Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Niềng răng nên ăn gì và không nên ăn gì? Những lưu ý cần nhớ

Niềng răng nên ăn gì luôn là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng khi niềng răng. Một chế độ ăn uống phù hợp với người niềng răng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, bảo vệ khí cụ niềng răng. Nếu bạn đang niềng răng và chưa biết xây dựng thực đơn như thế nào, hãy theo dõi bài viết sau cùng Nha khoa Paris.

1. Niềng răng có ăn uống bình thường được không?

Những người niềng răng hoàn toàn có thể ăn uống được ngay sau khi rời khỏi phòng khám nha khoa. Tuy nhiên sẽ có rất nhiều món nên ăn và nên kiêng để tránh ảnh hưởng tới mắc cài (1).

Đặc biệt sẽ có 2 thời điểm khiến người niềng răng thậm chí không thể ăn uống bình thường được, bao gồm:

1.1. Thời điểm mới lắp mắc cài niềng răng

Trong giai đoạn đầu khi mới gắn mắc cài niềng răng, khách hàng sẽ chưa quen với sự tồn tại của hàng loạt khí cụ trong khoang miệng. Do vậy việc ăn uống sẽ khó chịu và phức tạp hơn.

Đặc biệt hơn, bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi gắn mắc cài bạn sẽ gặp cảm giác đau nhức, ê ẩm. Những cảm giác này sẽ khiến bạn cảm thấy không muốn ăn hoặc thậm chí không dám ăn.

Sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ gặp cảm giác đau nhức

Sau khi gắn mắc cài, bạn sẽ gặp cảm giác đau nhức

1.2. Thời điểm mới siết lại dây cung chỉnh nha

Với niềng răng mắc cài, cứ sau khoảng 3 – 4 tuần thì bạn sẽ phải siết lại dây cung 1 lần. Mỗi lần siết dây cung như vậy thì những cơn đau nhức sẽ quay lại khiến bạn không thể ăn uống bình thường (2).

Nhưng bạn cũng không cần lo lắng, bởi những cơn đau cũng sẽ biến mất dần sau vài ngày. Thậm chí sau 3 – 4 lần siết lại dây cung, đôi khi bạn đã quen với cảm giác đau nên có thể vẫn ăn uống bình thường được.

2. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc niềng răng như thế nào

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và thời gian niềng răng. Có chế độ ăn uống phù hợp khi niềng răng sẽ mang lại những lợi ích sau:

– Quá trình dịch chuyển răng thuận lợi: ăn thức ăn mềm sẽ giảm lực tác động lên răng, hạn chế nguy cơ bung dây cung và gãy mắc cài, giúp răng dịch chuyển đúng theo phác đồ của bác sĩ

– Giảm cảm giác đau nhức: thức ăn mềm sẽ giảm ê buốt và nhạy cảm trong giai đoạn đầu niềng răng, giúp việc ăn uống dễ dàng hơn

– Bảo vệ sức khỏe răng miệng: chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ lành vết thương nếu có nhổ răng

– Rút ngắn thời gian niềng răng: tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề về răng miệng, từ đó rút ngắn thời gian điều trị niềng răng

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian niềng răng

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian niềng răng

3. Người niềng răng nên ăn gì?

Đối với người niềng răng thì nên bổ sung các loại thực phẩm sau: thực phẩm từ trứng, sữa; rau củ quả mềm; sinh tố, nước ép hoa quả; ngũ cốc dinh dưỡng, thức ăn chín mềm và bổ sung Protein.

3.1. Thực phẩm từ trứng, sữa

Người niềng răng nên ưu tiên các món ăn từ phô mai, bơ, các loại bánh và thức uống chế biến từ sữa, sữa chua,… Trong quá trình niềng răng, đặc biệt là giai đoạn đầu, những sản phẩm từ bơ sữa cung cấp năng lượng và dinh dưỡng, giúp khắc phục tình trạng hóp má và sụt cân. Bánh flan, bánh bông lan, trứng luộc,… đều rất giàu Vitamin D, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng hiệu quả (3).

Các thực phẩm mềm này cũng giúp giảm áp lực lên hàm răng mới đeo mắc cài và đang trong quá trình di chuyển.

3.2. Rau củ quả mềm

Rau củ quả là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi đeo niềng răng, không phải loại rau củ quả hay cách chế biến nào cũng phù hợp.

Những người mới niềng răng nên chọn các loại rau nấu chín mềm và trái cây mềm, cắt thành miếng nhỏ hoặc xay nhuyễn thành sinh tố, ép lấy nước. Một số gợi ý về rau củ quả phù hợp bao gồm: chuối, nho, bơ, sốt táo, rau luộc như rau dền, rau mồng tơi, salad rau củ quả cắt nhỏ, cà rốt luộc/hấp, khoai tây nghiền,…

Khoai tây nghiền tốt cho người niềng răng

Khoai tây nghiền tốt cho người niềng răng

3.3. Sinh tố, nước ép hoa quả

Những đồ uống lỏng, chế phẩm từ hoa quả sẽ cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Khi xay nhỏ, ép nước thì việc tiêu hoá các loại đồ uống này trở nên dễ dàng đối với người niềng răng.

3.4. Ngũ cốc dinh dưỡng

Các loại ngũ cốc dinh dưỡng như hạt điều, lúa mì,… rất dễ nhai, thích hợp cho người mới niềng răng. Nhóm thực phẩm này bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột, giúp cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động suốt cả ngày.

3.5. Thức ăn chín mềm

Các món ăn đã nấu chín và mềm như cháo, súp, bún và đậu phụ rất phù hợp cho những người đang niềng răng. Những loại thực phẩm này dễ nuốt và không đòi hỏi nhiều lực nhai, giúp bảo vệ các mắc cài và dây cung. Hơn nữa, chúng còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình niềng răng.

Món súp dễ nuốt và không đòi hỏi nhiều lực nhai

Món súp dễ nuốt và không đòi hỏi nhiều lực nhai

3.6. Bổ sung Protein

Thịt bò, thịt heo, thịt gà, tôm, cá, hải sản,… bổ sung protein cho cơ thể hoạt động không bị mệt mỏi. Tuy nhiên cần chế biến thật mềm và cắt nhỏ trước khi ăn, tránh cắn xé.

4. Niềng răng không nên ăn gì

Trong chế độ ăn cho người niềng răng sẽ có rất nhiều loại thực phẩm cần kiêng hoặc thậm chí không được ăn, bao gồm:

4.1. Đồ ăn cứng

Thực phẩm cứng như đá viên, kẹo cứng và mía có thể gây tác động mạnh đến mắc cài và răng hàm khi nhai. Sử dụng lực lớn để nhai các loại thực phẩm này có thể dẫn đến bung mắc cài, ê buốt răng, đau nhức và dịch chuyển dây cung. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả niềng răng, không đạt được mong muốn của cả người niềng và bác sĩ.

4.2. Thực phẩm dai

Các loại thực phẩm dai như bánh nếp, bánh dẻo và kẹo dẻo là những món ăn không phù hợp cho người niềng răng vì yêu cầu nhai nhiều và liên tục. Thêm vào đó, những món này dễ bám vào mắc cài, khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Điều này không chỉ làm tăng cảm giác đau nhức mà còn có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác.

Bánh nếp dẻo, dễ bám vào mắc cài

Bánh nếp dẻo, dễ bám vào mắc cài

4.4. Đồ ăn quá nóng hoặc lạnh

Các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh như lẩu, kem, đá viên và đồ uống lạnh có thể gây ê buốt và đau nhức răng. Nguyên nhân là do răng đang bị tác động bởi lực kéo của khí cụ niềng, làm cho chân răng yếu hơn và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ.

4.5. Thực phẩm nhiều đường

Thực phẩm chứa nhiều đường là kẻ thù của răng miệng, đặc biệt khi đang niềng răng. Các loại bánh kẹo, nước ngọt và socola có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh nha chu. Sâu răng sẽ tác động đến kết quả niềng răng, khiến bạn phải kéo dài thời gian niềng để điều trị sâu răng và các vấn đề liên quan.

4.6. Thực phẩm nhiều mảnh vụn

Bạn nên tránh ăn những thực phẩm giòn và nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim,… vì các mảnh vụn có thể mắc kẹt trong mắc cài hoặc giữa các khoảng trống của răng. Điều này dễ bị bỏ sót khi vệ sinh, dẫn đến các vấn đề răng miệng, làm kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.

5. Thực đơn trong tuần đầu tiên cho người mới niềng răng

Tuần đầu tiên luôn là thời kì vất vả nhất, sau đó khi đã quen với bộ niềng trong khoang miệng thì bạn có thể ăn uống dễ dàng hơn rất nhiều. Menu dành cho những bạn mới niềng răng nên bổ sung hàng ngày gồm:

Món ăn chính:

– Cháo tự nấu như cháo gà, bò, heo, tôm, cua hoặc cháo chay

– Cháo ăn liền, cháo đóng hộp

– Súp gà, súp heo, súp rau củ quả,…

– Thịt bò, heo, gà hầm nhừ

Đồ uống:

– Nước lọc

– Nước cam

– Các loại sinh tố

Cần đảm bảo cung cấp và bổ sung dinh dưỡng đủ để nuôi cơ thể. Tránh bỏ ăn trong thời kỳ đầu để cơ thể không bị suy nhược cũng như đối mặt với trạng thái mệt mỏi.

Món cháo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

Món cháo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể

6. Thực đơn trong tuần thứ 2 cho người mới niềng răng

Sau khoảng thời gian làm quen với mắc cài, khoang miệng của bạn sẽ dần thoải mái hơn. Các cơn đau cũng vì thế mà giảm bớt không còn quá khó chịu như lúc đầu nên lúc này bạn có thể ăn uống như bình thường.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, bạn vẫn nên hạn chế ăn các thực phẩm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng như các món dai, cứng, giòn,…

Ngoài ra, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh xong mỗi bữa ăn để phòng tránh được các nguy cơ bệnh lý về răng trong giai đoạn chỉnh nha.

7. Những lưu ý khi ăn uống trong quá trình niềng răng

Bên cạnh danh sách những thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi niềng răng thì bạn cũng nên quan tâm tới một số lưu ý sau:

7.1. Cắt thức ăn thành miếng nhỏ

Cắt hoặc xé nhỏ thức ăn giúp giảm áp lực nhai lên răng và hạn chế tác động vào mắc cài, tránh tình trạng bung sút mắc cài gây ảnh hưởng tới quá trình niềng răng.

Bạn cũng nên chuẩn bị một chiếc kéo nhỏ trong balo hay túi xách để có thể cắt nhỏ thức ăn bất cứ lúc nào, tránh trường hợp miễn cưỡng phải ăn do không có kéo.

7.2. Hạn chế cắn xé thức ăn

Khi lựa chọn các món ăn cho người niềng răng, bạn nên loại bỏ thực phẩm yêu cầu cắn xé quá nhiều. Bởi giai đoạn này, chân răng đang di chuyển và chưa thực sự ổn định. Lực cắn xé theo nhiều hướng có thể làm răng bị xô lệch.

7.3. Chú ý ăn chậm rãi và từ tốn

Nhiệt miệng là tình trạng mà rất nhiều người niềng răng gặp phải. Vì các mắc cài, dây cung khá sắc nên khi chúng tồn tại trong miệng sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc, cọ vào má, niêm mạc miệng và gây ra các vết loét.

Do đó, bạn nên ăn uống chậm rãi, từ tốn để giảm thiểu áp lực mà các niêm mạc miệng phải chịu. Từ đó, phần nào giảm bớt nguy cơ bị nhiệt.

Ngoài ra, ăn chậm còn giúp hàm không phải hoạt động quá nhiều, đồng thời giảm khả năng bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

7.4. Uống nhiều nước trong khi ăn

Uống nhiều nước sẽ giúp miệng không bị khô và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Tuy nhiên bạn nên hạn chế nhai nước đá lạnh. Bạn có thể uống nước đá hay ngậm đá để giảm đau nhức sau mỗi lần siết mắc cài. Tuy nhiên, tránh nhai đá vì sẽ làm ảnh hưởng đến khung răng và khiến răng ê buốt.

7.5. Chăm sóc răng miệng sau khi ăn

Cần chăm sóc răng miệng đặc biệt kĩ lưỡng trong lúc niềng răng, việc có thêm 1 chiếc mắc cài trong khoang miệng sẽ khiến vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.

Lưu ý, cần thực hiện đánh răng 2 lần/ngày. Sau khi ăn cần súc miệng để làm sạch răng và dùng bàn chải chuyên biệt cho người niềng răng để lấy thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng.

Nếu có điều kiện các bạn nên “trang bị” cho mình một chiếc máy tăm nước để làm sạch khoang miệng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Chăm sóc răng miệng sau khi ăn

Chăm sóc răng miệng sau khi ăn

8. Câu hỏi về chế độ dinh dưỡng khi niềng răng

Dưới đây là những thắc mắc về chế độ dinh dưỡng khi niềng răng cùng giải đáp chi tiết.

8.1. Niềng răng bao lâu ăn được cơm

Sau khi niềng răng, bạn có thể ăn cơm ngay từ những ngày đầu tiên. Tuy nhiên, nên chọn cơm mềm và không quá nóng để tránh gây đau khi nhai và ảnh hưởng đến mắc cài niềng răng (4).

8.2. Niềng răng ăn thịt gà được không

Thịt gà có cấu trúc mềm, cho phép người niềng răng có thể thưởng thức trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lệch khớp cắn hoặc bung mắc cài, nên ăn thịt gà đã được tách xương và hạn chế ăn các phần như cổ, cánh, chân.

8.3. Niềng răng bao lâu thì ăn uống bình thường

Trong những ngày đầu sau khi niềng răng, nên ưu tiên các thực phẩm lỏng và mềm, tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Sau khoảng 3 – 4 ngày, bạn có thể bắt đầu ăn cơm mềm và hạn chế các món cứng, nhớ không dính, đồ ngọt và đồ ăn có nhiều dầu mỡ.

Qua bài viết này, bạn đã biết niềng răng nên ăn gì cũng như kiêng món gì. Đa số các món ăn đều có thể ăn được nhưng cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt. Nếu có bất cứ câu hỏi nào đừng ngần ngại gọi về cho Nha khoa Paris qua số hotline 1900.6900 để được hỗ trợ tư vấn nhé.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề dinh dưỡng niềng răng
Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Niềng răng không nên ăn gì: 5 món cần tránh trong thực đơn

Đồ quá cứng, dai; đồ quá nóng, quá lạnh; món nhiều đường; đồ ăn giòn, nhiều vụn và dễ dính là những thực phẩm bạn không nên ăn khi đang

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Niềng răng ăn được món gì? Chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng

Niềng răng ăn được món gì? Chế độ dinh dưỡng cho người niềng răng

Những thực phẩm sử dụng trong quá trình niềng răng cũng ảnh hưởng nhiều đến hàm răng sau khi niềng. Do đó việc ăn uống trong quá trình

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ