02/06/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Miệng móm là tình trạng phần hàm dưới chìa ra ngoài hàm trên khiến gương mặt mất cân đối. Miệng móm xấu hay đẹp còn tùy vào độ móm nặng hay nhẹ và mức độ hài hòa giữa các đường nét trên gương mặt. Tình trạng miệng móm có thể chữa bằng cách bọc răng sứ, niềng răng hoặc phẫu thuật chỉnh móm tùy thuộc vào tình trạng răng và hàm.
Miệng móm không chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nguy cơ về bệnh lý về răng miệng không tốt cho sức khỏe. Vậy miệng móm xảy ra do đâu? Cần làm gì để cải thiện? Hãy cùng Nha khoa Paris đi tìm lời giải đáp ngay sau đây.
Miệng móm chỉ 1 người bị móm ở mức độ nặng. Khi đó dù nhìn từ bất kể góc thẳng hay nghiêng cũng đều thấy rõ phần cằm bị hất ra ngoài, khuôn mặt trông giống chiếc lưỡi cày (1).
Xét về thẩm mỹ, miệng móm được cho là không đẹp vì sẽ khiến khuôn mặt mất cân đối, ảnh hưởng đến nụ cười và khiến người sở hữu cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh.
Xét về chức năng của hàm, miệng móm là không tốt cho sức khỏe. Khớp cắn bị sai lệch sẽ khiến việc ăn uống gặp khó khăn. Nếu để tình trạng tiếp diễn trong thời gian dài còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như đau khớp thái dương hàm, tổn thương dạ dày,…
Tuy nhiên vẫn có nhiều ngôi sao nổi tiếng sở hữu miệng móm mà vẫn có được ngoại hình long lanh, duyên dáng như Yoona, Sehun, Taeyong,… Họ có điểm chung là khi chụp góc nghiêng thì sẽ lộ móm. Còn nhìn thẳng và nhìn tổng quan thì vẫn thấy ưa nhìn và đáng yêu.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, miệng móm thường xảy ra do các nguyên nhân như: di truyền, yếu tố môi trường và mất răng (2).
– Di truyền: trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị răng móm thì khả năng cao thế hệ sau sinh ra cũng gặp phải tình trạng này. Các đoạn gen ở hàm dưới phát triển quá mức sẽ ức chế việc phát triển ở hàm trên, gây ra hiện tượng móm
– Yếu tố môi trường: các thói quen xấu như ngậm ti giả, mút tay, đặt lưỡi không đúng vị trí, chống cằm, chống tay, ăn nhai một bên,… kéo dài lâu ngày sẽ khiến khớp cắn hai hàm bị sai lệch, gây nên hiện tượng móm
– Mất răng: vị trí bị mất răng dễ bị tiêu xương và từ đó làm cho nướu bị tụt, răng xô lệch. Đặc biệt trong trường hợp mất răng hàm trên, xương hàm bị tiêu biến cũng sẽ khiến diện tích hàm trên bị teo lại, gây ra móm
– Chấn thương: chấn thương vùng mặt có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm và khớp cắn, dẫn đến miệng móm
Miệng móm dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như:
– Hàm dưới nhô ra phía trước so với hàm trên
– Môi dưới thường nhô ra ngoài, khó ngậm kín miệng
– Khó khăn khi ăn nhai, nói chuyện
– Mặt dài, gồ ghề
– Rối loạn khớp thái dương hàm
Tình trạng miệng móm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như: giảm tính thẩm mỹ, gây khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý, rối loạn khớp thái dương hàm, khó khăn khi ăn nhai, dẫn đến vấn đề tiêu hóa, tăng nguy cơ sâu răng và viêm lợi (3).
Người miệng móm thì khi nhìn nghiêng gương mặt sẽ bị lõm, hàm dưới và cằm đưa ra trước nhiều khiến khuôn mặt không hài hòa, mất thẩm mỹ. Khi cười răng cửa hàm dưới sẽ bao phủ hàm trên làm gương mặt kém tươi tắn và trông già hơn.
Người có miệng móm sẽ có sự bất thường về vị trí tiếp xúc giữa lưỡi và răng. Âm thanh khi nói có thể sẽ sai lệch, nói ngọng, khó phát âm được tròn vành rõ chữ. Họ sẽ ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý và các mối quan hệ xã hội.
Khớp cắn sai lệch do miệng móm khiến hai khớp hàm không được tiếp xúc với nhau đúng cách. Trong thời gian dài sẽ dẫn đến mỏi hàm và rối loạn khớp thái dương hàm.
Hàm dưới sai lệch so với hàm trên khiến chuyển động khớp hàm khó khăn hơn. Người miệng móm sẽ có xu hướng nhai ít hơn và khiến thức ăn không được nghiền kỹ. Khi đó dạ dày phải làm việc với cường độ cao, gây bệnh lý đường tiêu hóa.
Miệng móm khó vệ sinh, dễ giắt thức ăn vào, nên dễ có nguy cơ mắc sâu răng, hôi miệng, viêm lợi.
Trong văn hóa người Á Đông, các đặc điểm trên cơ thể của con người luôn có một mối liên hệ mật thiết đối với tính cách, vận mệnh của họ. Miệng móm cũng không ngoại lệ, đặc điểm này tiết lộ không ít về chủ nhân. Cụ thể:
Mồm móm được xem là một đặc điểm không mang vượng khí cho đàn ông theo nhân tướng học.
– Tính cách: hầu hết đàn ông mồm móm đều là người bảo thủ, cố chấp. Họ không bao giờ lắng nghe hay tiếp thu ý kiến của người khác mà chỉ nhất nhất cho là mình đúng
– Tình duyên: do cá tính luôn coi mình là trung tâm mà những anh chàng miệng móm không được nhiều cô nàng quý mến
– Sự nghiệp: đường công danh sự nghiệp của các quý ông miệng móm cũng không mấy suôn sẻ, thuận lợi. Công việc của họ gặp nhiều khó khăn. Dù cố gắng nhiều cũng không được đền đáp xứng đáng
Cũng giống như đối với đàn ông, miệng móm không mang lại nhiều vui vẻ, may mắn cho người phụ nữ.
– Tính cách: phụ nữ mồm móm là người ích kỷ, luôn muốn bản thân mình là nhất và không bao giờ chịu lắng nghe suy nghĩ của người khác. Họ cũng rất chặt chẽ trong vấn đề tiền nong nên thường bị đánh giá là bần tiện
– Tình duyên: các quý cô miệng móm không có được nhiều mối nhân duyên tốt, dẫn đến nhiều u buồn, đau khổ. Sau này khi đã lập gia đình, họ cũng không được yên ổn do luôn phải lo lắng, mệt mỏi vì con cái
– Sự nghiệp: miệng móm khiến cho khuôn mặt chị em trở nên thiếu cân đối. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, khiến họ mất đi không ít cơ hội thăng tiến
Miệng móm có thể được điều trị bằng các biện pháp như: bọc răng sứ, niềng răng móm và phẫu thuật hàm móm.
Bọc răng sứ là biện pháp khắc phục móm phù hợp với những người bị móm nhẹ, móm ít do răng,…
Bác sĩ sẽ mài bớt một phần thân răng thật để làm trụ răng. Sau đó đặt mão sứ vừa khít ra bên ngoài. Răng sứ có màu sắc, hình dáng, kích cỡ giống như răng thật. Sau khi bọc sứ, khách hàng sẽ có được hàm răng trắng sáng, đều đẹp, chức năng ăn nhai cũng đảm bảo tốt.
Niềng răng móm là giải pháp được nhiều người lựa chọn nhất với trường hợp móm do răng. Bác sĩ sẽ dùng khí cụ để tạo lực siết và kéo giúp các răng di chuyển đến vị trí mong muốn. Niềng răng đem lại hiệu quả ổn định, lâu dài, không xâm lấn răng thật và phù hợp với cả trường hợp móm nặng, sai lệch nhiều, tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, hàm răng và giúp khớp cắn cân đối (4).
Người miệng móm sẽ phải phẫu thuật nếu lý do gây móm là do cấu trúc xương. Bác sĩ sẽ can thiệp vào tổ chức xương hàm để cắt bỏ 1 phần xương hàm dưới. Sau đó kéo lùi toàn bộ hàm về vị trí chuẩn.
Qua đó, cải thiện được các ảnh hưởng của móm gây ra như ngoại hình, sức khỏe và chức năng ăn nhai.
Chi phí điều trị miệng móm dao động từ 30.000.000 VNĐ đến 130.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào phương pháp thực hiện. Dưới đây là bảng giá chi tiết tại Nha khoa Paris:
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
NIỀNG RĂNG |
||
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại 3M – Gói cơ bản | Gói | 30.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại 3M – Gói phức tạp | Gói | 40.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại 3M – Gói tự buộc | Gói | 40.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Kim Loại AI DESIGN- Gói thông minh | Gói | 45.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Sứ AI DESIGN – Gói cơ bản | Gói | 48.000.000 |
Niềng Răng Mắc Cài Sứ AI DESIGN – Gói tự buộc | Gói | 58.000.000 |
Niềng Răng Khay Trong Invisalign Express | Gói | 45.000.000 |
Niềng Răng Khay Trong Invisalign Essentials | Gói | 70.000.000 |
Niềng Răng Khay Trong Invisalign Lite | Gói | 80.000.000 |
Niềng Răng Khay Trong Invisalign Moderate | Gói | 100.000.000 |
Niềng Răng Khay Trong Invisalign Comprehensive | Gói | 120.000.000 |
Niềng Răng Khay Trong Invisalign Comprehensive Plus | Gói | 130.000.000 |
BỌC RĂNG SỨ |
||
Răng sứ Venus | Răng | 3.000.000 |
Răng sứ Emax Zic | Răng | 6.000.000 |
Răng sứ Cercon | Răng | 6.000.000 |
Răng sứ Lava Plus | Răng | 8.000.000 |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max | Răng | 7.000.000 |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 3S | Răng | 10.000.000 |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 4S | Răng | 12.000.000 |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max 5S | Răng | 15.000.000 |
Răng sứ thẩm mỹ P-Max Kim cương | Răng | 18.000.000 |
Veneer sứ Emax / Cercon HT | Răng | 8.000.000 |
Veneer sứ P-Max 3S | Răng | 10.000.000 |
Veneer Ultra Thin | Răng | 12.000.000 |
PHẪU THUẬT CÂN CHỈNH HÀM |
||
Chỉnh hàm hàm hô/ móm mini | Lần | 55.000.000 |
Chỉnh hình hàm hô/ móm 3D – 1 hàm trên/ dưới | Lần | 65.000.000 |
Lưu ý: Bảng giá chưa bao gồm ưu đãi
Một số biện pháp giúp phòng ngừa miệng móm:
– Khám thai định kỳ để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh có thể dẫn đến “miệng móm”
– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, protein,… để hỗ trợ phát triển xương hàm và răng
– Tránh các thói quen xấu như mút tay, ngậm núm vú, nghiến răng, thở bằng miệng,… kéo dài ở trẻ nhỏ
– Khám nha khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị “miệng móm” kịp thời
– Không hút thuốc lá, hạn chế thực phẩm ăn uống có đường
– Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để tránh các vấn đề về răng miệng
– Nếu nghi ngờ trẻ có nguy cơ mắc khớp cắn ngược, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể
Miệng móm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, đặc biệt là trường hợp móm do hàm. Cải thiện tình trạng móm sớm sẽ mang đến nụ cười tự tin hơn cho bạn. Liên hệ ngay Nha khoa Paris qua số hotline 1900 6900 để được nhận tư vấn chi tiết nhất từ bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×