23/04/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Viêm lợi ở trẻ em không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nếu như không được chữa trị kịp thời. Những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết bệnh lý để có phương án chữa trị kịp thời.
Viêm lợi răng là một bệnh lý mà không ít trẻ gặp phải với các dấu hiệu như nướu sưng tấy, chảy máu chân răng, đau nhức… Bài viết dưới đây của Nha Khoa Paris sẽ chia sẻ những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em cũng như nguyên nhân và biện pháp xử lý phù hợp.
Bệnh viêm lợi ở trẻ em chủ yếu xảy ra do những nguyên nhân mọc răng, vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ, dị ứng, rối loạn hệ thống trong cơ thể, sử dụng thuốc, bệnh về máu và ăn uống kém khoa học.
– Mọc răng: làm phá vỡ cấu trúc mô lợi. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và gây viêm.
– Vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ: Trẻ không vệ sinh răng miệng cẩn thận khiến cặn thức ăn và mảng bám không được loại bỏ triệt để, làm vi khuẩn sinh sôi và tấn công nướu (1).
– Dị ứng: với thức ăn, kem đánh răng, nướu súc miệng… khiến nướu bị kích ứng và dễ viêm.
– Rối loạn hệ thống trong cơ thể: Trẻ mắc bệnh lý nền như tiểu đường hoặc thiếu vitamin, khoáng chất… dễ bị viêm hơn do hệ miễn dịch suy yếu.
– Sử dụng thuốc: Viêm nướu ở trẻ có thể là tác dụng phụ của việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin…
– Bệnh về máu: Lượng bạch cầu trong cơ thể bị suy giảm khiến cơ thể khó ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn nên dễ dẫn đến viêm.
– Ăn uống kém khoa học: Trẻ ăn nhiều đồ ngọt khiến cho vi khuẩn phát triển nhanh chóng và tấn công đến nướu.
Các dạng viêm lợi ở trẻ em thường gặp gồm có viêm lợi thông thường, viêm lợi do bệnh về máu, viêm lợi do virus, tác dụng phụ của thuốc và viêm lợi loét hoại tử.
Viêm lợi thông thường là một bệnh mà rất nhiều trẻ gặp phải. Bệnh không nguy hiểm và nhanh chóng khỏi nếu như trẻ được chăm sóc đúng cách.
Bệnh xảy ra chủ yếu do những nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không cẩn thận, mọc răng… Cha mẹ có thể nhận biết bệnh lý thông qua những dấu hiệu như:
– Lợi bị ngứa, sưng tấy
– Lợi có màu đỏ thẫm
– Trẻ bị chảy nhiều nước dãi
Trường hợp trẻ mắc các bệnh về máu, lượng bạch cầu trung tính giảm khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu đi đáng kể. Vi khuẩn gây hại trong khoang miệng dễ dàng tấn công vào mô nướu và gây viêm nhiễm.
Dấu hiệu của viêm lợi do bệnh về màu gồm gó:
– Lợi có màu đỏ thẫm và dễ chảy máu
– Lợi xuất hiện vết loét, gây đau nhức
– Xuất huyết dưới da
– Chảy máu chân răng, thậm chí tiểu ra máu
Viêm lợi do virus Herpes là bệnh nhiễm trùng miệng cấp tính gây ra bởi virus Herpes. Bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ từ 2 – 5 tuổi do hệ miễn dịch vẫn chưa phát triển toàn diện. Virus tồn tại nhiều trong nước bọt, xâm nhập vào nướu và gây viêm cấp tính (2).
Sau khi ủ bệnh 1 tuần, bệnh có các triệu chứng như:
– Nướu đau, gây khó khăn khi ăn nhai
– Niêm mạc miệng có vết loét
– Lợi bị phù nề, tấy đỏ
– Lợi có mụn nước màu vàng hoặc trắng xám
– Nổi hạch ở cổ
– Sốt
Thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm… có tác dụng phụ là giảm tiết nước bọt, tăng nguy cơ bị viêm lợi. Tình trạng trên không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ.
Viêm lợi do tác dụng phụ của thuốc có những triệu chứng như:
– Trẻ bị đau nhức lợi
– Lợi không chảy máu và vẫn có màu hồng hào
– Lợi phì đại
Viêm lợi loét hoại tử ở trẻ xảy ra do sự bùng phát của vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng. Các mô lợi bị lở loét, hoại tử khiến trẻ đau nhức dữ dội.
Bệnh còn có triệu chứng:
– Sốt, toàn thân mệt mỏi
– Phần lợi bị loét, hoại tử có lớp giả mạc màu trắng
– Tăng tiết nước bọt
– Hôi miệng
Bệnh viêm lợi ở trẻ em được điều trị bằng cách loại bỏ mảng bám, cao răng, uống thuốc hoặc áp dụng các mẹo tại nhà.
Viêm lợi ở mức độ nhẹ được điều trị bằng phương pháp làm sạch cao răng, mảng bám. Bác sĩ nha khoa sử dụng thiết bị chuyên dụng để lấy cao răng, mảng bám ra khỏi bề mặt thân răng và dưới nướu, giúp loại bỏ ổ vi khuẩn gây hại.
Sau khi lấy cao răng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng cẩn thận và ăn uống khoa học để bệnh mau chóng hồi phục.
Trẻ bị viêm lợi có mủ và chảy máu cần sử dụng thuốc để bệnh mau chóng hồi phục.
– Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Phenoxymethylpenicillin… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm lan rộng (3).
– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Naphacogyl… giảm triệu chứng đau nhức do viêm gây ra.
– Thuốc kháng viêm non-steroid: Meloxicam, Ibuprofen… có tính chống viêm, hạ sốt và giảm đau nhức nướu.
Các triệu chứng của bệnh viêm nướu ở trẻ có thể được cải thiện bằng cách sử dụng nước muối, mật ong và nước cốt chanh.
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Muối có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng viêm nướu ở trẻ em. Cha mẹ hãy cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý khoảng 2 lần/ngày, mỗi lần súc trong khoảng 30 – 60 giây.
– Sử dụng mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ cải thiện bệnh lý viêm lợi ở trẻ em. Cha mẹ chỉ cần thoa trực tiếp mật ong lên nướu của trẻ, giữ trong khoảng vài phút rồi cho trẻ súc miệng bằng nước sạch (4).
– Sử dụng nước cốt chanh: Chanh có khả năng kháng viêm và chứa nhiều vitamin C nên giúp nướu bị tổn thương mau chóng hồi phục. Cha mẹ hãy cho một ít muối vào nước cốt chanh rồi thoa lên nướu và súc miệng lại sau khoảng vài phút.
Để sớm phát hiện được bệnh lý viêm nướu răng ở trẻ em và có phương án xử lý kịp thời, cha mẹ có thể căn cứ theo các hình ảnh sau đây:
Viêm lợi trùm là một bệnh lý về răng miệng xuất hiện khi lợi trùm lên thân răng, khiến cho răng không mọc được hoặc bị lệch sang bên.
Bệnh lý trên có các triệu chứng điển hình là:
– Phần lợi tại vị trí mọc răng bị sưng phồng, tấy đỏ, thậm chí có mủ khi viêm nhiễm nặng.
– Đau buốt kéo dài, gây khó khăn khi há miệng, nuốt nước bọt và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
– Thân nhiệt tăng cao kèm theo nổi hạch ở cổ.
– Lợi trùm kết hợp với răng mọc lên cao tạo ra những khoảng trống khiến cặn thức ăn dễ dàng giắt lại và gây ra mùi hôi miệng.
– Phần mô nướu quanh răng dễ chảy máu.
Để ngăn chặn bệnh lý viêm nướu ở trẻ em, cha mẹ nên:
– Súc miệng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
– Chải răng nhẹ nhàng 2 – 3 lần/ngày, tránh dùng lực quá mạnh bởi có thể làm tổn thương tới nướu.
– Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám, cặn thức ăn thừa, ngăn vi khuẩn phát triển.
– Tránh ăn đồ cay, nóng do khiến cho các mô nướu bị kích ứng.
– Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thịt, cá… nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, giúp mô nướu nhanh hồi phục.
– Uống 2 lít nước/ngày để ngăn tình trạng khô miệng.
– Đưa bé đến phòng khám nha khoa để lấy cao răng và làm sạch răng miệng tổng quát.
Mong rằng những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em trong bài viết trên đây của Nha Khoa Paris sẽ giúp cha mẹ nhanh chóng phát hiện bệnh lý ở trẻ. Nhìn chung, viêm nướu có thể khỏi hoàn toàn nếu được chữa trị kịp thời. Do đó, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu mắc phải bệnh lý.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×