Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Người tiểu đường có được cấy ghép Implant không?

Người tiểu đường có được cấy ghép implant không hay phải chữa khỏi mới được điều trị? Bác sĩ nha khoa khẳng định rằng nếu có sức khỏe tốt, chỉ số đường huyết ổn định, không có bệnh răng miệng thì 90% có thể tiến hành trồng implant.

1. Người tiểu đường có được cấy ghép Implant?

Theo các bác sĩ, người bệnh tiểu đường có được cấy ghép implant nếu đáp ứng đủ các yêu cầu sau: khám tổng quát răng miệng, chỉ số đường huyết trong mức  7 – 10 mmol/l, đã chụp x-quang/CT Conebeam kỹ lưỡng để đánh giá mật độ xương và tình trạng răng cần cấy ghép.

Người đái tháo đường có thể vẫn được tiến hành trồng răng giả

Người đái tháo đường có thể vẫn được tiến hành trồng răng giả

1.1 Cấy ghép implant là kỹ thuật gì?

Cấy ghép Implant là quá trình cấy trụ chân kim loại hoặc khung kim loại vào xương hàm dưới nướu bằng các thủ thuật để thay thế cho chân răng đã mất. Trụ này sau 1 thời gian sẽ tích hợp với xương, thay thế cho xương chân răng. Cuối cùng là bọc mão răng sứ lên trên để hoàn thành răng cấy ghép.  

Trồng răng implant gồm các thủ thuật tiểu phẫu như: rạch nướu, khoan xương, ghép xương răng, cắm trụ… Vì vậy sẽ tạo ra các vết thương hở, bị chảy máu, đau, ê buốt trong quá trình điều trị.

Các trường hợp được chỉ định cắm trụ implant

– Rụng răng, mất một răng hoặc mất một lúc nhiều răng.

– Mất răng toàn cung hàm trên hoặc dưới

– Mới bị mất răng, mất răng lâu ngày

– Răng sâu, hỏng tủy, lung lay, đứt chân răng

Trường hợp chống chỉ định:

– Thiếu chiều cao, chiều rộng của xương hàm

– Thiếu khối lượng xương chân răng

– Khoảng liên hàm không đủ chỗ phục hình răng mới

– Người dưới 18 tuổi

– Người đang bị viêm nhiễm cấp tính khoang miệng

– Phụ nữ mang thai

– Người mắc chứng tiểu đường.

Cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant

Như vậy, vốn bệnh tiểu đường là 1 bệnh lý chống chỉ định khi điều trị trồng răng bằng Implant. Vì đây là một dạng điều trị phẫu thuật có tạo ra vết thương. Để vết thương mau lành, việc quan trọng nhất là lượng máu lưu chuyển cơ thể phải ổn định. Trong khi, người tiểu đường thường bị rối loạn đường huyết. 

Vậy nếu tiểu đường mà vẫn muốn trồng implant thì phải đạt những tiêu chuẩn gì? 

1.2 Người tiểu đường có được cấy ghép Implant khi nào?

Tiêu chuẩn cấy ghép Implant cho người mắc chứng tiểu đường:

– Đường huyết nằm trong khoảng 7 mmol/l – 10 mmol/l. Cụ thể: lúc đói 90-130mg/dl; sau ăn 2 giờ dưới 180mg/dl; trước khi ngủ buổi tối 110mg/dl.

– Các chỉ tiêu sinh hoá máu khác nằm trong ngưỡng an toàn. 

– Sức khỏe ổn định, không mắc các bệnh nền liên quan đến tim mạch, huyết áp…

– Không mắc bệnh trong khoang miệng 

– Đã đi khám tổng quát sức khỏe răng miệng bằng máy siêu âm. Được bác sĩ đánh giá mật độ xương hàm ổn định, các mô ở vị trí cần cấy ghép sạch sẽ, không có dấu hiệu tổn thương bất thường.

Đường huyết phải ổn định mới được cấy ghép implant

Đường huyết phải ổn định mới được cấy ghép implant

Kết luận: Nếu tình trạng bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt và các chỉ số đều ổn định thì khả năng được bác sĩ chỉ định cấy ghép răng implant là trên 90%. Lúc này, quy trình cấy ghép được tiến hành như với một người bình thường.

2. Người bị tiểu đường có những đặc điểm gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng. Biểu hiện chung là lượng đường ở trong máu có chỉ số cao hơn so với bình thường do cơ thể bị thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng insulin (hoặc cả 2 trường hợp). Dẫn đến tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng. 

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do hormone insulin hoạt động bất bình thường, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Cơ thể không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ thực phẩm ăn hàng ngày để tạo ra năng lượng. Lâu dài, lượng bột đường tích tụ nhiều trong máu, gọi là tăng đường huyết.

Những ảnh hưởng sức khỏe khi bị tiểu đường

Những ảnh hưởng sức khỏe khi bị tiểu đường

Thông thường, bệnh tiểu đường có 2 tuýp chính:

– Tiểu đường tuýp 1: Chiếm 5-10% tổng số người tiểu đường

Do tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy và gây giảm tiết hoặc không tiết ra insulin. Phần lớn tuýp 1 xảy ra ở trẻ em (do di truyền) và người trẻ tuổi (chủ yếu dưới 20 tuổi). Triệu chứng rõ ràng, dễ phát hiện.

– Tiểu đường tuýp 2: Chiếm 90-50% số người bệnh

Do cơ thể thiếu hụt insulin. Thường xảy ra ở người trên 40 tuổi và nhiều người béo phì, thừa cân. Triệu chứng bệnh thường không rõ ràng nên khó phát hiện và điều trị kịp thời. Tuýp này có nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến tính mạng cao hơn. 

Thống kê cho thấy: khoảng 55% bệnh nhân đái tháo đường tại Việt Nam xảy ra 34% biến chứng về tim mạch; 39,5% biến chứng về mắt/thần kinh; 24% biến chứng về thận. Ngoài ra căn bệnh này còn làm tăng nguy cơ phát triển các ổ nhiễm trùng, lở loét, tắc mạch máu, xơ gan, suy thận, khô mắt, khô miệng, viêm nha chu…

– Với người bình thường, việc cấy ghép răng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, với người tiểu đường thì đây là việc không dễ dàng. 

Lý do người tiểu đường không được chỉ định cấy ghép implant:

– Máu lưu thông kém, lượng máu hoạt động bất thường. => Sau rạch nướu dễ bị chảy máu nhiều, máu khó đông. => Miệng vết thương lâu khô, gây nhiễm trùng khoang miệng

– Khô miệng, viêm nha chu dẫn đến răng yếu, có bệnh về tiêu hóa. => Khó can thiệp phẫu thuật, dễ bị đào thải trụ, xương răng yếu không đủ diện tích cấy ghép

– Cơ thể suy nhược, nhạy cảm. => Dễ gặp dị ứng, tác dụng phụ với thuốc gây mê, thuốc giảm đau

– Phải ăn theo chế độ đặc biệt. => Không thể dung nạp nhiều loại thực phẩm cùng 1 lúc, ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khỏe sau cấy ghép.

Trụ implant bị đào thải

Trụ implant bị đào thải

3. Người tiểu đường cấy ghép Implant có biến chứng gì không?

Người tiểu đường nằm trong danh sách hạn chế trồng răng implant. Tuy nhiên vẫn có 1 số người các chỉ số ổn định đủ điều kiện điều trị. Điều không may là biến chứng vẫn có thể xảy ra trong và sau quá trình thực hiện nếu kỹ thuật cấy ghép yếu kém, không biết cách kiêng cữ tại nhà. 

Những biến chứng phổ biến khi người tiểu đường trồng răng:

– Chảy máu nướu kéo dài, gây xót lợi, hôi tanh miệng

– Đau âm ỉ, buốt, xót vị trí rạch nướu và xương ổ răng

– Khó cầm máu, vết thương lâu lành dẫn đến nhiễm trùng vùng cấy ghép

– Tổn thương mô lân cận như răng bên cạnh, xương hàm, lợi, dây thần kinh, tủy răng

– Tê cơ hàm hoặc 1 phần hàm do chạm vào dây thần kinh 

– Trụ implant lỏng lẻo, gãy, lệch lạc hẳn so với răng bên cạnh

– Đào thải trụ do không tích hợp được với xương hàm. 

Tuy nhiên, khách hàng không cần quá lo lắng về những rủi ro trên. Nếu được trực tiếp điều trị tại nha khoa uy tín thì quá trình này sẽ diễn ra an toàn, nhanh chóng và đảm bảo là không phải chịu nhiều đau đớn 

Đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách rạch nướu ít tổn thương, cắm trụ nhẹ nhàng cân đối và dự đoán được thời gian tích hợp xương. Đặc biệt là sử dụng công nghệ trồng răng kỹ thuật mới giúp cầm máu, giảm đau nhanh chóng.

Vậy người tiểu đường cấy ghép implant có đau không? Bác sĩ giải đáp là không đau. Dù là người bệnh nào, trước khi lên bàn phẫu thuật cũng sẽ được tiêm thuốc gây mê. Vì vậy quá trình tiến hành cắm trụ hoàn toàn không có cảm giác đau đớn, sợ hãi, bất an.

Chảy máu nướu kéo dài khi trồng răng

Chảy máu nướu kéo dài khi trồng răng

4. Những lưu ý khi cấy ghép răng

Người tiểu đường khi tiến hành trồng răng cần lưu ý những chia sẻ dưới đây:

4.1 Chọn mặt gửi vàng ở cơ sở nha khoa uy tín

Như trên bác sĩ đã chia sẻ, cơ sở nha khoa là nơi quyết định rất lớn đến tỷ lệ thành công sau trồng răng implant của người bị đái tháo đường. 

Hãy lựa chọn những nơi đáp ứng đủ 5 tiêu chí sau:

– Cơ sở vật chất bao gồm các phòng chức năng, máy móc chuyên dụng… đạt chuẩn Bộ y tế.

– Quy trình tư vấn, thăm khám, điều trị, chăm sóc tận tình, linh hoạt, chuyên nghiệp

– Thông tin về dịch vụ, giá thành, điều khoản cùng cam kết… rõ ràng

– Đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm

– Xem được hình ảnh thực tế những khách hàng trồng răng tại cơ sở nha khoa.

Địa chỉ nha khoa uy tín thì tỉ lệ thành công cao

Địa chỉ nha khoa uy tín thì tỉ lệ thành công cao

4.2 Giữ vững tinh thần trước khi lên bàn phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, tâm lý chung của nhiều người là lo lắng, hồi hộp. Điều này hoàn toàn ko tốt cho tim mạch, huyết áp và sự lưu thông máu. 

Trước phẫu thuật 2-3 ngày, khách hàng cần ăn uống đầy đủ, ngủ đủ 8 tiếng/ngày và vận động nhẹ nhàng. 

Đừng quên chia sẻ với bác sĩ về những thay đổi bất thường của cơ thể hoặc các loại thuốc bản thân bị dị ứng. Điều này giúp bác sĩ nắm được sự khác biệt của cơ thể bệnh nhân, từ đó căn chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. 

Hôm phẫu thuật, nên đi cùng người thân để được chăm sóc nếu cần thiết. 

Không nên lo lắng quá trước ca phẫu thuật

Không nên lo lắng quá trước ca phẫu thuật

4.3 Chăm sóc bản thân đúng cách

Chăm sóc vết thương và chế độ dinh dưỡng quyết định lớn đến tỷ lệ thành công sau cấy ghép implant. Chúng ta cần:

– Làm giảm sưng, đau, buốt bằng đá và nước ấm

Tình trạng sưng, đau sau cấy implant là phản ứng bình thường. Sưng nhiều hay ít tùy thuộc vào cơ địa, và thường kéo dài 1-3 ngày. 

Trong 2 ngày đầu, hãy tích cực chườm lạnh ở vùng má, gần vị trí đặt trụ. Chườm cách nhau 30 phút mỗi lần. Sau 2 hôm tiến hành chườm ấm bằng khăn sạch. 

– Nếu cơ địa lành tính, hãy uống thuốc tiêu viêm theo chỉ dẫn bác sĩ

Không tự ý uống thuốc ngoài, nếu có dị ứng hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

– Không sử dụng thuốc kháng sinh Aspirin hoặc có thành phần Aspirin

Thuốc có chứa Aspirin thường gây chảy máu vết thương, nếu sử dụng sẽ làm mưng mủ, chảy máu kéo dài. Nguy cơ đào thải trụ và nhiễm trùng khoang miệng rất cao.

Không sử dụng thuốc Aspirin

Không sử dụng thuốc Aspirin

– Không vận động cơ hàm mạnh

Tránh vận động quá sức như chạy nhảy, tập aerobic, tập gym trong 48h đầu. Không chạm vật sắc nhọn hoặc chứa nhiều vi khuẩn như tăm, que sắt, đầu kim, ngón tay… vào mô mềm vị trí cấy ghép. 

Không nhai, cắn mạnh, khạc nhổ, súc miệng mạnh vì sẽ làm trụ bị tác động chân, thêm lỏng lẻo, rời rạc. 

– Tái khám khi được chỉ định

Việc tái khám đúng thời gian là rất cần thiết. Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra vết khâu nướu, vết trồng trụ implant, thể tích xương hàm, tiến độ tích hợp trụ… đồng thời nắn chỉnh khớp cắn, điều chỉnh lực nhai.

Nếu có nguy cơ hay biến chứng gì, sẽ tiến hành xử lý luôn, tránh làm ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. 

5. Cách chăm sóc răng sau khi cấy ghép Implant cho người tiểu đường

Làm sạch răng miệng thế nào cho đúng?

– Chải răng bằng bàn chải mềm theo chiều dọc với kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.

– Súc miệng sạch bằng nước muối sau ăn để diệt vi khuẩn

– Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng đúng kỹ thuật

– Ăn thức ăn mềm, xé nhỏ như khoai tây nghiền, cơm nhão, súp, cháo, yến mạch, thịt xay. Tránh ăn sụn, gặm xương, ăn kem, đồ cay nóng trong 24h đầu.

– Uống nước ấm 30 độ C, ngày đủ 2 lít nước.

Vệ sinh răng sạch sẽ là cách hạn chế biến chứng sau khi trồng implant

Vệ sinh răng sạch sẽ là cách hạn chế biến chứng sau khi trồng implant

Người tiểu đường có được cấy ghép implant sẽ nên ăn và kiêng ăn gì?

Thực phẩm nên ăn:

Đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ, rau củ, gạo lứt, khoai sắn…. Chế biến bằng cách hấp, luộc, rang, xay hạn chế tối đa rán, xào… 

Thịt, cá: Ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm (bỏ da), như hấp, luộc, áp chảo làm bớt mỡ.

Chất béo, đường: Ăn thực phẩm có chất béo không bão hòa như dầu đậu nành, vừng, dầu mè, dầu cá, mỡ cá, oliu…

Rau củ quả: Ăn rau nhiều để tốt cho hệ tiêu hóa, lưu ý hạn chế sử dụng các loại sốt có chất béo nếu ăn sống. 

Hoa quả: Ăn hoa quả tươi, không được cho thêm kem, sữa. Hạn chế ăn hoa chín ngọt như: sầu riêng, hồng, xoài… để hạn chế chất xơ ngọt tồn đọng lâu trong khoang miệng.

Ăn thực đơn lành mạnh, bổ sung rau xanh

Ăn thực đơn lành mạnh, bổ sung rau xanh

Thực phẩm hạn chế ăn:

– Gạo trắng, bánh mì ngọt, các loại miến, bột sắn dây…

– Thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol (dễ bị bệnh tim mạch)

– Thịt lợn mỡ, nội tạng động vật, da gia cầm

– Các loại kem tươi, dầu dừa, kem béo, bánh kẹo ngọt, siro

– Mứt hoa quả, đồ sấy khô…

Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ thành phần trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường như sau: Protein 15-20% (1-2g/ngày) + Lipit 25% – 30% + Gluxit 50%-60%. 

Một số khách hàng lớn tuổi cấy trụ implant tại nha khoa Paris:

Khách hàng trồng 3 răng hàm trên

Khách hàng trồng 3 răng hàm trên

Khách hàng trồng implant hàm dưới kết hợp bọc răng sứ

Khách hàng trồng răng hàm dưới kết hợp bọc răng sứ

Nha khoa Paris có chế độ khám bệnh và sàng lọc đái tháo đường khi trồng răng implant. Nhằm hỗ trợ khách hàng phát hiện sớm tình trạng tiền đái đường, xây dựng phác đồ điều trị giảm thiểu nguy cơ, biến chứng cho răng và sức khỏe.

Tại Paris có:

– Đội ngũ y/bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, kỹ thuật cắm trụ implant tiên tiến

– Chính sách chăm sóc, hỗ trợ khách hàng chu đáo

– Thiết bị y tế xuất xứ chính hãng, phòng phẫu thuật khử trùng theo tiêu chuẩn Bộ y tế

Đảm bảo 100% ca điều trị trồng răng, thẩm mỹ răng tại nha khoa Paris diễn ra an toàn tuyệt đối, hạn chế tối đa rủi ro và các biến chứng sau can thiệp vào răng.

Đội ngũ chuyên gia phục hình răng tại Paris

Đội ngũ chuyên gia phục hình răng tại Paris

Trên đây bác sĩ đã giải đáp thắc mắc người tiểu đường có được cấy ghép implant không. Quý khách đăng ký thăm khám bệnh tiểu đường và chụp chiếu răng miệng tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cấy ghép implant
Tại sao phải cấy ghép Implant, 6 lợi ích tuyệt vời mà bạn nên biết

Tại sao phải cấy ghép Implant, 6 lợi ích tuyệt vời mà bạn nên biết

Trong hầu hết các trường hợp mất răng như mất 1 răng, mất nhiều răng hay mất răng toàn hàm, các bác sĩ nha khoa đều tư vấn nên áp dụng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tiêu chí lựa chọn địa chỉ cấy ghép răng Implant uy tín

Tiêu chí lựa chọn địa chỉ cấy ghép răng Implant uy tín

Cấy ghép răng Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả cao. Cấy ghép răng Implant uy tín ở đâu tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Quy trình cấy ghép răng Implant thực hiện như thế nào?

Quy trình cấy ghép răng Implant thực hiện như thế nào?

Quy trình cấy ghép răng Implant được nhiều khách hàng quan tâm do quy trình ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả phục hình răng đã mất. Để

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Cấy ghép implant có an toàn không? Chỉ an toàn khi nào

Cấy ghép implant có an toàn không? Chỉ an toàn khi nào

Cấy ghép Implant có an toàn không là một trong những nỗi băn khoăn hàng đầu của khách hàng khi có nhu cầu phục hình răng bị thiếu hụt.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Những lưu ý sau khi cấy ghép Implant để đảm bảo hiệu quả cao, lâu dài?

Những lưu ý sau khi cấy ghép Implant để đảm bảo hiệu quả cao, lâu dài?

Cấy ghép Implant được đánh giá là kỹ thuật phục hình răng tối ưu nhất. Những lưu ý sau khi cấy ghép Implant cần được quan tâm nhiều hơn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Cấy ghép Implant có tốt không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Cấy ghép Implant có tốt không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Cấy ghép Implant có tốt không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng đang có nhu cầu phục hình răng. 1.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map