng bằng mắc cài sứ tự buộc

2. Niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em có tốt không

Niềng răng mắc cài sứ giúp khắc phục hiệu quả các tình trạng răng hô, móm, lệch lạc… cho bé. Không chỉ vậy, phương pháp trên còn được các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đánh giá rất cao bởi những ưu điểm nổi bật về tính thẩm mỹ, an toàn… Tuy nhiên, song song với những ưu điểm trên, niềng răng mắc cài sứ vẫn còn tồn tại một vài mặt hạn chế.

2.1. Ưu điểm khi niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em

Kỹ thuật chỉnh nha bằng mắc cài sứ có những ưu điểm nổi trội sau:

Tính thẩm mỹ: Mắc cài sứ được làm từ sứ nguyên chất, với màu sắc gần tương đồng với màu răng thật. Do đó, trong quá trình đeo niềng, mắc cài sứ sẽ ít bị lộ ra bên ngoài so với các loại mắc cài truyền thống. Nhờ vậy, các bé vẫn có thể tự tin trong quá trình học tập cũng như giao tiếp với mọi người xung quanh.

Không gây kích ứng: Sứ được dùng để chế tạo mắc cài là loại sứ nguyên chất, không pha lẫn thêm bất kỳ tạp chất nào khác. Do đó, các bộ phận trong khoang miệng của trẻ em sẽ không gặp phải tình trạng kích ứng khi đeo niềng. Ngoài ra, mắc cài sứ còn được thiết kế bo tròn các góc với bề mặt nhẵn nên không gây cộm cấn và khó chịu như mắc cài kim loại.

Hiệu quả chỉnh nha cao: Phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ có thể khắc phục được hầu hết các trường hợp răng mọc sai lệch, từ đơn giản cho đến phức tạp. Sau khi kết thúc quá trình chỉnh nha, trẻ em sẽ sở hữu một hàm răng đều, đẹp với khớp cắn chuẩn.

Mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao do màu sắc gần trùng với màu răng thật

Mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao do màu sắc gần trùng với màu răng thật

2.2. Nhược điểm khi niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em

Tất cả các phương pháp chỉnh nha đều tồn tại song song cả hai mặt ưu, nhược điểm và niềng răng bằng mắc cài sứ cũng như vậy. Nhược điểm lớn nhất của mắc cài sứ là dễ bị mẻ, vỡ. So với kim loại, mắc cài sứ dễ bị vỡ hơn khi phải chịu những va chạm mạnh. Nếu không xử lý kịp thời, quá trình chỉnh nha chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, mức giá niềng răng bằng mắc cài sứ cũng cao hơn so với mắc cài kim loại truyền thống. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ khi đeo niềng cũng như kết quả chỉnh nha chắc chắn sẽ không khiến các mẹ phải thất vọng.

3. Độ tuổi thích hợp để niềng răng mắc cài sứ cho trẻ

Bác sĩ Hồ Hiệp Anh Tuấn – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách dịch vụ niềng răng và răng sứ khu vực miền Nam của Nha Khoa Paris đã nhận định, từ 12 – 16 tuổi là giai đoạn phù hợp nhất để tiến hành niềng răng mắc cài sứ cho trẻ. Bởi đây là độ tuổi trẻ vẫn đang thay răng sữa và ổn định răng vĩnh viễn. Bên cạnh đó, xương hàm của trẻ cũng còn khá mềm nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc uốn nắn răng.

Nếu như trẻ niềng răng ở độ tuổi trên, các răng mọc sai lệch có thể dễ dàng dịch chuyển tới đúng vị trí trên cung hàm mà không cần phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn. Không chỉ vậy, việc chỉnh nha đúng thời điểm còn giúp giảm thiểu cảm giác đau nhức và khó chịu trong quá trình đeo niềng.

4. Quy trình niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em

Tại Nha Khoa Paris, quy trình niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Bác sĩ thăm khám, xác định tình trạng răng miệng và tư vấn dịch vụ.

Bước 2: Bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của trẻ.

Bước 3: Trẻ được bác sĩ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các dụng cụ chuyên dụng. Trong trường hợp trẻ đang mắc phải bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ điều trị triệt để trước khi chỉnh nha.

Bước 4: Bác sĩ lấy dầu hàm cho trẻ. Toàn bộ dữ liệu về dấu hàm sẽ được chuyển tới bộ phận chế tác để thiết kế mắc cài phù hợp với hàm răng.

Bước 5: Gắn mắc cài sứ cùng với những khí cụ chỉnh nha khác lên hàm răng của trẻ.

Bước 6: Trẻ tới nha khoa thăm khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh lực siết của khí cụ.

Bước 7: Khi răng đã dịch chuyển tới đúng vị trí chuẩn, bác sĩ sẽ tháo khí cụ chỉnh nha ra khỏi hàm răng. Ngoài ra, trẻ cần tiếp tục đeo hàm duy trì để tránh tình trạng răng dịch chuyển trở về vị trí ban đầu.

Bác sĩ thăm khám răng miệng cho trẻ trước khi niềng răng

Bác sĩ thăm khám răng miệng cho trẻ trước khi niềng răng

5. Trẻ em niềng răng mất bao lâu

Thông thường, quá trình niềng răng ở trẻ em sẽ dao động trong khoảng 18 – 14 tháng. Tuy nhiên, tổng thời gian niềng răng thực tế còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của trẻ.

Với những trẻ có sức khỏe răng miệng tốt, răng bị sai lệch nhẹ thì chỉ cần đeo niềng khoảng 12 tháng đã đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, nếu như răng của trẻ mọc lệch ở mức độ nghiêm trọng thì thời gian chỉnh nha chắc chắn sẽ kéo dài hơn. Ngoài ra, trong trường hợp trẻ mắc bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu… quá trình chỉnh nha cũng sẽ lâu hơn do bác sĩ cần điều trị bệnh lý trước khi niềng.

Trẻ bị sâu răng thường mất nhiều thời gian chỉnh nha hơn

Trẻ bị sâu răng thường mất nhiều thời gian chỉnh nha hơn

6. Chỉnh nha mắc cài sứ có làm thay đổi khuôn mặt của bé không

Theo nhận định của nhiều chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực răng hàm mặt, về bản chất, niềng răng mắc cài sứ không gây ảnh hưởng trực tiếp tới xương mặt của trẻ. Phương pháp trên chỉ có vai trò kéo răng mọc sai lệch trở về đúng vị trí trên cung hàm.

Khi khớp cắn hai hàm được cải thiện, khuôn mặt của trẻ chắc chắn cũng sẽ có sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi đó theo hướng tích cực nên cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Điển hình như với trường hợp trẻ bị hô, móm hay khớp cắn lệch, niềng răng sẽ giúp gương mặt của trẻ trở nên cân đối và hài hòa hơn.

7. Những vấn đề cần lưu ý khi niềng răng mắc cài sứ cho trẻ

Để quá trình niềng răng mắc cài sứ ở trẻ diễn ra suôn sẻ, nhẹ nhàng, cha mẹ cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

Cho trẻ niềng răng tại những địa chỉ uy tín, đáp ứng được những tiêu chí sau: có giấy phép hoạt động, bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, khí cụ chỉnh nha chất lượng tốt…

Trong những ngày đầu khi trẻ mới niềng răng, các mẹ chỉ nên cho trẻ ăn đồ mềm, dễ nhai để tránh tình trạng răng, hàm phải hoạt động quá nhiều và làm tăng cảm giác đau nhức.

Khi trẻ đã thích ứng được với lực kéo của khí cụ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, thức ăn nên được cắt thành từng miếng nhỏ để răng không phải dùng quá nhiều lực nhai.

Không nên sử dụng các loại thực phẩm quá cứng bởi lực nhai có thể làm mắc cài dễ bị nứt, vỡ.

Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như kẹo ngọt, bắp rang bơ… Chúng chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hình thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển. Khi đó, trẻ sẽ có nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu… và làm gián đoạn quá trình chỉnh nha.

Rèn cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Ngoài ra, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa để loại bỏ toàn bộ cặn thức ăn còn bám lại trong kẽ răng và rãnh mắc cài.

Đưa trẻ tới nha khoa thăm khám định kỳ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tiến độ dịch chuyển của răng và điều chỉnh lực siết sao cho phù hợp nhất.

Cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt

Cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt

Niềng răng mắc cài sứ cho trẻ em là phương pháp được nhiều phụ huynh lựa chọn. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong bài viết trên đã giúp các cha mẹ đã có thêm nhiều thông tin bổ ích để đồng hành cùng con trong quá trình chỉnh nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ bị vàng: Nguyên nhân và cách hạn chế

Niềng răng mắc cài sứ bị vàng: Nguyên nhân và cách hạn chế

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
5 Tiêu chí đánh giá địa chỉ niềng răng mắc cài sứ tại Hà Nội

5 Tiêu chí đánh giá địa chỉ niềng răng mắc cài sứ tại Hà Nội

Khi lựa chọn địa chỉ niềng răng mắc cài sứ tại Hà Nội, bạn cần căn cứ theo 5 tiêu chí sau: bác sĩ chuyên môn cao; trang thiết bị, công

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Niềng răng mắc cài sứ – Tất cả những điều bạn cần biết

Niềng răng mắc cài sứ – Tất cả những điều bạn cần biết

So với mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ được xem là một bước tiến vượt bậc. Với mắc cài sứ, tính thẩm mỹ của hàm răng vẫn được

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Bảng giá niềng răng chi tiết

Niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu? Bảng giá niềng răng chi tiết

Niềng răng mắc cài sứ là giải pháp nắn chỉnh răng được nhiều người lựa chọn do đảm bảo tính thẩm mỹ khi đeo niềng. Vậy niềng răng mắc

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Giá niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ mới nhất 2024

Giá niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ mới nhất 2024

Giá niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ là chủ đề được nhiều người quan tâm bởi đây là phương pháp phục hình răng mới, phổ biến với nhiều đối

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Niềng răng mắc cài sứ có mấy loại? Giá bao nhiêu? Niềng trong bao lâu?

Niềng răng mắc cài sứ có mấy loại? Giá bao nhiêu? Niềng trong bao lâu?

Niềng răng mắc cài sứ có hai loại là mắc cài thường và tự đóng. Niềng mắc cài sứ có cải tiến rõ rệt như: lực kéo mạnh, tính thẩm mỹ

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map